Mexico bơm gần 5,5 tỷ USD vào Pemex
Ngày 15/2, Chính phủ Mexico tuyên bố rằng họ sẽ bơm 107 tỷ peso (5,538 tỷ USD) vào Tập đoàn Dầu khí Pemex, để giảm bớt gánh nặng tài chính và tăng cường năng lực đầu tư.
Pemex, có khoản nợ vượt quá 100 tỷ USD, gần đây đã bị hạ bậc xếp hạng tín dụng bởi cơ quan xếp hạng Fitch, khiến các nhà đầu tư lo ngại về tình hình tài chính của Mexico. “Chúng tôi đã đưa ra quyết định hỗ trợ Pemex bằng mọi cách”, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador nói trong một cuộc họp báo.
Sự gia tăng tài chính này đối với gã khổng lồ dầu mỏ Mexico sẽ được phân chia như sau: tăng vốn 25 tỷ peso (khoảng 1,2 tỷ USD), 35 tỷ (1,8 tỷ USD) để cải thiện tình trạng thôi việc cho nhân viên và 15 tỷ (774 triệu USD) thông qua các ưu đãi thuế. Cuối cùng, cuộc chiến chống trộm cắp nhiên liệu sẽ cho phép thu hồi khoảng 32 tỷ peso (1,6 tỷ USD).
Biện pháp này được đưa ra khi Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador tuyên bố vào cuối năm 2018 về việc thực hiện chiến lược quốc gia chống trộm cắp nhiên liệu, một tai họa đã khiến nhà nước Mexico mất khoảng 3 tỷ USD vào năm 2017. “Tóm lại, bộ biện pháp hỗ trợ này, sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty, mang lại cho chúng tôi doanh thu thêm 107 tỷ peso”, ông Alberto Velazquez, CEO của Pemex nói. “Điều này rất quan trọng vì nó sẽ cho phép chúng tôi tăng cường chính sách đầu tư của công ty”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Cơ quan xếp hạng Fitch ước tính rằng Pemex đã chịu sự sụt giảm doanh thu liên tục, phần lớn đi vào kho bạc của chính phủ Mexico và do đầu tư không đủ. Theo Fitch, công ty này sẽ cần 9 tỷ USD đến 14 tỷ USD đầu tư bổ sung mỗi năm để tăng trữ lượng hydrocarbon và kiềm chế sự suy giảm trong sản xuất dầu thô, giảm từ 3,4 triệu thùng mỗi ngày (Mb/d) năm 2004 đến 1,8 Mb/d hiện tại.
Việc bán đấu giá các mỏ dầu cho các công ty tư nhân là trọng tâm của cuộc cải cách năng lượng được đưa ra vào năm 2013 bởi cựu Tổng thống Enrique Pena Nieto, người chấm dứt độc quyền nhà nước của Pemex sau gần 80 năm. Tổng thống mới Andrés Manuel López Obrador tuyên bố vào tháng 12/2018, hủy bỏ các cuộc đấu giá gần đây, rằng ông sẽ đầu tư vào công ty dầu mỏ nhà nước vào năm 2019, để thúc đẩy sản xuất.
Th.Long
AFP
Tổng thống Mexico Obrador nhậm chức với muôn vàn thách thức
Phục hồi tăng trưởng kinh tế, nạn tham nhũng, nghèo đói và bạo lực băng đảng những là thách thức lớn đối với tân Tổng thống Mexico Lopez Obrador.
Tân Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 1/12 đã tuyên bố nhậm chức, với cam kết đưa đất nước bước vào thời kỳ "Chuyển đổi lần thứ 4".
Nhiệm vụ mới cũng đặt cho ông Obrador nhiều "bài toán khó và phức tạp" mà xã hội Mexico đang phải đối mặt như: nạn tham nhũng, nghèo đói và bạo lực băng đảng.
Tân Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador. Ảnh: AFP/Getty.
Phục hồi tăng trưởng kinh tế là thách thức lớn nhất của tân Tổng thống Lopez Obrador và đây cũng là cam kết được người đứng đầu Chính phủ Mexico đưa ra trong bài phát biểu nhậm chức của mình, với mục tiêu đưa nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh tiến lên và đạt mức tăng trưởng bình quân 4%/năm trong 6 năm tới.
Phát biểu sau lễ nhậm chức, ông Obrador nhấn mạnh: "Những gì mà chúng tôi - Chính phủ mới của Mexico được bàn giao lại chỉ là một quốc gia đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi cam kết sẽ xây dựng lại đất nước, giải cứu hai ngành công nghiệp đang gặp khó khăn là ngành xăng dầu và điện lực. Tôi nguyện tận tâm phục vụ người dân Mexico".
Một thách thức lớn khác của chính quyền mới đó là chống tham nhũng. Tình trạng tham nhũng tại Mexico bị đánh giá là nghiêm trọng khi nước này đứng ở vị trí thứ 135 trên 176 nước có vấn đề về tham nhũng.
Bên cạnh đó, rất nhiều vấn đề về xã hội cũng khiến Chính phủ mới phải "đau đầu" như tỷ lệ bạo lực và tội phạm cao. Theo thống kê, trong năm 2017, hơn 25.000 người bị giết hại tại Mexico và con số này trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ trong vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, khoảng 130 ứng cử viên, chính trị gia và quan chức là nạn nhân của các vụ sát hại. /.
Theo Hồng Nhung/VOV1/ Reuters
Bạo lực bùng phát, chính phủ Mexico thỏa hiệp với đoàn người di cư Tình trạng bạo lực đã nổ ra tại biên giới phía nam Mexico khi đoàn người di cư từ Trung Mỹ đã tấn công cảnh sát nước này nhằm vượt qua được "bức tường người" để tiến tới biên giới Mỹ, điều này buộc chính phủ Mexico phải thỏa hiệp với đoàn di dân. Nhà Trắng khen ngợi nổ lực ngăn chặn đoàn...