Metformin cải thiện kết quả trị đái tháo đường tuýp 2 trong thai kỳ
Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường túyp 2 dùng metformin trong thời kỳ mang thai để kiểm soát đường huyết sẽ nhận được những lợi ích như giảm tăng cân, giảm liều insulin và giảm độ lớn quá mức của em bé trong bụng.
BS. Denice S. Feig, Bệnh viện Mount Sinai, Toronto, Ontario, Canada cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 502 phụ nữ từ 29 nơi ở Canada và Australia mắc bệnh đái tháo đường týp 2 trước khi mang thai hoặc được chẩn đoán khi mang thai. Những phụ nữ này được sử dụng ngẫu nhiên metformin 1 g x 2 lần/ngày hoặc giả dược, ngoài chế độ insulin thông thường của họ, ở tuổi thai từ 6 đến 28 tuần.
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường tuýp 2 nhận được một số lợi ích từ việc sử dụng metformin.
Video đang HOT
Kết quả, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm điều trị. Tuy nhiên, phụ nữ trong nhóm dùng metformin có mức tăng cân tổng thể trong thai kỳ ít hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược, ở mức -1,8 kg. Họ cũng có mức A1c trong thai kỳ cuối cùng thấp hơn đáng kể, ở mức 41 mmol/mol (5,9%) so với 43,2 mmol/mol (6,1%) ở những người dùng giả dược và cần ít liều insulin hơn, ở mức 1,1 so với 1,5 đơn vị/kg/ngày, tức là giảm gần 44 đơn vị/ngày.
Ngoài ra, phụ nữ dùng metformin cũng ít có khả năng phải sinh mổ hơn, ở mức 53,4% so với 62,7% ở nhóm dùng giả dược, mặc dù không có sự khác biệt giữa các nhóm về tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật.
Đối với thai nhi, trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh ở phụ nữ dùng metformin thấp hơn so với những phụ nữ dùng giả dược, ở mức 3,2 kg so với 3,4 kg. Phụ nữ dùng metformin cũng ít có khả năng sinh con với cân nặng sơ sinh từ 4 kg trở lên, ở mức 12,1% so với 19,2%, và một đứa trẻ rất lớn so với tuổi thai, ở mức 8,6% so với 14,8%. Tuy nhiên, metformin cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhẹ cân so với tuổi thai, ở mức 12,9% so với 6,6% khi dùng giả dược.
Tóm lại, BS.Feig sẽ sử dụng metformin cho hầu hết phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường týp 2, ngoại trừ những người có thể có các yếu tố nguy cơ gây nhẹ cân ở thai nhi, ví dụ như phụ nữ có thai kém phát triển trong tử cung, hút thuốc và bệnh thận nặng, hoặc có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn.
Suýt chết vì tự ý mua thuốc điều trị đái tháo đường
Mắc bệnh tiểu đường nhưng nghe người quen mua thuốc gia truyền về sử dụng, người phụ nữ ở Đắk Lắk rơi vào tình trạng nguy kịch.
Hình minh họa.
Phát hiện bản thân mắc bệnh đái tháo đường type 2, bà L.Q.N. (trú tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã nhập viện điều trị. Tuy nhiên, khoảng 3 tháng gần đây, nghe người quen giới thiệu về một loại thuốc gia truyền kiểm soát đường huyết cấp tốc, nên bà quyết định không đến bệnh viện điều trị nữa mà chuyển sang mua và sử dụng loại thuốc không rõ nguồn gốc này.
Sau một thời gian dùng thuốc, bà thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ăn uống kém, sức khỏe ngày càng suy giảm dần. Đến khi rơi vào tình trạng nguy kịch, người nhà đã đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán bà bị suy hô hấp, tụt huyết áp, toan máu nặng, chỉ số acid lactic trong máu tăng cao.
Sau đó, các bác sĩ phải tiến hành cấp cứu, hồi sức tích cực, lọc máu loại bỏ bớt acid lactic ra khỏi cơ thể, bệnh nhân mới giữ được tính mạng.
Bác sĩ Cao Hữu Vinh, Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường ngày một tăng cao. Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2020, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.200 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị đái tháo đường. Trong đó, tại Khoa đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho không ít trường hợp bệnh nhân nguy kịch do tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Theo bác sĩ Cao Hữu Vinh, các loại thuốc bệnh nhân mua dùng là các loại thuốc không được Bộ Y tế cho phép lưu hành với thành phần, hàm lượng không rõ ràng. Có nhiều loại thuốc ngay cả các bác sĩ cũng không nắm được tác dụng thật sự của thuốc. Thế nhưng, rất nhiều bệnh nhân lại đổ xô đi mua và sử dụng dẫn đến việc tiền mất, tật mang, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Đáng nói, rất nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân đang kiểm soát đái tháo đường rất tốt, nhưng người bệnh lại tự ý bỏ việc điều trị, sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ Cao Hữu Vinh khuyến cáo: Hiện tại, chưa có loại thuốc nào, dù tây y hay y học cổ truyền có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn đối với bệnh đái tháo đường, do đó, những bệnh nhân đã mắc đái tháo đường cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc tiêm Insulin và thuốc uống. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám lại và điều chỉnh thuốc.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé. Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn uống phù hợp còn góp phần kiểm soát lượng đường huyết tăng cao, ngăn bệnh chuyển sang tiểu đường tuýp II. Vậy, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì...