MH 370 mất tín hiệu trước khi tới điểm chuyển giao với VN
Không có bằng chứng nào cho thấy máy bay MH370 (Malaysia) đã vượt qua điểm chuyển giao IGARI để phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm trên vùng trời do Việt Nam quản lý.
Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh cho biết xung quanh cáo buộc của Tổng Giám đốc Cơ quan hàng không dân dụng Malaysia (DCA) hôm 2/5 khi cho rằng các nhà điều khiển không vận Việt Nam đã vi phạm thông lệ về chuyển giao không vận, khi chỉ tìm hiểu về MH370 sau 17 phút máy bay biến mất khỏi màn hình radar dân sự vào ngày 8/3.
Theo đại diện Cục hàng không, Cơ quan không lưu của hai bên đã hiệp đồng thời điểm chuyển giao là 17h 22 (giờ quốc tế) nhưng đến 17h 20 phút 43 giây, tín hiệu rada của tàu bay đã bị mất trên màn hình của Đài kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh ( ACC Hồ Chí Minh). Malaysia cũng ghi nhận thời điểm cuối cùng có tín hiệu tàu bay trên màn hình radar là trước 17 h22 phút. Khi đó, máy bay đang ở trong vùng thông báo bay của Singapore và được Singapore uỷ quyền cho Malaysia điều hành.
Ông Thanh khẳng định, máy bay MH 370 đã mất tín hiệu trước khi tới điểm chuyển giao và tổ bay chưa thiết lập liên lạc với cơ quan điều hành bay của Việt Nam do vậy việc chuyển giao chưa được hoàn tất. Việt Nam chưa thực hiện điều hành, kiểm soát với chiếc máy bay MH370.
Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong trường hợp tàu bay đang bay tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay mà bị mất tích thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với tàu bay.
Video đang HOT
Ở trường hợp máy bay MH370, ông Thanh khẳng định trách nhiệm khởi phát dịch vụ báo động và tìm kiếm cứu nạn trước hết thuộc về Malaysia, mọi thông tin về việc không thiết lập được liên lạc với MH 370 đã được kiểm soát viên không lưu thông báo với ACC Kualalumpure ngay trong giai đoạn hồ nghi.
Về việc DCA cho rằng Việt Nam đã thông báo chậm 12 phút theo thông lệ quốc tế, ông Thanh thừa nhận có sự chậm trễ của cơ quan không lưu Việt Nam, bởi theo thoả thuận thư giữa hai cơ quan không lưu, nếu máy bay mất tín hiệu thì ACC Hồ Chí Minh phải thông báo cho phía Malaysia chậm nhất sau 5 phút, nhưng Việt Nam đã mất 17 phút mới ra được thông báo này. Đây là một vấn đề cần rút kinh nghiệm.
“Chúng tôi đã kiểm tra việc thực hiện các quy định về không lưu và tìm kiếm cứu nạn trong vụ việc này, ngoài việc thông báo chậm 12 phút thì ACC Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ quy trình dịch vụ báo động. Ngay sau khi mất tín hiệu của chiếc MH 370, ACC Hồ Chí Minh đã cố gắng thiết lập liên lạc với tổ bay nhưng không được. Cơ quan không lưu đã sử dụng các tần số khẩn nguy, yêu cầu tổ lái của các tàu bay khác hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc với tổ bay MH 370 nhưng đều không được.
Khi hết giai đoạn hồ nghi, ACC Hồ Chí Minh đã chuyển sang giai đoạn báo động và liên lạc với các cơ quan kiểm soát vùng thông báo bay lân cận để tìm kiếm tàu bay mất tín hiệu. Việt Nam đã hoàn thành các trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay có khả năng chiếc MH 370 bay vào. Đặc biệt, Việt Nam đã rất chủ động, nỗ lực tìm kiếm trong giai đoạn đầu, điều này đã được cộng đồng hàng không thế giới đánh giá cao” – ông Thanh cho hay..
Theo ông Lại Xuân Thanh, việc thông báo chậm 12 phút không ảnh hưởng nhiều tới việc tìm kiếm chiếc tàu bay. Bởi phải 4 tiếng sau khi nhận được thông báo chính thức từ ACC Hồ Chí Minh về việc không nhận được tín hiệu tàu bay MH 370, cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Malaysia mới chính thức phát đi yêu cầu tìm kiếm chiếc tàu bay mất tích. Sau đó 1 h, Việt Nam mới chính thức nhận được thông tin của Malaysia phát đi điện văn thông báo về việc tìm kiếm cứu nạn với tàu bay MH 370 tới các cơ quan hàng không của các nước liên quan.
Trước đó, ngày 8/3, chiếc máy bay của Hãng hàng không Malaysia Airlines chở theo 239 hành khách cùng thành viên phi hành đoàn cất cánh từ Kualalumpur đi Bắc Kinh (Trung Quốc) đã bất ngờ mất tín hiệu gần 1 tiếng sau đó. Thời điểm máy bay mất tín hiệu được xác định là trước khi vào không phận Việt Nam.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Việt Nam phản hồi cáo buộc của Malaysia vụ MH370 mất tích
Trả lời Thanh Niên chiều 4.5, Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh cho biết hôm nay 5.5, Cục Hàng không VN sẽ có văn bản đề nghị phía Malaysia cung cấp đầy đủ báo cáo của Cục Hàng không nước này lên Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về vụ việc máy bay MH370.
Một máy bay của hãng Malaysia Airlines - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết theo thông tin có được, báo cáo của phía Malaysia lên ICAO cũng không có quy kết trách nhiệm chậm trễ cho phía VN, mà chỉ ghi lại thời điểm mất liên lạc với máy bay trên màn hình radar và thời điểm đài kiểm soát không lưu đường dài (ACC) TP.HCM thông báo với Malaysia.
Trước đó, trả lời báo giới, Cục trưởng hàng không Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman cho rằng "một khi MH370 bay qua điểm chuyển giao IGARI ở biển Đông, máy bay chính thức thuộc trách nhiệm của kiểm soát không lưu VN" và kiểm soát không lưu tại TP.HCM phải có trách nhiệm giải thích vì sao chậm 12 phút so với quy trình hàng không sau khi MH370 mất tích mới liên lạc với phía Malaysia.
Phản hồi thông tin này, ông Thanh khẳng định nếu máy bay bay qua điểm IGARI vào vùng FIR TP.HCM thì trách nhiệm điều hành mới thuộc về ACC TP.HCM. Nhưng trên thực tế, máy bay MH370 đã mất tín hiệu radar trước khi vào điểm chuyển giao IGARI và vùng FIR TP.HCM, tổ bay chưa thiết lập liên lạc nào với ACC TP.HCM nên VN chưa thực hiện quyền điều hành kiểm soát với máy bay này. Trong khi đó, theo quy định của ICAO, trường hợp máy bay mất tích đang bay tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với máy bay. Trường hợp này, trách nhiệm thuộc về phía Malaysia, kiểm soát viên không lưu VN đã thông báo ngay với ACC Kuala Lumpur ngay trong giai đoạn hồ nghi.
Thừa nhận có sự chậm trễ 12 phút so với quy định trong việc kiểm soát viên VN thông báo với phía Malaysia sau khi không liên lạc được với MH370, nhưng theo ông Thanh, việc thông báo chậm này không làm ảnh hưởng đến việc tìm kiếm của Malaysia, vì 4 tiếng sau khi nhận được thông báo từ ACC TP.HCM, cơ quan tìm kiếm cứu nạn Malaysia mới chính thức phát đi yêu cầu tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay mất tích. Một tiếng sau đó nữa, VN mới nhận được yêu cầu tìm kiếm từ phía Malaysia khi nước này gửi thông báo cho các nước liên quan.
Ông Thanh cũng khẳng định sẽ có trả lời chính thức với phía Malaysia sau khi nhận được văn bản từ nước này.
Nghi vấn khủng bố Giới chức Malaysia thông báo đã bắt thêm một người trong chiến dịch săn tìm một nhóm khủng bố liên hệ mật thiết với al-Qaeda ở nước này sau khi đã bắt 10 nghi phạm trước đó (Thanh Niên đã đưa tin ngày 1.5). Tờ Daily Mail dẫn các nguồn cấp cao cho hay một trong những trọng tâm thẩm vấn các nghi phạm nói trên là liệu họ có dính líu tới vụ máy bay của hãng Malaysia Airlines chở 239 người mất tích từ ngày 8.3 hay không. Cũng theo Daily Mail, con rể của thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden là Saajid Badat từng khai trước tòa án ở Anh rằng mình từng đến một trại huấn luyện khủng bố ở Afghanistan để cung cấp bom giấu trong giày cho một nhóm người Malaysia. Trong khi đó, tờ The Star dẫn lời cảnh sát Malaysia phủ nhận nhóm nghi phạm vừa bị bắt có liên quan đến chiếc máy bay mất tích. Đến nay, mọi nỗ lực truy tìm manh mối về máy bay đều không thành công và phạm vi tìm kiếm đã được mở rộng đến vịnh Bengal.
Theo TNO
Malaysia đổ lỗi cho VN vụ chuyến bay MH370 mất tích Cục Hàng không VN khẳng định chưa nhận được thông tin chính thức từ Malaysia sau khi Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Malaysia quy kết phía VN không tuân thủ quy trình trong vụ chuyến bay MH370 mất tích. Ảnh minh họa Theo tờ Malay Mail Online, trong cuộc họp báo ngày 2.5, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Malaysia...