Metaverse – Không chỉ là trải nghiệm, đây là thế giới Facebook muốn chúng ta sống trong đó
Để xây dựng một vũ trụ kỹ thuật số nơi người dùng có thể sống, vui chơi và làm việc trong đó, Facebook – giờ có tên Meta – sẵn sàng chi đến hàng chục tỷ USD cho nó.
Cuối cùng Facebook đã chính thức chuyển sang một cái tên mới – Meta – chính thức định hình cho tầm nhìn hướng tới một siêu vũ trụ số (hay một metaverse) của CEO Mark Zuckerberg dành cho người khổng lồ mạng xã hội này.
“Chúng tôi tin rằng metaverse – hay siêu vũ trụ số – sẽ là sự kế thừa của internet di động, chúng ta sẽ có thể cảm thấy như gặp nhau ở hiện tại – giống như chúng ta đang ở ngay đây với mọi người – bất kể khoảng cách giữa chúng ta là bao xa.” Nhưng Meta – công ty với cái tên mới – sẽ làm thế nào để đạt tới tương lai đó?
Được xem như một siêu vũ trụ số, metaverse là nơi thế giới kỹ thuật số và thế giới thực gặp nhau. Nó là không gian nơi các đại diện kỹ thuật số của mọi người – các avatar – tương tác tại nơi làm việc, vui chơi, gặp gỡ ở văn phòng làm việc, cùng đi tới một buổi hòa nhạc hoặc thậm chí thử quần áo.
Tại trung tâm của vũ trụ số là thực tế ảo, nơi thế giới kỹ thuật số mà bạn bước vào qua các thiết bị Oculus VR của Facebook – giờ có tên Meta Quest. Ngoài ra các thiết bị này cũng bao gồm cả thực tế tăng cường – nơi các vật thể kỹ thuật số tạo thành lớp phủ lên thế giới thực – tương tự như tựa game Pokemon Go hay gần đây là kính thông minh được tạo nên nhờ sự hợp tác giữa Ray-Ban và Facebook.
Không chỉ vậy, Meta còn có sẵn một phiên bản chuyên nghiệp hơn của metaverse, vốn đang trong quá trình phát triển: Horizon Workrooms, ứng dụng cho phép các nhân viên làm về thể thao của Oculus có thể bước vào văn phòng ảo và tổ chức các cuộc họp với nhau.
Minh chứng cho tiềm năng của tầm nhìn này, vào thứ Hai vừa qua, ông Nick Clegg, phó chủ tịch Facebook về các vấn đề toàn cầu, đã tổ chức các cuộc họp nhóm hoàn toàn trên trong các văn phòng metaverse với đầy các bảng trắng và bàn làm việc ảo.
Vào tháng trước, ông Clegg cho biết metaverse sẽ là một loạt các thế giới được liên kết với nhau, nơi người dùng có thể di chuyển liền mạch từ thế giới của Facebook sang các thế giới khác của Apple hay Google hay của một nhà phát hành game nào đó. Hai tuần trước, Facebook cũng thông báo kế hoạch tạo ra 10.000 việc làm mới ở Liên minh Châu Âu trong nỗ lực xây dựng metaverse này.
Thuật ngữ này được nhắc đến lần đầu trong Snow Crash, một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của tác giả người Mỹ, Neal Stephenson. Phần mô tả trên Amazon cho biết, nó được viết “trong những năm từ 1988 đến 1991 khi tác giả nghe thấy những bản nhạc ồn ào, không ngừng và trầm cảm.”
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết, Hiro là một hacker đồng thời là một người giao pizza cho băng nhóm mafia. Trong lần đầu tiên giải thích về thế giới ảo này, cuốn tiểu thuyết này cho biết. “Hiro hoàn toàn không có ở đây. Anh ta ở trong một vũ trụ do máy tính tạo ra với các hình ảnh được máy tính vẽ vào trong tròng mắt và đưa vào thông qua cặp tai nghe. Địa điểm tưởng tượng này còn được gọi là Metaverse. Hiro dành nhiều thời gian trong Metaverse.”
Video đang HOT
Michael Abrash, nhà khoa học trưởng của hãng Oculus thuộc Facebook và là một nhân vật chủ chốt trong việc kinh doanh VR cho biết: “Tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ Snow Crash.”
Con số có thể lên đến hàng tỷ USD mỗi năm. Trong tuần này, công ty từng cho biết, việc đầu tư vào bộ phận Facebook Reality Labs – nơi công ty phát triển về AR và VR – sẽ làm giảm lợi nhuận hoạt động khoảng 10 tỷ USD trong năm 2021.
Đó là một số tiền khổng lồ, nhưng Facebook cũng kiếm được những khoản doanh thu lớn không kém với bộ phận kinh doanh cốt lõi nhằm thu thập dữ liệu người dùng và tính phí với các nhà quảng cáo khi họ muốn tiếp cận các dữ liệu đó để quảng cáo hướng mục tiêu. Với khoảng 2,8 tỷ người dùng mỗi ngày trên các ứng dụng khác như WhatsApp, Instagram, Messenger và chính Facebook, công ty thu được lợi nhuận ròng 29 tỷ USD vào năm ngoái. Chắc chắn họ có thể gánh vác được khoản đầu tư khổng lồ này.
Cũng tương tự như các mạng xã hội hiện nay, mối quan tâm lớn nhất bao trùm lên các siêu vũ trụ số này vẫn là quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng – đặc biệt là khi đây có thể là nơi diễn ra hầu hết hoạt động của người dùng trong tương lai.
Ví dụ, nếu trên mạng xã hội, các nhà quảng cáo mới chỉ chạm được đến tên tuổi, giới tính của bạn, thì trong một thế giới ảo, họ còn có thể biết được ngôn ngữ cơ thể, phản ứng sinh lý của bạn, biết được bạn đang tương tác với ai và như thế nào.
Facebook thông báo đã dành ra một chương trình đầu tư trị giá khoảng 50 triệu USD để đảm bảo metaverse sẽ được xây dựng một cách có trách nhiệm, với việc ngân sách này sẽ được phân bổ cho các tổ chức và học viện nghiên cứu bao gồm Đại học Quốc gia Seoul và cộng đồng Women in Immersive Tech.
Hiện tại, thật khó tưởng tượng Facebook có thể ra mắt bất kỳ sản phẩm mới nào trong thời gian tới. Những tiết lộ và lời khai của nhân viên cũ Frances Haugen đang biến công ty trở thành mục tiêu nhắm đến của các chính trị gia, các nhà quản lý cũng như các nhóm vận động ở cả châu Âu và châu Mỹ.
Quả thật vào tháng trước, nhiều báo cáo cho biết Facebook đã phải tạm dừng phát triển một sản phẩm – Instagram Kids – do sự giận dữ trước những lời khai và tiết lộ của cô Haugen. Ngay cả trong một nghiên cứu riêng do công ty tự thực hiện, Facebook cũng cho thấy rõ ràng là họ gặp khó khăn trong việc kiềm chế cũng như ngăn chặn tác động nguy hại đối với sản phẩm của họ đến người dùng.
Ông Clegg từng nói rằng, sẽ phải mất đến 10 năm để xây dựng được metaverse. Liệu trong quá trình lâu dài đó, công ty có xoa dịu được các lo ngại từ công chúng, các cơ quan giám sát cũng như chính phủ về mình hay không?
Facebook chi phối đời thực 10 năm qua và sẽ tàn phá vũ trụ ảo?
Theo góc nhìn của nữ nhà báo Imogen West-Knights, những gì Mark Zuckerberg đang làm là lăm le chuyển sang vũ trụ ảo sau khi đã tàn phá thế giới thực hơn 10 năm.
Trong sự kiện trực tuyến diễn ra vào rạng sáng 29/10 (theo giờ Việt Nam), Facebook công bố những hình ảnh đầu tiên về vũ trụ ảo do hãng tự phát triển với tên Horizon Home, đồng thời đổi tên tập đoàn mẹ thành Meta.
Với tên gọi mới, Zuckerberg tuyên bố công ty sẽ vượt ra khuôn khổ mạng xã hội, tập trung xây dựng vũ trụ ảo, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ bạn bè trong nhiều không gian khác nhau.
Mark Zuckerberg cho rằng metaverse sẽ là tương lai của Internet.
Tuy nhiên, không ít nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ về động thái này. Nhiều người nhận định metaverse chỉ là chiêu trò đánh lừa dư luận trong thời điểm Facebook bị tổn hại hình ảnh nặng nề. Ngoài ra, nếu thật sự họ tạo ra nền tảng vũ trụ ảo dành cho tương lai, liệu nó có khắc phục được vết nhơ quá khứ.
Trên The Guardian, nữ nhà báo Imogen West-Knights cho rằng Mark Zuckerberg sẽ lại tiếp tục tàn phá vũ trụ ảo, sau khi đã làm điều đó với thế giới thực của chúng ta trong hơn 10 năm qua.
Tẩy trắng quá khứ
"Facebook", một từ gợi ra hàng trăm hình ảnh khác nhau mà tôi sẽ thấy hạnh phúc hơn nếu như nó không xuất hiện. Từ tin nhắn yêu cầu kết bạn "Chào quý cô xinh đẹp", mẹ của một người bạn đăng lại thông tin về nguy cơ chó bị bệnh khi ngủ trưa, đến những đề xuất tôi không quan tâm, chẳng hạn về xe cổ, muay Thái, nữ Công tước xứ Cambridge.
Các trang được mọi người chia sẻ như hình ảnh dụng cụ câu cá giải trí, quan điểm đối với dân nhập cư, tác động của vaccine lên não bộ, chủ nghĩa phát xít... cũng xuất hiện.
Facebook đang cố gắng bỏ lại những vụ bê bối trong quá khứ.
Tuy nhiên, có vẻ chúng ta đang ở cuối kỷ nguyên Facebook. Sau 17 năm, thu về lợi nhuận hàng tỷ USD và tạo ra những tranh cãi liên quan đến việc làm xói mòn nền dân chủ thế giới, giờ đây Facebook đã đổi tên.
Kể từ nay, công ty do Mark Zuckerberg điều hành sẽ được gọi là Meta, nhằm thể hiện việc chuyển dịch sang thế giới kỹ thuật số tiếp theo: vũ trụ ảo, hay metaverse.
Trên Wikipedia, trang Criticism of Facebook (Phê phán Facebook) đưa một danh sách dài những vụ bê bối của mạng xã hội này, bao gồm trốn thuế, vi phạm bản quyền, gây tổn thương cho nhân viên, dung túng thông tin sai lệch về các vụ diệt chủng.
Nhiều năm qua, Mark Zuckerberg và công ty do ông điều hành luôn cố gắng cải thiện hình ảnh của chính mình, đặc biệt là sau vụ bê bối Cambridge Analytica. Lần đổi tên này chứng tỏ họ nhận thấy toàn bộ sự việc không thể cứu vãn.
Từ lâu, các doanh nghiệp đã dùng cách tự đổi tên sau một vụ bê bối lớn. Điển hình là trường hợp công ty an ninh tư nhân Blackwater. Họ đổi tên 2 lần để cố gắng che giấu sự liên quan đến vụ giết hại thường dân tại Iraq.
Gã khổng lồ thuốc lá Philip Morris đổi thành "Altria", có lẽ khiến mọi người nghĩ đến khái niệm về lòng vị tha hơn là ung thư phổi giai đoạn cuối. Giữa những năm 2000, tập đoàn dầu khí BP bước vào thời kỳ "tẩy xanh" gồm việc thử tên gọi "Beyond Petroleum".
Dường như Facebook muốn hành động tương tự, đổi tên công ty để tránh xa những ấn tượng không mấy tốt đẹp trong quá khứ. Tuy nhiên, sự kiện trực tuyến với video trình diễn metaverse đi kèm thông báo này là một trong những điều phản cảm nhất mà tôi từng xem trên mạng xã hội.
Viễn cảnh mơ hồ
Zuckerberg, với dáng vẻ trông rất đáng tin, đứng trên một hành lang, hướng ra biển. Ông dùng cử chỉ tay theo kiểu thân thiện, bắt đầu giải thích rằng metaverse sẽ cung cấp cho mọi người một "không gian gia đình" với tầm nhìn về "bất cứ thứ gì đẹp nhất mà bạn có thể thấy".
Viễn cảnh về metaverse do Zuckerberg vẽ ra.
Sau đó, đoạn video chuyển đến cảnh thế thân của Zuckerberg với chiếc áo phông đen và quần jean tham gia hoạt động vui chơi cùng bạn bè trong thực tế ảo.
"Ai đã tạo ra nơi này vậy, thật tuyệt vời!", ông ta nói với một robot, trên đầu đội chiếc mũ xanh kỳ lạ. Tại khu vực chơi game bài, còn có một người phụ nữ và một người đàn ông đang bay lơ lửng, cùng với hình ảnh mờ ảo của một người phụ nữ khác.
Có lẽ giống như một bộ phim Ma trận sắp ra mắt. Nhưng tôi cảm thấy ghê rợn khi liên tưởng đến việc Facebook sở hữu metaverse. Không phải vì sợ kẹt mãi trong mê cung kỹ thuật số, mà là tôi cảm thấy Zuckerberg đã ảnh hưởng quá lớn tới thực tại, không cần đến vũ trụ ảo.
Nếu ông ta đúng, metaverse là tương lai, thì trong năm 5 nữa, tôi sẽ đeo thiết bị VR và chơi game cùng với bạn bè trên đỉnh núi lửa hay bất cứ đâu, dù thực tế tất cả đều ngồi tại căn hộ của mình, không thức ăn, không năng lượng.
Dù có bất kỳ điều lạ lùng, kinh dị nào từ metaverse tác động đến chúng ta, sự kiện Facebook đổi tên cho thấy cảm giác rõ ràng về ý định che giấu các vết nhơ trong quá khứ. Tuy nhiên, một số công ty quá lớn khiến việc thay đổi thương hiệu không mang lại tác dụng. Ít người biết rằng công ty mẹ của Google hiện nay là Alphabet.
Hoa hồng vẫn là hoa hồng cho dù gọi bằng bất cứ tên nào. Trong trường hợp của Facebook, có trở thành Meta thì vết nhơ vẫn còn đó. Họ phải làm nhiều việc hơn, thay vì chỉ tạo ra biệt danh mới, để loại bỏ không khí độc hại lan tràn của mình.
Metaverse mà Facebook theo đuổi là 'bình mới rượu cũ' Hai cấu thành quan trọng của metaverse là phần cứng và nội dung không có gì thay đổi so với trước và sau khi Mark Zuckerberg tham gia cuộc chơi. Ngày 28/10, Mark Zuckerberg thông báo đổi tên công ty Facebook thành Meta, đồng thời đổi logo công ty. Ông tuyên bố vũ trụ ảo sẽ là chương tiếp theo của Internet và...