Meta tạo AI kiểm tra các trích dẫn trên Wikipedia
Meta được cho là đã phát triển một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự động quét các trích dẫn Wikipedia trên quy mô lớn để xác minh độ chính xác của chúng.
Theo Engadget, công cụ mới cũng có thể đề xuất các trích dẫn thay thế khi tìm thấy một đoạn văn bản có nguồn gốc kém.
Nội dung trích dẫn không chính xác trên Wikipedia là vấn đề nhức nhối của nhà điều hành
AFP
Để đánh giá các trích dẫn, các biên tập viên của Wikipedia sẽ dựa trên cảm nhận và kinh nghiệm thông thường, và AI của Meta cũng sẽ thực hiện công việc tương tự, nơi nó sử dụng mô hình chuyển đổi “Hiểu ngôn ngữ tự nhiên” (NLU) để cố gắng hiểu các mối quan hệ khác nhau của các từ và cụm từ trong một câu.
Video đang HOT
Cơ sở dữ liệu Sphere của Meta bao gồm hơn 134 triệu trang web đóng vai trò là chỉ mục kiến thức cho hệ thống AI. Khi nó thực hiện công việc kiểm tra các trích dẫn trong một bài báo, mô hình này sẽ tìm nguồn duy nhất để xác minh mọi tuyên bố.
Meta hy vọng mô hình mới có thể giúp giải quyết các vấn đề về thông tin sai lệch trên Facebook, cải thiện các nỗ lực kiểm tra nội dung và tăng mức độ tin cậy chung cho các thông tin trực tuyến. Trong thời gian chờ đợi công cụ mới cải thiện sức mạnh, Meta hy vọng sẽ xây dựng một nền tảng mà các biên tập viên Wikipedia có thể sử dụng để xác minh và sửa chữa chú thích một cách có hệ thống.
Được biết, việc xác minh các trích dẫn trên Wikipedia là vấn đề đau đầu đối với Wikimedia Foundation, đơn vị điều hành trang bách khoa toàn thư trực tuyến lớn nhất thế giới này. Gần đây, Wikimedia Foundation đã hợp tác với Meta để tìm cách cải thiện khả năng xác minh, đặc biệt khi trang web này ngày càng phát triển với hơn 17.000 bài báo hằng tháng, trong đó có vô số trích dẫn không đầy đủ, thiếu hoặc chỉ đơn giản là không chính xác.
Facebook bị tố truy cập tin nhắn người dùng đã xóa, phá vỡ các quy tắc bảo mật thông thường
Facebook vừa bị kiện bởi một cựu nhân viên với cáo buộc truy cập trái phép tin nhắn người dùng đã xóa.
Anh Brennan Lawson, một cựu nhân viên Facebook vừa chia sẻ với tờ Bloomberg rằng anh đã bị sa thải sau khi lên tiếng cảnh báo công ty về việc phục hồi dữ liệu mà người dùng đã xóa. Quá bất bình, anh Lawson đệ đơn kiện Meta.
Trong lá đơn, anh cho biết mình đã được thông báo về giao thức mới của Meta trong một cuộc họp nhân viên hồi cuối năm 2018. Nghi vấn về tính hợp pháp của chúng, Lawson đã bày tỏ quan điểm với lãnh đạo và ngay lập tức bị sa thải. Hiện người đàn ông này đã thất nghiệp trong suốt 18 tháng và đang nỗ lực đệ đơn để được bồi thường 3 triệu USD.
Theo anh Lawson, giao thức mới cho phép một số nhân viên của Meta "phá vỡ các giao thức bảo mật thông thường của Facebook" bằng cách truy xuất dữ liệu từ ứng dụng Messenger mà người dùng đã chọn xóa. Anh cho rằng chúng đã vi phạm các quy tắc về quyền riêng tư kỹ thuật số của Liên minh châu Âu EU cũng như Ủy ban Thương mại Liên bang, bởi theo yêu cầu, Facebook phải thông báo chính xác các chính sách lưu trữ dữ liệu của mình.
Đến tháng 7/2019, anh Lawson bị sa thải với lý do "cáo buộc sai lệch công cụ quản trị của Facebook". Anh cho rằng mình đã bị trả đũa do phản đối giao thức mới của Meta - thứ được tập đoàn này áp dụng để giúp một số cơ quan chức năng điều tra người dùng.
CEO Facebook, Mark Zuckerberg
"Cơ quan thực thi pháp luật sẽ đặt câu hỏi về cách người đó sử dụng nền tảng, họ nhắn tin cho ai, thời điểm tin nhắn được gửi và thậm chí nội dung của những tin nhắn đó", Lawson tuyên bố. "Để giữ hình ảnh tốt trong mắt chính phủ, Facebook sẽ sử dụng giao thức mới đó để cung cấp thông tin cho cơ quan thực thi pháp luật".
Đáp lại, đại diện Meta cho biết, "những tuyên bố này là không có giá trị và chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ".
Trước đó, tập đoàn đi đầu trong xu hướng truyền thông xã hội này cũng bị đâm đơn kiện với cáo buộc âm thầm xây dựng các thuật toán khiến nhiều người dùng trẻ tuổi tự làm hại bản thân, mắc chứng rối loạn ăn uống và mất ngủ nếu tiếp xúc quá lâu với các nền tảng, bao gồm Facebook và Instagram. Tám đơn kiện riêng biệt đã được gửi lên tòa án trên khắp các tiểu bang nước Mỹ, bao gồm Colorado, Delaware, Florida, Georgia, Illinois, Missouri, Tennessee và Texas, vì cho rằng Facebook và Instagram đang cố tình tạo những tính năng gây nghiện và thu lợi bất chính.
"Những ứng dụng này có thể được thiết kế để giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra, nhưng thay vào đó, một chính sách đã được đưa ra và gián tiếp khiến các thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng về tâm lý", luật sư Andy Birchfield thuộc công ty luật Beasley Allen nói.
Meta đang vướng vào nhiều vụ lùm xùm liên quan đến vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng
Vụ kiện trên diễn ra ngay sau khi một cựu nhân viên Facebook tuyên bố công ty sẽ không chịu trách nhiệm trước những hành vi người dùng trẻ, qua đó càng tăng thêm sóng gió đối với Meta, tập đoàn công nghệ với CEO là tỷ phú Mark Zuckerberg.
Hồi năm 2021, bà Frances Haugen, cựu nhân viên Facebook cũng đã đệ đơn kiện công ty cũ với cáo buộc làm rò rỉ hàng loạt tài liệu mật. Khi được hỏi Zuckerberg có nên từ chức hay không, bà đáp: "Có thể đó là cơ hội cho người khác nắm quyền... Facebook sẽ mạnh hơn nếu có ai đó sẵn sàng tập trung vào sự an toàn trên nền tảng. Công ty sẽ khó lòng thay đổi nếu Mark Zuckerberg vẫn là CEO".
Meta tiếp tục cuộc chiến chống hành vi thu thập dữ liệu Meta đã khởi động hai vụ kiện riêng biệt nhằm vào một công ty có tên Octopus và một cá nhân tên Ekrem Ateş liên quan đến các hoạt động thu thập dữ liệu. Theo Engadget, Octopus là công ty công nghệ đa quốc gia của Trung Quốc cung cấp dịch vụ cho thuê thu thập dữ liệu cho các cá nhân và...