Messi ra đi, ai đủ sức gánh vác trọng trách nặng nề ở Barcelona?
Barcelona và Messi đã đẩy vào thế đối đầu. Việc El Pulga ra đi chỉ còn là vấn đề thời gian. CLB xứ Catalan sẽ phải đau đầu tìm kiếm nhân vật thay thế. Cùng điểm qua những ứng cử viên thay thế Messi.
Ansu Fati là phát hiện của bóng đá châu Âu trong mùa giải vừa qua. Ngay ở mùa giải đầu tiên lên đội 1 Barcelona, cầu thủ 17 tuổi này đã gây ấn tượng. Anh đã ghi 8 bàn thắng cho Los Blaugrana trong giải này.
Trong đó, Ansu Fati đã lập kỷ lục khi trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn trong lịch sử Champions League, cầu thủ trẻ nhất lập cú đúp ở La Liga. Thực tế, tiềm năng phát triển của Ansu Fati là rất lớn. Dù ở tuổi 17 nhưng Ansu Fati đã thực sự là mối nguy hiểm lớn cho các hàng thủ, với kỹ thuật cùng khả năng rê bóng tuyệt vời.
Ansu Fati chính là gương mặt được ngắm tới để thay thế Messi trong tương lai. Tuy nhiên, HLV Koeman có thể hướng tới việc sử dụng cầu thủ này nhiều hơn, dần thay thế hình bóng Messi ở thời điểm hiện tại. Nên nhớ, trong quá khứ, El Pulga cũng phát triển và nổi danh từ khá sớm ở Barcelona.
Paulo Dybala
Paulo Dybala là cầu thủ xuất sắc nhất Serie A mùa giải vừa qua nhưng có vẻ như cầu thủ này không hợp với tân HLV Andrea Pirlo. Có tin, Juventus sẵn sàng để ngôi sao người Argentina ra đi.
Tất nhiên, Paulo Dybala vẫn chưa đạt tới tầm của Messi. Ở đội tuyển Argentina, tiền đạo này buộc phải thi đấu trái sở trường (lệch phải) hoặc dự bị bởi sự xuất hiện của Messi.
Thế nhưng, Paulo Dybala đang ở độ chín sự nghiệp, vẫn còn tiềm năng để nở rộ. Nếu được đặt vào hệ thống đúng đắn, anh hoàn toàn có thể vươn tầm, giống như Mohamed Salah của Liverpoool. Lối chơi của Paulo Dybala khá giống với Messi nên nhiều người có thể kỳ vọng đây là bản hợp đồng tốt của Barcelona.
Neymar
Nếu bán Messi, Barcelona có thể thu về số tiền lớn (trong trường hợp điều khoản giải phóng hợp đồng không kích hoạt). Họ hoàn toàn có thể dùng số tiền đó để tái đầu tư vào Neymar.
Video đang HOT
Trong quá khứ, Neymar từng có giai đoạn cực kỳ thành công ở Barcelona. Cầu thủ này từng có ý định sang PSG để vươn xa hơn trong vai trò thủ lĩnh. Dù vậy, tới thời điểm này, nguyện vọng của “tiểu Pele” vẫn chưa thành công.
Do đó, anh hoàn toàn có thể quay trở lại “mái nhà xưa”, làm tiếp công việc của Messi để lại. Đẳng cấp và tài năng của Neymar không phải bàn cãi. Ở mùa giải vừa qua, ngôi sao người Brazil đã góp công lớn giúp PSG lọt vào chung kết Champions League trong vai trò nhạc trưởng.
Kylian Mbappe
Mbappe là một trong những cái tên vô cùng quan trọng của PSG. Dù mới ngoài 20 tuổi nhưng tài năng và đẳng cấp của Mbappe đã vươn tầm thế giới. Trong những năm qua, Mbappe luôn nằm trong tầm ngắm của các đại gia như Barcelona, Real Madrid.
Mbappe hoàn toàn có thể nghĩ tới việc tìm bến đỗ mới ở đẳng cấp cao hơn PSG để tiếp tục phát triển sự nghiệp. Đây cũng là sự lựa chọn hoàn hảo của Barcelona ở thời điểm này. Mbappe có sức trẻ, nhiệt huyết, đẳng cấp và tiềm năng phát triển cực lớn. Một cầu thủ như vậy thích hợp cho việc xây dựng triều đại mới.
Tất nhiên, mức giá mà Barcelona chi ra để chiêu mộ Mbappe không hề rẻ. Tiền đạo người Pháp đắt ngang ngửa (thậm chí hơn) Neymar ở thời điểm này.
Jadon Sancho
Trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè này, Jadon Sancho từng có thời điểm ở rất gần Man Utd. Thậm chí, cầu thủ người Anh đã đạt thỏa thuận cá nhân với CLB chủ sân Old Trafford. Thế nhưng, vấn đề ở chỗ, Man Utd lại không đáp ứng được mức phí chuyển nhượng mà Dortmund yêu cầu (120 triệu euro).
Ở khía cạnh nào đó, trong những năm qua, Barcelona bạo chi hơn Man Utd. Họ sẵn sàng chi ra số tiền cực lớn để chiêu mộ Coutinho (145 triệu euro), Dembele (125 triệu euro). Do đó, CLB này hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề tiền nong với Dortmund ở vụ Jadon Sancho.
Tiền đạo cánh người Anh sở hữu lối chơi vô cùng thông minh. Ở mùa giải vừa qua, anh đã ghi 20 bàn thắng, kiến tạo 18 đường chuyền thành bàn cho Dortmund. Việc vừa có thể ghi bàn vừa kiến tạo cho thấy Jadon Sancho khá toàn diện, giống như Messi.
Thẳng tay "trảm" Messi và công thần, Barcelona đã đi nước cờ sai
Tình hình của Barcelona ngày càng trở nên rối ren hơn sau khi Messi công khai tuyên bố muốn ra đi. Phải chăng, HLV Koeman đã đi nước cờ sai ngay ở thời điểm xuất phát?
Barcelona giống như con tàu đắm sau khi đâm vào tảng băng. Nó cứ chìm dần, chìm dần trong nỗi thất vọng cùng cực. Trận thua 2-8 trước Bayern Munich ở Champions League tựa như cú tát mạnh mẽ, đòi hỏi CLB cần sự thay đổi.
Sự ra đi của Messi ở thời điểm này có thể khiến Messi mất nhiều hơn được
Một trong những vấn đề dễ nhận thấy, kéo tụt Barcelona chính là những bất ổn trong phòng thay đồ. Messi và nhóm công thần được cho là bất phục HLV Setien, khiến tình hình trở nên rối ren.
Chính vì vậy, trong ngày ra mắt HLV Koeman, Chủ tịch Bartomeu đã nhấn mạnh rằng lý do ông bổ nhiệm chiến lược gia người Hà Lan là bởi muốn sử dụng cái uy của ông để trấn an phòng thay đồ.
Cần phải nhắc lại là trấn an, ổn định phòng thay đổ, chứ không phải là làm nó rối tung lên một lần nữa. Câu chuyện này đòi hỏi sự khéo léo của Ban lãnh đạo cũng như tân HLV trưởng người Hà Lan.
Thế nhưng, dường như HLV Koeman (đứng sau là Ban lãnh đạo Barcelona) đã đi nước cờ sai lầm ngay ở thời điểm xuất phát. Một điều tối kỵ khi dụng binh (hoặc mới tiếp quản tập thể mới) chính là việc thẳng tay loại bỏ những công thần.
Nhiều quan điểm cho rằng Messi đã kéo tụt Barcelona và cần phải loại bỏ. Nhưng không. Một cá nhân không thể làm được chuyện ấy. Bởi lẽ, sự xuống dốc của Barcelona là kết quả của cả hệ thống yếu kém. Trong đó, chính sách sai lầm của Ban lãnh đạo đội bóng mới khiến người ta chỉ trích nhiều nhất.
Trong những năm qua, Barcelona như tập thể xiêu vẹo dưới thời Chủ tịch Bartomeu. Sự bất ổn được thể hiện rõ qua việc 6 quan chức cấp cao của CLB đã nộp đơn xin từ chức vì không hài lòng với quan điểm phát triển của người đứng đầu. Và rồi, cả chuyện Giám đốc thể thao Eric Albidal công khai chỉ trích sự nhiệt huyết của nhóm công thần khi mùa giải vẫn đang diễn ra, càng khiến cho rạn nứt trở nên lớn hơn.
Chính sách chuyển nhượng sai lầm cũng góp phần kéo tụt Barcelona. Thống kê chỉ ra rằng, kể từ năm 2015 tới nay, CLB xứ Catalan đã chi ra gần 1 tỷ euro để mua cầu thủ. Nhưng không bản hợp đồng nào thành công. Chính bởi lẽ đó, gánh nặng phải tỏa sáng càng dồn lên vai của Messi hơn.
HLV Koeman đã quá nóng vội trong việc "tẩy sạch" nhóm công thần?
Trở lại với câu chuyện của Messi. HLV Koeman dường như đã cư sử không khéo khi đặt vào thế đối đầu với nhóm công thần. Việc "trảm" Luis Suarez qua điện thoại là dẫn chứng cho điều đó. Nó khiến cho các cầu thủ trụ cột của Barcelona cảm thấy không được tôn trọng. Bởi dẫu sao, trong những năm qua, Luis Suarez cũng có đóng góp lớn cho CLB.
Chưa kể tới việc công khai tuyên bố trên mặt báo rằng: "Quyền lực của Messi đã hết" cho thấy sự thiếu khôn ngoan của tân HLV trưởng Barcelona. Bằng chứng, El Pulga đã đáp lại bằng bức thư xin rời khỏi CLB qua fax (thay vì tới gặp trực tiếp Ban lãnh đạo để đề xuất). Nói vậy để thấy, tình hình càng rối ren hơn, chứ không phải trấn an phòng thay đồ như mục đích ban đầu.
Thực tế, việc Barcelona chia tay Messi ở thời điểm này "mất" nhiều hơn "được". Thứ nhất, trong cả thập kỷ qua, El Pulga là trụ cột và có ảnh hưởng lớn tới CLB. Càng ngày sự phụ thuộc vào Messi ngày càng lớn. Do đó, không thể thay thế trụ cột như vậy trong một sớm một chiều. Việc chia tay có thể xảy ra nhưng cần có lộ trình.
Trong quá khứ, Los Blaugrana đã mất cả núi tiền để tìm người thay thế Neymar, người vốn rất hợp với hệ thống nhưng đổi lại, họ chỉ thu về những nỗi thất vọng lớn.
Bên cạnh đó, hiệu ứng hình ảnh của Messi rất mạnh, thuộc hàng số 1 thế giới. Trong những năm qua, Barcelona sống nhờ vào hình ảnh của Messi chứ không phải ngược lại. El Pulga ra đi, có nghĩa rằng giá trị của Barcelona không còn như trước. Đổi lại, đương nhiên là tổn thất lớn về kinh tế.
Sau khi C.Ronaldo ra đi, Real Madrid cũng không còn giữ được vị thế như trước. Và giờ đây, nếu như Messi cuốn gói Nou Camp thì hiệu ứng tương tự sẽ xảy ra. Thậm chí, hậu quả lớn hơn rất nhiều và ảnh hưởng tới cả giải đấu. Đơn giản, trong nhiều năm qua, người ta theo dõi La Liga vì Messi hay C.Ronaldo. Nếu như không còn sự xuất hiện của cả hai siêu sao này, giải đấu sẽ mất đi nhiều sức hút.
Tình hình của Barcelona càng trở nên rối ren hơn khi Messi và Luis Suarez bị đối xử phũ phàng
Có ai dám chắc Messi ra đi thì Barcelona sẽ khá hơn? Thậm chí, nó còn tác động ngược lại. Việc "trảm" các công thần một cách phũ phàng có thể gây ra "loạn" trong cả đội bóng. Giờ đây, ai còn tin vào HLV Koeman khi mà ngay cả những công thần cũng bị đối xử "không ra gì"? Ai sẽ chiến đấu vì HLV người Hà Lan khi niềm tin không còn? Ai đủ sức làm thủ lĩnh của Barcelona? Hay liệu HLV Koeman có thể mua cả đội hình để thay thế toàn bộ đội bóng hiện tại?
Quá nhiều câu hỏi như vậy sẽ xuất hiện. HLV Koeman không phải không nếm trải cảm giác đó. Còn nhớ, năm 2007, khi mới tiếp quản Valencia, HLV người Hà Lan cũng thẳng tay loại bỏ nhóm công thần như Albelda, Baraja hay Angulo. Để rồi, "Bày dơi" sụp đổ và ông chưa tồn tại nổi 1 mùa giải.
Hay như mùa giải 2017/18, sau mùa đầu tiên thành công ở Everton, HLV Koeman đã đẩy hết Lukaku, Ross Barkley, Gareth Barry, Gerard Deulofeu... ra đi và chi 182 triệu bảng để tăng cường lực lượng. Đổi lại, HLV người Hà Lan đã bị sa thải chỉ sau 9 trận đầu mùa giải mới.
Ai cũng hiểu, Barcelona cần phải thay đổi nhưng điều đó không có nghĩa rằng HLV Koeman và Ban lãnh đạo Barcelona có thể phủi sạch giá trị cũ (thay vì cải tạo nó và thay đổi theo lộ trình). Nó có thể gây ra hậu quả khôn lường và tệ nhất là có thể khiến cả hệ thống sụp đổ.
Vì sao Messi tin rằng mình có thể rời Barcelona miễn phí? Lionel Messi đã gửi bản fax đề đạt nguyện vọng được ra đi dưới dạng chuyển nhượng tự do với BLĐ Barcelona. Liệu siêu sao người Argentina có thỏa ý nguyện? Hôm nay (26-8), hàng loạt các hãng tin thể thao lớn của thế giới đã đưa thông tin Messi gửi bản fax đề đạt nguyện vọng rời Barcelona. Đáng chú ý, Messi...