Mì bò cay tóe lửa – món mới được lòng tín đồ chăm ăn lười đi
Ai cũng có những lúc lười hoặc mệt quá không muốn đi đâu. Những lúc như vậy, bạn có thể thử mì cay toé lửa – món mới ngon lành, sẵn sàng chờ gọi mang về.
Mì bò cay tóe lửa là phiên bản nâng cấp của mì cay 7 cấp độ từng làm mưa làm gió một thời, nay được biến tấu để hợp xu thế giới trẻ. Món ăn mới lạ này được bán tại một quán nhỏ trên đường Lê Hồng Phong, quận 10. Quán có dịch vụ giao hàng tận nơi nên bạn có thể gọi về nhà hoặc công ty đều hợp! Món được bày gọn gàng trong hộp giấy thân thiện với môi trường, lại tiện dọn dẹp khi ăn xong.
Món ăn thuộc top 3 món mới phải xơi trên To-eat-list này có đủ tinh bột – thịt – rau xanh, đủ sức làm tròn nhiệm vụ một bữa chính. Về hình thức, sắc mì vàng cam, rau xanh mướt và thịt nâu bóng tạo nên tổng thể hài hòa, khá đẹp mắt. Mì được dựng trong hộp giấy màu vintage gọn gàng nên càng thích hợp để bạn trẻ chụp ảnh check-in trước khi đánh chén.
Mì cay tóe lửa có màu sắc bắt mắt.
Nguyên liệu đầu tiên phải nhắc đến là mì. Sợi mì Hàn Quốc to và dai, được trụng chín vừa phải để không bị bở mà vẫn giữ được độ dẻo. Khi phục vụ, mì được trộn đều với sốt cay âm ỉ kích thích vị giác, có thêm rong biển vụn rắc lên, đúng chuẩn phong cách Hàn Quốc.
Với team mê thịt, bò bít tết là thành phần đáng quan tâm hơn cả. Thịt bò được ướp sơ rồi xào trên đá nóng cho chín tới, nhờ vậy không bị dai mà giữ được độ mềm ẩm. Thịt được thái miếng vừa ăn, khi nhai thực khách dễ dàng cảm nhận được vị ngọt nguyên bản đúng chuẩn bít tết.
Đi kèm với mì và thịt không thể thiếu rau xanh gồm xà lách, cà chua bi, bông cải xanh và đậu đỗ để món ăn không bị ngấy và nóng.
Sợi mì dẻo dai, chan nước sốt đậm đà.
Để 3 nguyên liệu trên quyện thành một món ngon hài hòa, nước sốt là phần không thể thiếu. Sốt tiêu đen cay cay được quán làm theo công thức riêng, khi rưới lên bề mặt thịt bò và rau củ sẽ tạo thành lớp áo bóng bẩy, đẹp mắt và ngon miệng.
Sợi mì cay tê lưỡi, thịt bò chín mềm và đậm vị, thêm rau củ tươi giòn sẽ cân bằng vị giác. Tuy nhiên, thật thiếu sót nếu bạn chỉ ăn thôi mà không uống. Một số tín đồ sành ăn tiết lộ, thức uống thích hợp nhất để “nhậu” cùng món này là Coca-Cola vì khả năng làm mới vị giác sau những gắp mì cay xè lưỡi.
Bọt gas li ti mát lạnh trong Coca-Cola không chỉ đưa hương vị nồng nàn của mì lan tỏa khắp khoang miệng, làm bùng nổ vị giác của tín đồ ăn cay, mà còn để lại dư âm tê tê đầy sảng khoái nơi đầu lưỡi. “Xực” một gắp mì, nhấp một ngụm Coca-Cola, cảm nhận vị cay vốn mê mẩn, nay được nâng lên một tầm cao mới rồi xuýt xoa hít hà mới thật đã.
Mì cay và Coca-Cola hứa hẹn là combo tín đồ ẩm thực không nên bỏ lỡ những lúc đói lòng lại ngại đi. Chỉ cần một cuộc điện thoại, mì cay tóe lửa sẽ có mặt ngay trên bàn ăn của bạn.
Video đang HOT
Combo mì cay và Coca-Cola hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Theo Zing
Những nghi thức trong ăn uống bạn cần biết trước khi đi du lịch vòng quanh thế giới
Mỗi quốc gia là một nền văn hóa khác nhau và đó là lý do vì sao phép cư xử và nghi thức trong ăn uống cũng có sự khác biệt.
Hiểu và tuân theo những nghi thức sau đây khi du lịch nước ngoài là cách đơn giản giúp bạn thể hiện sự tôn trọng với các bản sắc riêng này. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý để dễ dàng "nhập gia tùy tục" trong bất kì bữa ăn ở đất nước nào.
Luôn ăn bằng tay phải ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, khắp khu vực Trung Đông và một phần của châu Phi, hãy luôn đảm bảo bạn dùng tay phải để ăn trong mọi bữa ăn, bởi tay trái được cho là không sạch sẽ. Thêm vào đó, bạn còn phải chú ý sử dụng ngón tay cái để cho thức ăn vào miệng, thay vì những ngón tay còn lại.
Đừng ăn bánh mì trước bữa chính khi ở Pháp
Ở Pháp, nếu bánh mì được đặt trên bàn, đừng hiểu lầm đó là món khai vị nhé! Bánh mì sẽ được dùng kèm với các món khác theo cách xé ra, sau đó bạn dùng dĩa để lấy các món ăn hoặc quét với nước sốt.
Luôn để tay trên bàn ăn khi ở Pháp
Dùng bữa ở Pháp đòi hỏi một số nguyên tắc về phép lịch sự, và việc đặt tay trên bàn là một trong số đó. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh chống cằm hay để cả khuỷu tay trên bàn hay ngược lại như đặt tay vào lòng.
Đã ăn ở Pháp thì đừng đòi chia tiền
Ăn uống là một sự kiện bình thường ở Pháp, vì thế khi dùng bữa với bạn bè hay người thân, việc chia tiền với nhau được coi là không lịch sự. Hoặc là bạn đề nghị thanh toán cả hóa đơn hoặc bạn để người khác làm vậy.
Không bao giờ gọi một cốc Cappuccino sau khi ăn ở Ý
Người Ý không bao giờ gọi đồ uống liên quan đến sữa sau bữa ăn bởi theo họ, sữa khiến cho quá trình tiêu hóa bị cản trở. Thay vào đó, họ thường thích dùng espresso hay cà phê đen, những thức uống này được coi là giúp tiêu hóa tốt. Sẽ chẳng ai nổi giận nếu bạn gọi một cốc cappuccino sau bữa ăn, người ta chỉ để ý đến bạn hơn với tư cách dân du lịch... nửa mùa.
Tiền tip sẽ không được chấp nhận ở Nhật Bản
Tiền tip ở nhiều quốc gia là chuyện bình thường, tuy nhiên lại hoàn toàn ngược lại ở Nhật. Bạn sẽ bị coi là kém lịch sự và thậm chí còn bị trả lại tiền tip.
Chừa lại một ít thức ăn khi đi ăn ở Trung Quốc
Khi dùng bữa ở Trung Quốc, hãy chắc rằng bạn để thừa lại một ít thức ăn sau khi ăn xong. Điều này thể hiện sự hào phóng của chủ nhà khi bạn được ăn rất no.
Đón lấy món ăn bằng cả hai tay khi dùng bữa ở Hàn Quốc
Khi bạn được phục vụ một món ăn ở Hàn Quốc, hãy đón lấy nó bằng cả hai tay và giữ chặt, điều này thể hiện sự trân trọng của bạn đến người nấu cũng như đến đồ ăn.
Đừng hỏi xin thêm muối hay tiêu khi đi ăn ở Bồ Đào Nha
Nếu không thấy có sẵn các lọ gia vị như muối hay tiêu trên bàn ăn, đừng hỏi xin, bởi lẽ điều này thể hiện sự đánh giá thấp của bạn đến kĩ năng nêm nếm của đầu bếp.
Đừng dùng tay khi ăn ở Chile
Người Chile cho rằng sẽ rất mất vệ sinh nếu chạm tay vào thức ăn. Điều này cũng thường xảy ra ở Brazil. Vì thế, hãy chắc rằng bạn luôn ăn mọi thứ bằng dĩa và dao, cho dù đó là bánh hotdog.
Đừng bao giờ trộn lẫn wasabi với xì dầu khi ăn sushi ở Nhật
Sẽ rất bất lịch sự nếu trộn lẫn wasabi và xì dầu trong cùng một chén rồi chấm sushi vào đó. Nếu bạn muốn ăn wasabi, hãy cho trực tiếp một ít lên miếng sushi của bạn rồi mới chấm vào xì dầu. Đồng thời, gừng được kèm giữa các miếng sushi là để thanh tẩy vị giác.
Hãy đợi người khác rót nước cho khi bạn đi ăn ở Ai Cập
Bạn sẽ bị coi là không biết cách cư xử nếu tự mình rót nước vào cốc để uống khi ở Ai Cập. Thay vào đó, hãy đợi chủ nhà tự đề nghị rót thêm nước cho bạn. Cũng tương tự như thế, bạn nên đề nghị rót nước cho người ngồi cạnh.
Đừng hy vọng có một tách trà rót đầy khi ở Kazakhstan
Nếu chủ nhà người Kazakhstan mời bạn một tách trà vơi, đừng phiền lòng bởi đó là dấu hiệu tốt. Ngược lại, một tách trà đầy là ngụ ý "đuổi khách" của người dân nơi đây.
Không cần phải đúng giờ nếu đi ăn ở Tanzania
Đúng giờ đa phần được coi là một phẩm chất tốt, tuy nhiên, người Tanazina lại coi đó là sự xúc phạm. Chủ nhà thường mong bạn đến trễ so với giờ hẹn tối thiểu 20 phút để họ có đủ thời gian chuẩn bị chu tất cho bữa ăn mời bạn.
Nguồn: Medium
Sài Gòn ngày bão hãy cứ quấn chăn ngồi nhà mà chờ ship tận nơi 5 món ăn "ấm lòng" này Khẩu vị con người thường thay đổi theo thời tiết, có vài món bình thường không thèm mấy nhưng khi trời lạnh đi hay nóng lên thì lại ngon không chịu nổi. Sài Gòn bão bùng lạnh lẽo thế này, không bằng nằm nhà quấn chăn, lên list những món ăn nóng nóng để làm "ấm cái bụng" rồi nằm chờ ship tới!...