Metro Bến Thành – Suối Tiên: Cuối năm 2020 phải xong
Sau khi thị sát công trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cuối năm 2020 TP.HCM phải thực hiện xong Metro Bến Thành – Suối Tiên.
“Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đã xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền về việc giao TP.HCM được điều chỉnh tổng dự toán dự án metro số 1. Điều đó sẽ khiến TP.HCM chủ động triển khai kịp thời nhất, tốt nhất dự án quan trọng này” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chuyến thị sát công trường tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Đảm bảo kinh phí đã được duyệt
Ngay trên công trường, Thủ tướng chỉ đạo: “Hôm nay có các vị bộ trưởng bộ KH&ĐT, GTVT, Xây dựng, tôi yêu cầu ngay sau đây các cơ quan liên quan phải có thủ tục kịp thời để đảm bảo nguồn lực cho công trình này. Và nhất định Chính phủ, TP.HCM đảm bảo kinh phí đã được duyệt để đảm bảo công trình sớm hoàn thành”.
Thủ tướng cũng đặt ra yêu cầu: “Đến nay công trình đã hoàn thành trên 63% khối lượng thi công. Gần 2.000 công nhân đang ngày đêm làm việc hết sức khẩn trương. Với tinh thần quyết liệt đó, đến cuối năm 2020 dự án phải thông xe kỹ thuật và năm 2021 sẽ khánh thành chính thức”.
Thủ tướng đánh giá cao sự cố gắng của Thành ủy, HĐND, UBND TP, người dân TP.HCM, lực lượng tư vấn, giám sát, đơn vị thi công. Đặc biệt Ban quản lý dự án đã củng cố tổ chức mạnh mẽ để triển khai công trình, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đẩy nhanh tiến độ trong thời gian qua.
Ngoài ra, Thủ tướng lưu ý công trình là biểu hiện cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản. “Tôi chân thành cám ơn chính phủ Nhật Bản, sứ quán Nhật Bản, lãnh sự Nhật Bản, cơ quan JICA đã hỗ trợ, giúp Việt Nam có nguồn lực triển khai công trình này một cách mạnh mẽ với trách nhiệm cao nhất” – ông Phúc nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi thị sát công trường tuyến metro số 1. Ảnh: K.CƯỜNG
Kiến nghị cho phép chủ động về giá đất
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM về quy trình thí điểm rút gọn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ, tái định cư, bàn giao mặt bằng để giảm thời gian thực hiện dự án trên địa bàn TP. Dự buổi làm việc với Thủ tướng có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ và nhiều lãnh đạo khác.
Video đang HOT
Tại hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện cơ chế, quy trình “đặc thù” để rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn.
Nội dung chính của cơ chế này là cho phép TP.HCM chủ động ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hằng năm. Qua đó làm cơ sở lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những người dân đồng ý. TP.HCM vẫn khảo sát, điều tra về giá đất cụ thể tại thời điểm thu hồi đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các trường hợp chưa đồng thuận.
lãnh đạo tp đề xuất thủ tướng chấp thuận cho TP.HCM được ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng cho các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện công khai, minh bạch quy trình này. đồng thời cho phép TP.HCM căn cứ vào giá đất nông nghiệp trong bảng giá đất đã ban hành để xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp hằng năm tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Cơ chế này còn có nội dung là ủy quyền cho TP.HCM phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các dự án sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức quốc tế (ODA) trên địa bàn TP.
Ông Phong cho biết mục đích của cơ chế, quy trình “đặc thù” để rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng nhằm xác định rõ các công đoạn của quy trình, cơ quan chịu trách nhiệm và thời gian hoàn thành nội dung công việc trong từng công đoạn.
“Qua đó, tp sẽ rút ngắn được khung thời gian tối đa để hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án kể từ ngày có thông báo thu hồi đất và khung thời gian tối đa để hoàn thành việc thu hồi đất, bàn giao mặt bằng dự án” – ông Phong nói.
Trước cơ chế đặc thù này, ý kiến của các bộ/ngành trung ương thống nhất về quy trình thí điểm rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn TP mà TP.HCM đề xuất.
Thủ tướng cho biết Chính phủ ủng hộ đề xuất này của TP.HCM với tư cách TP.HCM là TP dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, phát triển. Từ đó Thủ tướng giao Bộ TN&MT tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành tại buổi làm việc, đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ tới, làm cơ sở để Chính phủ đưa ra nghị quyết, giúp TP thực hiện thí điểm cơ chế này.
Đường vành đai là lối ra cho TP.HCM
Một trong những nội dung đáng chú ý mà Chủ tịch Nguyễn Thành Phong kiến nghị với Thủ tướng là chấp thuận chủ trương cho triển khai dự án tuyến đường Vành đai 3 – đoạn đi qua địa bàn TP.HCM. Đồng thời, cho phép TP tạm ứng ngân sách để bồi thường GPMB trong khi chờ trung ương triển khai thủ tục và phương thức đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án này.
Trước kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng trước sau gì cũng phải làm tuyến đường Vành đai 3 nhưng nếu làm chậm thì số tiền GPMB sẽ càng lớn. Do đó ông Thể ủng hộ kiến nghị của TP.HCM làm tuyến đường này.
Theo ông Thể, tình hình hiện tại nếu không phát triển giao thông, tăng trưởng của TP.HCM sẽ bị chậm dần và bão hòa. Theo quy hoạch, TP có bốn đường vành đai nhưng hiện chỉ có một tuyến được thi công và vẫn chưa khép kín. Trong khi các tuyến này vừa giúp TP có thêm động lực phát triển, vừa giúp các tỉnh miền Đông, miền Tây phát triển.
“Đường vành đai 3 và 4 là cực kỳ quan trọng, nếu không sớm hình thành, giao thông TP.HCM sẽ vô cùng hỗn độn, xe cộ phải chạy xuyên tâm, kẹt xe càng nặng hơn. Nếu đợi khi có vốn mới làm thì tiền GPMB sẽ lên 5.000-7.000 tỉ đồng chứ không phải 3.000 tỉ đồng như hiện nay” – ông Thể nói và cho rằng với tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhất nước thì xây dựng đường vành đai và cao tốc là lối ra cho TP.HCM.
Cũng tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển TP. “Dù nhân lực sẵn sàng nhưng đất không sẵn sàng, hạ tầng không sẵn sàng thì nhà đầu tư cũng không đến” – ông Nhân nói. ông cho biết sở dĩ TP xin được ứng ngân sách để bồi thường giải tỏa làm đường vành đai vì nếu để năm năm nữa mới giải tỏa thì giá bồi thường đắt lên, không làm nổi.
Tại hội nghị, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết trong thời gian tới TP sẽ tiếp tục là địa phương có năng suất lao động và mức thu ngân sách cao nhất cả nước. “TP sẽ đi tiên phong trong việc thí điểm xem xét định giá đất cho phù hợp, nhanh chóng. Tiên phong thí điểm về xây dựng đô thị thông minh, tiên phong khai thác cơ hội ứng dụng thành quả cách mạng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cải cách hành chính…” – ông Nhân khẳng định.
Tháo gỡ các điểm nghẽn để TP.HCM phát triển
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả về phát triển kinh tế- xã hội quý I của TP.HCM. “Tăng trưởng bằng cùng kỳ năm trước trong bối cảnh khó khăn là điều đáng ghi nhận. Thu ngân sách đạt gần 1/4 dự toán cả năm” – Thủ tướng nói và đánh giá cao việc lãnh đạo TP đã có tinh thần tiên phong, dẫn đầu cả nước trong nhiều lĩnh vực.
Chỉ ra một số tồn tại, Thủ tướng yêu cầu TP.HCM cần khắc phục ngay. “Dù đã phát hiện, triệt phá đường dây buôn bán ma túy lớn nhưng TP.HCM còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về xã hội, nguy cơ trở thành điểm trung chuyển ma túy xuyên quốc gia” – Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho rằng cải cách hành chính, tính minh bạch còn chưa mang lại hiệu quả cao, còn sức ỳ trong bộ máy, còn né tránh trách nhiệm… khiến người dân và doanh nghiệp chưa hài lòng. Do đó cần phải chấn chỉnh điều này.
Trong thời gian tới, Thủ tướng kỳ vọng TP.HCM bám sát tinh thần tiên phong, dẫn đầu để tìm cách tháo gỡ các điểm nghẽn đưa TP phát triển, để có thể so sánh với các TP khác trong khu vực. “TP.HCM phải là địa phương đi trước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng đô thị thông minh, sáng tạo, chính phủ điện tử, cải cách hành chính hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các TP khác” – ông Phúc nói.
Thủ tướng cũng yêu cầu TP.HCM triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 54 của Quốc hội, các kết luận của trung ương để tạo sự bứt phá, tiếp tục đóng góp lớn cho ngân sách trung ương và kinh tế đất nước.
Giải quyết ngay kiến nghị của TP.HCM về metro số 1
Liên quan đến metro số 1, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết để đảm bảo tiến độ thanh toán cho các nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết, hạn chế phát sinh khiếu kiện, ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng giao TP thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án. Đồng thời, chấp thuận cho tạm ứng từ ngân sách trung ương với số tiền là 2.158,5 tỉ đồng. UBND TP chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục hoàn trả tạm ứng ngay khi được Bộ KH&ĐT bố trí kế hoạch vốn cho dự án.
“Trong trường hợp ngân sách trung ương không thể tạm ứng cho dự án, kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận cho UBND TP được tạm ứng từ ngân sách TP số tiền trên” – ông Phong nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành quan tâm giải quyết ngay kiến nghị của TP.HCM, ngay trong tuần tới trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Tá Lâm -Kiên Cường
Theo Pháp luật TP.HCM
Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - UAE
Ngày 25-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Mohammed Ibrahim Al Shaibani, Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn Đầu tư Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Mohammed Ibrahim Al Shaibani
Theo ông Al Shaibani, UAE có nhu cầu lớn về lao động, do đó mong muốn hợp tác với Việt Nam để đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại UAE, nhất là trong lĩnh vực du lịch, khách sạn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, UAE hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông (kim ngạch thương mại 2 chiều thường xuyên ở mức khoảng 6 tỷ USD/năm). Thủ tướng đánh giá vị trí mà tập đoàn dự định đầu tư ở miền Trung rất lý tưởng, triển vọng thành công rất cao vì gần những bờ biển tuyệt vời, có các di sản văn hóa thế giới, gần các sân bay, cảng biển, đường cao tốc quan trọng...
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Alfred Kelly, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn VISA (Mỹ). Ông Alfred Kelly cho biết VISA mong muốn đồng hành Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế; hỗ trợ Việt Nam hoàn thành các mục tiêu của tầm nhìn phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2045.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Alfred Kelly
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị VISA tăng cường hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực: nền kinh tế số, chính phủ điện tử, thành phố thông minh..., có kế hoạch làm ăn lâu dài, ổn định tại Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam phát triển thanh toán điện tử.
LÂM NGUYÊN - PHAN THẢO
Theo SGGP
Tiết kiệm chi phí chính thức, chi phí 'lót tay' từ chữ ký số Người dân, doanh nghiệp (DN) thở phào vì có thể trút được gánh nặng thủ tục hành chính từ cuộc cách mạng công nghệ số. Người dân tìm hiểu thông tin tại UBND Q.Bình Thạnh, TP.HCM Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Quyết định phê duyệt đề án Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia bằng chữ ký...