Mẹt đựng bún đậu “lên đời”, được bán với giá gần 7 triệu đồng
Xã hội hiện đại, các sản phẩm nông nghiệp, đồ thủ công mỹ nghệ không chỉ được buôn bán theo cách truyền thống thông thường mà còn lên cả sàn thương mại điện tử quốc tế, với giá bán cao gấp nhiều lần so với giá thành trong nước.
Vừa qua, dân mạng lại được phen bất ngờ trước hình ảnh chiếc “mẹt bún đậu mắm tôm” được một trang thương mại điện tử đăng bán. Theo đó, sản phẩm được làm từ tre, nứa bình dị và quen thuộc này được trang web rao bán với giá là 299 USD (tương đương khoảng 7 triệu đồng). Một con số cực kỳ “khủng” cho sản phẩm tưởng chừng chỉ đáng giá vài chục nghìn đồng ở các chợ, siêu thị tại Việt Nam.
Chiếc mẹt tròn được bán với giá 299 USD (tương đương 7 triệu đồng). (Ảnh: Chụp màn hình)
Theo thông tin từ một sàn thương mại điện tử, sản phẩm này được dùng để trang trí nhà cửa hoặc tạo điểm nhấn cho phòng ngủ. Phần mô tả được thể hiện chỉn chu: ” Sản phẩm làm nổi bật bức tường nhà bạn, gợi nhớ tới những chiếc giỏ bán ngoài chợ, giúp căn phòng trở nên ấm áp “. Bên cạnh chiếc mẹt đan tre, trang thương mại điện tử này còn giới thiệu những chiếc đĩa cói được đan lát đơn giản, cũng phục vụ mục đích trang trí.
Những sản phẩm kỳ công được làm từ tre, giang đan. (Ảnh: Dân Trí)
Chiếc mẹt tre giá gần 7 triệu đồng vừa được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được không ít sự quan tâm của dân mạng. Một số người tỏ ra khá bất ngờ, vui mừng khi đồ thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam có thể bán được giá thành cao. Ngoài ra, một số dân mạng khác thì hài hước đùa giỡn, cho biết “nhà còn vài cái, xin bán rẻ bằng 1/3 giá trên”.
Tài khoản Hoàng Minh C. chia sẻ: ” Mấy đồ đan lát ở nước ngoài có giá lắm đấy. Mấy cái này mà làm đồ decor thì chất đừng hỏi, nào mành tre, rổ đan, nhìn phát mê lên được. Giá bán thế này thì anh nào thầu các nghệ nhân nhà vườn, tha hồ đếm tiền nha “.
Phương Trần T. lại hài hước bình luận: ” Treo hẳn cái mẹt trong phòng ngủ thế kia là ý đồ sáng dậy chuẩn bị bún đậu mắm tôm xếp lên rồi chụp hình sống ảo như ở khách sạn 5 sao phải không? Haha. Nhà mình còn 3 cái xếp trên giàn bếp, đã nhuộm bồ hóng, xin bán với giá 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng) thôi ạ. Miễn phí ship và fix cho anh em nhiệt tình “.
Video đang HOT
Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác được trang thương mại điện tử giới thiệu. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trước đó, dân tình cũng từng “phát sốt” khi biết lá chuối được bán trên một trang thương mại điện tử tại Nhật Bản với giá là 500 đồng/tàu. Sản phẩm cao Sao Vàng từng bán với giá 5 nghìn đồng/hộp tại Việt Nam cũng được “lăng-xê” trở thành thứ đắt tiền, giá thành gấp 34 lần (170.000 đồng/hộp) trên trang thương mại điện tử.
Lá chuối được bán với giá cao tại thị trường thương mại điện tử. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thông qua những hình ảnh trên, có thể thấy rằng các sản phẩm tại Việt Nam đang được đánh giá rất cao trên thị trường quốc tế. Hiện tại, thông tin về chiếc “mẹt bún đậu” được bán với giá khoảng 7 triệu đồng vẫn thu hút cộng đồng mạng. Trong trường hợp này, bạn có cảm nhận như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Cô gái Mỹ muốn đổi kẹp tóc lấy nhà
Từ một chiếc kẹp tóc, Demi Skipper (San Francisco, Mỹ) lên kế hoạch đổi lấy các món đồ khác nhau và đặt mục tiêu cuối cùng là một ngôi nhà.
Ý tưởng này đến với cô gái 29 tuổi vào tháng 5/2020 và hiện thu hút hàng triệu người theo dõi hành trình táo bạo. Cô hy vọng sẽ có được một căn nhà mới vào cuối mùa hè này, The Guardian đưa tin.
Demi Skipper cũng được truyền cảm hứng sau khi xem cuộc nói chuyện của Kyle MacDonald, còn được gọi là "anh chàng kẹp giấy đỏ". Sau 14 lần đổi đồ, từ chiếc kẹp giấy, anh có được một căn nhà vào năm 2006.
Cụ thể, MacDonald đổi kẹp giấy lấy cái bút hình con cá, đổi tiếp được một tay nắm cửa thủ công, bếp cắm trại, rồi máy phát điện, một thùng bia, tới bảng hiệu đèn neon, xe trượt tuyết cho đến chuyến đi tới Yahk ở British Columbia. Sau đó, anh đổi chuyến đi lấy xe tải, một hợp đồng thu âm, rồi đổi tiếp lấy một năm thuê nhà ở Arizona cho đến một buổi chiều với nhóm nhạc rock Alice Cooper.
Lần trao đổi kỳ lạ nhất là MacDonald đổi một quả cầu tuyết có động cơ lấy vai diễn trong một bộ phim Hollywood. Cuối cùng, chàng trai đổi vai diễn lấy một ngôi nhà hai tầng ở Kipling, Canada.
Từ chiếc kẹp tóc, Skipper đặt mục tiêu đổi được một căn nhà.
"Tôi không mua món đồ nào cả, không dùng tiền. Tôi cũng không trao đổi với người quen", Skipper cho biết.
Khi công khai về dự án, Skipper được nhiều người khuyên nên tìm kiếm một công việc sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, cô cho biết vẫn đang chăm chỉ làm việc 12 tiếng/ngày tại một trang thông tin điện tử.
Để đạt được mục tiêu, cô gái 29 tuổi tìm đến các trang thương mại điện tử. Sau khi đăng bức ảnh về chiếc kẹp tóc và giải thích ý tưởng, Skipper đổi được đôi hoa tai mới từ một người phụ nữ.
"Tôi nhận được hàng nghìn tin nhắn mỗi ngày. Có người không có nhu cầu đổi đồ thì ngỏ ý hỗ trợ tôi như cho đi nhờ xe hay mượn nhà kho để đồ".
Skipper đổi đôi hoa tai lấy bộ 4 chiếc ly rượu, rồi máy hút bụi, ván trượt và tiếp là Apple TV. Từ khi có món đồ của thương hiệu nổi tiếng, việc trao đổi diễn ra dễ dàng hơn. Cô đổi tiếp lấy bộ tai nghe hiệu Bose và kế đến là chiếc Macbook cũ.
"Lần giao dịch tiếp theo rất căng thẳng vì tôi phải gửi đồ đi xa và đảm bảo rằng người nhận sẽ gửi lại cho tôi bộ máy ảnh kèm ống kính".
May mắn là mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, Skipper tiếp tục hành trình với các đôi giày thể thao. Cô gặp được người đàn ông vì muốn sưu tập đôi giày mà sẵn sàng đổi cho chiếc iPhone 11 Promax mới tinh.
Giá trị các món đồ Skipper đổi được ngày càng tăng.
Tuy nhiên, Skipper bắt đầu gặp khó khăn. Một gia đình muốn đổi chiếc xe tải nhỏ lấy điện thoại, song vì lái xe cả quãng đường dài từ Minnesota đến San Francisco nên xe bị hỏng.
Không có tiền sửa xe, Skipper phải hạ giá trị, đổi xe lấy ván trượt, rồi thành xe đạp điện và tiếp là một chiếc Mini Cooper khoảng 8.000 USD. Khi cô gái 29 tuổi đổi được chiếc vòng cổ kim cương, người sở hữu nói nó có giá trị tới 20.000 USD song khi được thẩm định, con số chỉ là khoảng 2.000 USD.
Skipper tiếp tục hành trình với một chiếc xe tập của Peloton, xe hơi Mustang, xe Jeep, nhà di động, một chiếc Honda CRV và sau đó là ba chiếc máy kéo. Lần giao dịch gần nhất, cô sở hữu chiếc thẻ vip của chuỗi nhà hàng Chipotle, cho phép người dùng ăn không giới hạn ở Chipotle trong một năm và đặt bữa tối cho 50 người. Hiện, Chipotle mới phát hành 3 chiếc thẻ này.
Một năm qua, dù Skipper không dùng tiền mua đồ song cô cũng bỏ ra chi phí vận chuyển, khoảng 4.000 USD.
Chia sẻ hành trình của mình, cô khuyến khích mọi người lên kế hoạch tương tự bởi theo cô, trước khi tiền xuất hiện, mọi người cũng sử dụng phương thức trao đổi đồ để có thứ mình muốn.
Cộng đồng "dậy sóng" việc mua smartphone mới nhưng được giao hàng như "đồ si", và đây là điều phải làm khi mua hàng online giá trị cao! Mua hàng trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada rất tiện lợi, có nhiều mã giảm giá nhưng các bạn cũng cần lưu ý 1 vấn đề rất quan trọng khi nhận hàng. Người Việt đang dần có thói quen mua hàng qua các trang thương mại điện tử, không chỉ mua những món hàng nhỏ mà còn cả...