Metro Hà Hội, TPHCM sắp đắt nhất thế giới: Ai xót xa?
Sự yếu kém trong vấn đề quản lý, yếu kém trong vấn đề định giá, định thời gian, khiến cho các tuyến đường Metro bị đội vốn, chậm tiến độ.
TS Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc NXB Giao thông bày tỏ quan điểm.
Cách làm của Việt Nam không có sự bài bản, khoa học
PV:- Tất cả dự án đường sắt đô thị (metro) đang triển khai thi công tại TP.HCM và Hà Nội đều đội vốn ít thì 60%, nhiều đến gần 200% và chậm tiến độ từ 3 – 5 năm. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư làm rõ trách nhiệm tăng vốn này.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, dự án đường sắt Metro cao hơn khoảng 1,9 lần so với các nước trên thế giới được quy đổi theo giờ giá năm 2012 như Pháp, Hàn Quốc, Chile…là bất thường. Còn phía Bộ GTVT cho rằng, hồ sơ mà UBND TP. HCM gửi Chính phủ là chưa đầy đủ, chưa làm rõ được việc tối ưu hóa giải pháp cũng như nâng cao hiệu quả Dự án.
Để thấy, các cơ quan quản lý đều đặt ra câu hỏi nghi vấn về nguyên nhân và trách nhiệm tăng vốn cho các dự án Metro hiện nay. Ông bình luận ra sao trước những nghi vấn này? Theo ông, nếu muốn làm rõ nghi vấn thì phải làm gì?
TS Nguyễn Xuân Thủy: - Đầu tiên, tôi khẳng định những tuyến Metro của chúng ta liên tiếp đội giá, chậm thời gian là vì chuyên môn kém, chuyên gia không chuyên nghiệp nên khi ký hợp đồng ban đầu thì giá rẻ, còn khi triển khai xây dựng thì giá thành tăng đột ngột. Tất cả là do khâu ký kết hợp đồng có quá nhiều kẽ hở.
Cách đây 5 – 7 năm khi phát giá suất đầu tư tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội tôi đã từng nói giá xây dựng như vậy là quá cao, Giờ đây thì Việt Nam đã có những tuyến Metro đắt nhất thế giới.
Thế nhưng, trước việc tăng vốn của các tuyến đường sắt Metro, các Bộ đặt ra nghi vấn như vậy thì thật khó hiểu. Bởi họ là những người liên quan trực tiếp và có quyền quyết định với dự án. Nếu những người liên quan cũng lại đặt nghi vấn thì người dân phải hiểu ra sao?
Dự án metro đội vốn chục ngàn tỷ: Đắt nhất thế giới!
Đáng lẽ trước khi thực hiện phải khảo sát các tuyến Metro trên thế giới, giá Metro ở Praha, Metro ở Matxcova, Metro ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Seoul, Singapore giá bao nhiêu, từ đó mới tổng hợp lên giá chung bây giờ, để từ đó đưa ra mặt bằng giá hợp lý, buộc các nhà thầu phải xây dựng theo đúng khung giá đó.
Từ đó có thể thấy, giải pháp, cách thức, tầm nhìn, cách làm của phía Việt Nam không có sự bài bản, khoa học, hợp lý.
Tôi tin chắc rằng các dự án tăng vốn, nhà thầu đều có giải thích cụ thể, như tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn thì phía nhà thầu họ giải thích nguyên nhân đội vốn là trước đây đoàn tàu đưa vào khai thác làm bằng chất liệu bị gỉ, giờ phải làm tàu tốt hơn với kim loại không gỉ, thì giá thành cao lên, dẫn đến đội vốn, nhưng nếu làm quản lý hồ sơ tốt thì việc này phải được đề xuất ngay từ đầu.
Video đang HOT
Hay khi lập hồ sơ dự án trình lên, phải có toàn bộ giá cả của một hệ thống Metro, kể cả bao nhiêu tấn xi măng, bao nhiêu tấn sắt thép, bao nhiêu toa xe đầu máy, mỗi toa xe bao nhiêu tiền. Tất cả các chi phí đó phải được tính thành tiền và áp đặt mức giá đó buộc nhà thầu làm theo, chứ không có chuyện nay tăng, mai tăng như hiện nay. Chúng ta đã hoàn toàn bị động.
Đường sắt đô thị Metro cả Hà Nội, TPHCM đang bị đội giá
Khi có mức giá cụ thể thì so sánh với giá của thế giới, từ đó định ra mức giá chính thức, trên cơ sở giá nhân công Việt Nam, giá vật tư Việt Nam rẻ hơn, tôi tin chắc mức giá cũng sẽ thấp hơn các nước, không thể nào cao hơn gấp 1,9 lần các nước như hiện nay.
PV:- Trước đây dự án đường sắt Metro Cát Linh – Hà Đông, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Trung Quốc, các chuyên gia cũng đã lên tiếng và phân tích nhiều về việc đội vốn, chậm tiến độ. Thậm chí, sau nhiều lần chốt tiến độ đưa vào khai thác thương mại nhưng tuyến đường vẫn chưa thể hoàn thành. Theo ông, nguyên nhân đội vốn của các dự án đường sắt đô thị Metro TPHCM liệu có giống với đường sắt Metro Cát Linh – Hà Đông hay không? Xin ông phân tích cụ thể?
TS Nguyễn Xuân Thủy: - Bây giờ các dự án Metro của TPHCM vẫn đang đi theo lối mòn cũ của các tuyến đường sắt Hà Nội, không lối thoát, không rút kinh nghiệm.
Sự yếu kém trong vấn đề quản lý, yếu kém trong vấn đề định giá, định thời gian, không tham khảo những bài học trước đây, mới đưa đến chuyện dậm chân trên con đường cũ, tức là bắt đầu đội vốn, kéo dài thời gian thi công.
Theo_Báo Đất Việt
HN: "Quây rào, phân lô" trồng rau dưới đường cao sắt trên cao
Những luống rau xanh mơn mởn trải dài dưới các cột trụ công trình dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội.
Những luống rau xanh mơn mởn trải dài dưới các cột trụ công trình dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội.
Đi dọc tuyến đường sắt trên cao đang thi công dang dở đoạn từ phố Lãng Yên đến Hoàng Cầu (quận Đống Đa, TP.Hà Nội), nhiều người ngỡ như đang ngang qua một... cánh đồng rau xanh tốt ở ngoại thành.
Từng khoảng đất dưới chân cột trụ công trình đường cao sắt trên cao được người dân "quây rào, phân lô", tranh thủ thời gian chậm tiến độ công trình để trồng rau sạch.
Từ các loại rau ngắn ngày như cải mơ, cải chíp, rau đay, rau dền, hành hoa cho đến những cây trồng dài ngày hơn như đậu đen, cải củ, đậu đen, đậu tằm đều xuất hiện ở đây.
Ông Trần Xuân Thành (62 tuổi, Lãng Yên, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, những luống rau này đã xuất hiện cách đây chừng 6 tháng, chủ yếu do các cụ già về hưu và người dân sống ven đường trồng.
Ông Thành chia sẻ: "Thỉnh thoảng nhà tôi vẫn được hàng xóm cho mấy mớ rau trồng ở đây, đều là rau sạch cả, không có thuốc trừ sâu. Đường sắt xây chậm, bà con trồng rau nhìn còn đẹp hơn là để cỏ dại mọc".
Sau nhiều lần lỡ hẹn, mới đây, Bộ GTVT vừa chốt lại tiến độ hoàn thành của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là ngày 30.6.2016. So với hợp đồng ban đầu, dự án đang đang chậm tiến độ 19 tháng.
Một số hình ảnh PV ghi lại tại công trình đường sắt Hà Nội, đoạn qua phố Hoàng Cầu - Lãng Yên:
Khoảng đất dưới các trụ đường sắt trên cao đoạn Lãng Yên - Hoàng Cầu được người dân trưng dụng để trồng rau từ khoảng nửa năm nay.
Một đoạn đường sắt đang lắp dầm, nhưng dừng thi công tư khoảng nửa tháng nay.
Dải phân cách có diện tích khá rộng, lâu nay cỏ dại mọc um tùm. Bà Nguyễn Thị Hạnh (58 tuổi) tiếc đất bỏ phí nên dọn cỏ để trồng bí ngô. "Đất ở đây cũng khá màu mỡ, nếu thời tiết thuận lợi, chỉ dăm tháng nữa là nhà tôi có ngọn bí ăn", bà Hạnh hào hứng chia sẻ.
Rau lang được bón phân, xỉ than và tưới nước thường xuyên...
...chẳng mấy chốc chúng đã xanh tốt dưới chân cột trụ đường sắt trên cao.
Người dân thường xách nước sạch để tưới rau.
Bên cạnh rào chắn của công trình đường sắt trên cao, người dân cũng làm hàng rào thô sơ để ngăn người đi bộ bước qua luống rau.
Mỗi thửa đất được chia ô, đánh luống để phân chia ra giữa các người trồng.
Không chỉ những loại cây ngắn ngày mà cả những loại cây dài ngày cũng được trồng ở đây như bí ngô, vừng.
Một cây đậu đen cho quả đến kỳ thu hoạch.
Theo_Dân việt
VN thành bãi rác công nghiệp, làm rõ ngành thuế thu chi bao nhiêu "Tổng Cục thuế cũng có rất nhiều công trong vấn đề thu thuế, nhưng nói thật, thu bao nhiêu cũng chỉ các đồng chí thuế mới biết", Đại biểu Bùi Thị An đề nghị Quốc hội trực tiếp giám sát ngành thuế. Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin bên lề kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Bùi...