Merkel rút lui, châu Âu đối mặt thách thức lớn nhất kể từ 1930

Theo dõi VGT trên

Với việc bà Angela Merkel tuyên bố rút lui khỏi vị trí chủ tịch đảng CDU và không tái tranh cử vào năm 2021, EU đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ nhiều thập kỷ qua.

Sau gần 2 thập kỷ là người lãnh đạo của đảng trung hữu Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo CDU, bà Angela Merkel quyết định sẽ rời bỏ cương vị này và không tái tranh cử chức chủ tịch đảng vào tháng 12 tới.

Phát biểu sau kết quả đáng thất vọng của CDU trong cuộc bầu cử tại các bang Hesse và Bavaria, bà Merkel cho biết: “Đã đến lúc mở ra một chương mới”. Thủ tướng Đức, người đang ở nhiệm kỳ thứ 4, cũng khẳng định sẽ không tiếp tục đảm nhiệm cương vị này thêm một nhiệm kỳ nào nữa.

Điều này có nghĩa là nếu không có bất ngờ nào khác, bà Merkel sẽ làm việc tối đa đến năm 2021 trước khi rút lui hoàn toàn khỏi sân khấu chính trị.

Merkel rút lui, châu Âu đối mặt thách thức lớn nhất kể từ 1930 - Hình 1

Bà Angela Merkel trở thành chủ tịch đảng CDU từ năm 2000. Ảnh: Reuters

Giữ chức chủ tịch đảng CDU từ năm 2000 và là thủ tướng Đức từ năm 2005, bà Merkel luôn giữ vị trí số 1 trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Là lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất trong khối, bà Merkel được coi như là lãnh đạo thật sự của Liên minh châu Âu và có những dấu ấn quan trọng về kinh tế và ngoại giao, tiêu biểu như cách bà xử lý cuộc khủng hoảng eurozone .

Tuy nhiên chính sách mở cửa của bà Merkel trước cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu vào năm 2015, mặc dù giúp bà trở thành nhân vật của năm trên tạp chí Time, lại chính là một nhân tố quan trọng dẫn đến những thất bại chính trị của bà tại Đức vào thời điểm này. Hơn 1,5 triệu người nhập cư đã đến nước Đức kể từ năm 2014 và điều đó khiến đảng CDU mất đi sự ủng hộ của những cử tri bảo thủ.

Merkel rút lui, châu Âu đối mặt thách thức lớn nhất kể từ 1930 - Hình 2

Tạp chí Time đề cử bà Merkel trở thành nhân vật của năm 2015 sau quyết định mở cửa châu Âu để đón nhận những người tị nạn, Thủ tướng Đức được gọi là “ Lãnh đạo của thế giới tự do”. Ảnh: Time Magazine

Kỷ nguyên của bà Merkel chấm dứt sẽ là cơn ác mộng thật sự với châu Âu, khi các lãnh đạo cực hữu bắt đầu xuất hiện và chủ nghĩa dân túy đang lan rộng ở lục địa già. Trong khi đó nước Anh, một đồng minh thân cận của Berlin trước đây và cũng là quốc gia có tầm ảnh hưởng trong khu vực, giờ đã trở thành gánh nặng với sự hỗn loạn mang tên Brexit. Việc Anh rút khỏi EU cũng tạo nên một tiền lệ nguy hiểm, đe dọa sự ổn định của Liên minh châu Âu.

Ở Pháp, áp lực cũng đang dần tăng lên với Tổng thống Macron sau 18 tháng nhậm chức. Những cải cách thị trường của ông đang không có được những kết quả như mong muốn: tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Hình ảnh của ông Macron cũng bị ảnh hưởng sau vụ vệ sĩ của ông đánh người và một loạt quyết định từ chức trong chính phủ, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Pháp đang ở mức dưới 30%.

Mới đây, Tổng thống Pháp đã có những lời chỉ trích mạnh mẽ ông Viktor Orban, Thủ tướng Hungary, và ông Matteo Salvini, Phó thủ tướng Italy. Cả hai chính trị gia này đều là những người thiên hữu và ông Macron cho rằng những người như họ sẽ là mối đe dọa với những giá trị cốt lõi của Liên minh châu Âu.

Video đang HOT

“Nếu họ coi tôi là đối thủ chính của họ thì họ đã đúng. Tôi sẽ không nhân nhượng trước những người dân tộc chủ nghĩa và ngôn ngữ thù ghét của họ”. Tổng thống Pháp chia sẻ với các phóng viên về vấn đề này trong chuyến công du đến Đan Mạch.

Tuy nhiên theo ông Robert Zaretsky, nhà phân tích chính trị châu Âu tại Đại học Houston, những chỉ trích của ông Macron nhiều khả năng sẽ làm tăng thêm sự phân cực vào lúc này, trong bối cảnh mà trật tự chính trị tại khu vực đang bị phá vỡ.

Merkel rút lui, châu Âu đối mặt thách thức lớn nhất kể từ 1930 - Hình 3

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là hai nhà lãnh đạo dẫn đầu trong việc bảo vệ những giá trị cốt lõi của Liên minh châu Âu trước làn sóng cực hữu lan rộng ở lục địa già. Ảnh: Reuters

Chưa có khi nào kể từ những năm 1930, sự ổn định và liên kết của châu Âu lại bị đe dọa như lúc này. Bức tranh này càng thêm u ám trước trước kế hoạch nghỉ hưu của bà Angela Merkel tại nước Đức.

Nếu mọi thứ không được kiểm soát, quá trình chia rẽ chính trị ở châu Âu sẽ tiếp tục diễn ra. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Đông Âu và các nước quanh khu vực Địa Trung Hải, và gần đây nhất là thất bại của đảng Dân chủ xã hội ở Thụy Điển sẽ mang tới một làn sóng có thể thay đổi hoàn toàn bộ mặt của châu Âu mà chúng ta từng biết.

Quốc Thăng

Theo Zing/Guardian

Nỗ lực lật đổ Merkel của những người ủng hộ Trump

Những người chung quan điểm chống nhập cư với Tổng thống Mỹ đang gia tăng sức ép để khiến liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức tan rã.

Nỗ lực lật đổ Merkel của những người ủng hộ Trump - Hình 1

Trump không bắt tay với bà Merkel trong cuộc gặp tại Nhà Trắng năm 2017. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/6 viết trên Twitter rằng "người dân Đức đang quay lưng với lãnh đạo của mình khi vấn đề nhập cư đang làm chao đảo liên minh vốn đã mong manh của Berlin". Đây được coi là lời công kích trực tiếp của Trump với Thủ tướng Đức Angela Merkel và là bằng chứng mới nhất cho thấy một chiến dịch ngầm của Mỹ nhằm lật đổ nữ lãnh đạo này, theo Huffington Post.

Nỗi bất mãn của Trump đối với Merkel được thể hiện một cách rõ ràng ngay từ những ngày đầu ông tranh cử tổng thống Mỹ. Giờ đây, Trump và các đồng minh của mình gia tăng nỗ lực công kích trong bối cảnh lãnh đạo Đức đang đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất: tìm ra giải pháp toàn châu Âu cho vấn đề nhập cư trước ngày 1/7 để đảm bảo liên minh cầm quyền của mình không sụp đổ.

Bà Merkel không chỉ phải đối mặt với sức ép từ trong nước, mà còn hứng chịu những lời chỉ trích từ mạng lưới những người Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn, mang tư tưởng bài nhập cư cùng các nhà hoạt động quốc tế được gợi cảm hứng từ chính sách của Trump.

Liên minh này dường như đang tìm cách trừng phạt Thủ tướng Đức vì đã đón chào hơn một triệu người nhập cư vào châu Âu kể từ năm 2015, cũng như muốn chứng minh rằng lòng thương cảm đối với người tị nạn chỉ là phương án tự sát về chính trị ở phương Tây.

"Lãnh đạo hai quốc gia lớn nhất ở châu Âu đang ngày càng bị vây hãm", Gerald Knaus, chuyên gia thuộc tổ chức Sáng kiến Ổn định châu Âu, nói về Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. "Và hai cường quốc lớn bên ngoài là Mỹ và Nga đều đứng về phía vây hãm họ".

Rất khó để xác định những "tướng cầm quân" trong cuộc vây hãm này, nhưng Knaus cho rằng trong đội ngũ đó có Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton, cựu trợ lý Nhà Trắng Steve Bannon và cố vấn chính trị Stephen Miller, người từng công kích Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách gọi bà là "Merkel của nước Mỹ".

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy về một chiến dịch nhắm vào Merkel. Một tháng trước khi Trump công kích Thủ tướng Đức trên Twitter, đại sứ Mỹ tại Berlin Richard Grenell đã ăn tối với Bộ trưởng Y tế Jens Spahn, một thành viên nổi loạn theo đường lối cứng rắn trong đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Merkel.

Spahn rất muốn chiếc ghế của Merkel và sau khi chồng bà đăng ảnh gặp Grenell lên Twitter, nó đã khiến những người ủng hộ Thủ tướng Đức rất ngạc nhiên và châm ngòi cho làn sóng chế nhạo Spahn trên Facebook, giảng viên Alexander Clarkson thuộc Đại học King's London cho biết.

Người Đức vốn rất nghi ngờ đại sứ Grenell, người từng tuyên bố muốn "trao quyền" cho các nhà hoạt động cứng rắn khắp châu Âu bất mãn với lãnh đạo nước mình. "Nhiều người Đức và các nước châu Âu coi tuyên bố của ông ấy là hành động can thiệp vào chính trị nội bộ", bức thư được 9 thượng nghị sĩ Mỹ gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 12/6 có đoạn.

Đại sứ Grenell sau đó thông báo kế hoạch mời Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, người có quan điểm chống nhập cư quyết liệt được Grenell mô tả là "ngôi sao nhạc rock", tới ăn trưa vào ngày 13/6. Đại sứ quán Mỹ sau đó thông báo hủy kế hoạch ăn trưa, nhưng Kurz lúc này đã có mặt ở Berlin.

Tận dụng thời gian này, Thủ tướng Áo tổ chức họp báo chung cùng Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer và kêu gọi các lãnh đạo châu Âu đoàn kết chống nhập cư. Vài giờ sau, Bộ trưởng Seehofer thông báo với Merkel rằng ông sẽ không nhượng bộ trong kế hoạch thắt chặt kiểm soát biên giới nước Đức và đẩy trả người tị nạn đăng ký ở các nước châu Âu khác, dù hành động này vi phạm nguyên tắc căn bản của Liên minh châu Âu (EU).

Mối đe dọa với Merkel

Nỗ lực lật đổ Merkel của những người ủng hộ Trump - Hình 2

Một cuộc tuần hành chống nhập cư của những người theo tư tưởng cực hữu ở Đức năm 2017. Ảnh: AP.

Sự cương quyết của Seehofer châm ngòi cho cuộc tranh cãi kéo dài cả ngày giữa ông với Merkel, làm gia tăng nguy cơ tan rã chính phủ liên minh giữa đảng CDU của Merkel và đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) do Seehofer làm chủ tịch.

Đảng cánh hữu CSU đã sát cánh với đảng trung hữu CDU suốt nhiều thập kỷ qua, nhưng quan điểm chống nhập cư quyết liệt của Seehofer có thể xé nát liên minh này, đẩy Merkel vào tình thế "vịt què" trước cuộc bầu cử vùng sẽ diễn ra vào tháng 10. Phải mất nhiều ngày đàm phán, Merkel mới thuyết phục được Seehofer giữ nguyên hiện trạng, để bà tìm cách giải quyết tình trạng Đức đang phải tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn các nước EU khác.

Merkel tuyên bố bà biết rõ vấn đề, nhưng muốn toàn EU cùng chung sức giải quyết chứ không dồn gánh nặng cho Đức. Tại hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra vào cuối tháng 6, bà sẽ phải thuyết phục được 27 lãnh đạo châu Âu cùng áp dụng chính sách mới nhằm tiếp nhận một cách hợp pháp những người nhập cư đã đăng ký ở một nước châu Âu.

Nhưng nỗ lực của bà Merkel được dự đoán là sẽ gặp muôn vàn khó khăn, trong bối cảnh chiến dịch công kích quốc tế đang nhắm vào bà với những cáo buộc phóng đại rằng chính cách lãnh đạo của bà đã tạo điều kiện cho người nhập cư đe dọa châu Âu. Trump thậm chí còn tuyên bố rằng tỷ lệ tội phạm ở Đức đã tăng hơn 10% kể từ khi tiếp nhận người nhập cư, trong khi số liệu do Cơ quan Hình sự Liên bang Đức công bố cho thấy tỷ lệ này năm 2017 ở mức thấp nhất trong 25 năm qua.

Các tờ báo bảo thủ của Mỹ như Breitbart hay Daily Signal thường đăng các bài viết với tựa đề "biên giới mở được cho là nguyên nhân của các vụ giết người và cướp bóc". Họ cố tạo ấn tượng rằng người nhập cư đang cố nhắm vào người bản địa, trong khi đa số nạn nhân trong các vụ phạm tội chính là người nhập cư. Họ cũng không đưa tin về những vụ người bản địa ở Đức phạm tội, hay phớt lờ thực tế rằng số vụ phạm pháp về tổng thể đã giảm.

Trong cuộc gặp với Bannon, cựu chủ tịch tờ Breitbart, đảng dân túy cánh hữu Con đường khác cho nước Đức (AfD) đề nghị Bannon giúp thành lập một tòa soạn để gây ảnh hưởng nhiều hơn trên truyền hình và truyền thông xã hội. AfD thường xuyên chỉ trích bà Merkel không đủ cứng rắn với người nhập cư và quan điểm của đảng này ngày càng được dư luận chú ý trong các cuộc thăm dò gần đây.

Các tổ chức ở Washington có liên hệ với chiến dịch bố ráp người nhập cư của Trump cũng tăng cường hoạt động công kích Merkel. Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư (CIS) gần đây đăng bài viết khuyên các quan chức châu Âu nên khước từ nỗ lực của Merkel nhằm xây dựng chính sách "chia sẻ người nhập cư" tốt hơn.

Sức ép từ bên trong và bên ngoài đặt tương lai chính trị của Merkel vào vị thế mong manh hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho các đối thủ của bà gia tăng nỗ lực lật đổ.

Tuy nhiên, Knaus cũng chỉ ra rằng Merkel có thể phản công bằng cách cho các cử tri thấy niềm tự hào khi quản lý được dòng người nhập cư bằng cách thiết lập một thỏa thuận quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ để hạn chế người tị nạn vào châu Âu, cũng như quyết tâm của bà trong việc duy trì giá trị và lòng tin của châu Âu vào sự nhân đạo.

Nỗ lực lật đổ Merkel của những người ủng hộ Trump - Hình 3

Bức ảnh thể hiện thế "đối đầu" giữa Trump và các lãnh đạo G7 trong hội nghị đầu tháng 6. Ảnh: Reuters.

Với thực tế đa số người Đức không ưa gì Trump, chiến dịch công kích Merkel của Mỹ có thể phản tác dụng khi khiến cử tri đứng về phía bà, người đã khôn ngoan tránh các cuộc khẩu chiến có thể làm mất lòng người dân.

Nhưng với những gì Trump và những người ủng hộ đang làm, Mỹ đã tạo ra một tiền lệ công kích lãnh đạo đồng minh chưa từng có ở châu Âu. "Nga có can thiệp để tìm cách gây bất ổn chính trị cho EU không? Chắc chắn là có. Nhưng Trump hiện nay còn tệ hơn thế nữa", cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt viết trên Twitter hồi đầu tuần. "Đây là điều chưa từng thấy".

Thành Nguyễn

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giải mã trận lũ kinh hoàng tại Tây Ban Nha
17:00:11 31/10/2024
Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m
20:13:01 31/10/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Elon Musk dùng tiền giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
Vụ 2 du khách Việt bị sát hại tại Mỹ: hung thủ bị kết tội giết người
11:24:53 01/11/2024
Tương phản Trump - Harris cuối chặng đua vào Nhà Trắng
11:43:57 01/11/2024

Tin đang nóng

Lan truyền hình ảnh Hoài Lâm lang thang trên đường, có biểu hiện lạ
13:03:55 02/11/2024
Chưa từng có trong showbiz: Nam diễn viên hạng A làm sập MXH lớn nhất nước vì 1 câu nói yêu bạn diễn
10:35:43 02/11/2024
Lấy chồng bại liệt, đêm tân hôn cô dâu sốc với hành động kì lạ của chú rể
11:33:44 02/11/2024
Về quê thăm bố chồng thì có mùi hôi xộc vào mũi, tôi đẩy cửa vào phòng thì phát hiện bí mật động trời
11:29:51 02/11/2024
Tình trạng hiện tại của Quyên Qui và Wukong: Bùng nổ ý kiến về bàn tay của nam DJ khi ôm mỹ nhân
14:23:25 02/11/2024
Nửa đêm vô tình thấy giúp việc trẻ ôm lấy chân bố chồng, tôi choáng váng nghe được bí mật bị che giấu
11:22:40 02/11/2024
Lộ 11 USB chứa toàn clip nóng của ông trùm Diddy: 8 sao hạng A xuất hiện, có cả trẻ vị thành niên
13:26:02 02/11/2024
Nam nghệ sĩ là đại gia trăm tỷ: "Đi đường tôi không nhìn phụ nữ nhưng thấy xe là nhìn"
12:56:48 02/11/2024

Tin mới nhất

Nga bác bỏ chương trình làm việc của Anh tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

15:26:49 02/11/2024
Ông Polyansky viết trên Telegram: "Có những câu hỏi từ giới truyền thông về lý do tại sao chúng tôi không cho phép thông qua chương trình làm việc của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh) vào tháng 11.

Một quan chức phong trào Hồi giáo Hamas thiệt mạng

15:24:17 02/11/2024
Phía Israel mô tả nhân vật này là một trong những thành viên cấp cao cuối cùng của Hamas chịu trách nhiệm phối hợp với các nhóm khác ở Dải Gaza.

Nhóm vũ trang ở Bolivia chiếm cơ sở quân sự và bắt giữ một số binh sĩ

15:21:48 02/11/2024
Quân đội Bolivia mô tả hoạt động của nhóm vũ trang này là bất thường , lưu ý nhóm này cũng đã chiếm quyền kiểm soát vũ khí và đạn dược, đồng thời nhấn mạnh rằng những hành động như vậy đồng nghĩa với tội phản quốc.

Mỹ sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu USD cho Ukraine

15:10:13 02/11/2024
Trước việc Mỹ và các nước phương Tây khác cung cấp vũ khí cho Ukraine, phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng những động thái này sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường và sẽ chỉ làm kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

15:07:01 02/11/2024
Đảo Mesyatsev hình thành từ một bán đảo cùng tên do băng tan trên đảo Eva-Liv từ trước năm 1995. Đoàn thám hiểm quần đảo Bắc Cực năm 2018 và các nhân viên Công viên quốc gia "Bắc Cực Nga" năm 2021 đã xác nhận việc này.

ASEAN đề xuất tầm nhìn mới về sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

14:59:08 02/11/2024
ASEAN đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ công nghệ và dữ liệu không gian để giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng khả năng phục hồi sau thảm họa, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á.

EU phạt tập đoàn dược phẩm đình đám của Israel vì vi phạm quy định cạnh tranh

14:56:18 02/11/2024
Ngoài ra, EC cũng cáo buộc Teva đã cố tình nới rộng thời gian bảo hộ bằng sáng chế của Copaxone để làm khó các đối thủ cạnh tranh.

Nga cảnh báo Thế chiến 3 nếu NATO kết nạp Ukraine

14:48:16 02/11/2024
Moscow cũng cho rằng, Nga đang đối đầu không chỉ với Ukraine mà với cả phương Tây. Nga coi phương Tây, bao gồm các nước thành viên NATO, thực tế đã trở thành một bên tham chiến do tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Ít nhất 8 người thiệt mạng trong vụ sập mái nhà ga ở Serbia

14:40:32 02/11/2024
Lực lượng cứu hộ và y tế cùng hai máy xúc cỡ lớn đã được huy động tới hiện trường để tìm kiếm các nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát. Bộ trưởng Dacic đánh giá đây là nhiệm vụ "cực kỳ khó khăn" và có thể kéo dài trong nhiều giờ.

Kệ sách cho thuê - Mô hình độc đáo giúp khôi phục văn hóa đọc tại Nhật Bản

14:28:09 02/11/2024
Các hiệu sách thông thường thường chỉ bán những đầu sách phổ biến dựa trên thống kê doanh số, loại bỏ những cuốn tiêu thụ chậm. Nhưng cửa hàng của Imamura thì "bỏ qua những nguyên tắc đó".

Trung Quốc khẩn trương phòng chống bão Kong-rey

14:19:50 02/11/2024
Bộ Tài nguyên nước mở cuộc họp tham vấn đặc biệt trong ngày 1/11 để phân tích và đánh giá tác động của cơn bão, đồng thời triển khai thêm các biện pháp kiểm soát lũ lụt tại các con sông cũng như phòng ngừa nguy cơ lũ quét và ngập úng đô...

Tranh của Andy Warhol bị trộm táo tợn tại Hà Lan

14:11:23 02/11/2024
Thám tử người Hà Lan Arthur Brand, người từng tìm lại nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng bị đánh cắp, cho biết việc sử dụng thuốc nổ trong trộm tranh là điều bất thường và hiếm thấy trong những vụ trộm tác phẩm nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm

Những 'nàng thơ' gây thương nhớ của màn ảnh Việt

Sao việt

15:22:34 02/11/2024
Màn ảnh Việt xuất hiện những nàng thơ được khán giả yêu mến không chỉ bởi vẻ đẹp trong sáng mà còn để lại dấu ấn mạnh mẽ qua những vai diễn ấn tượng.

Brazil loại thần đồng Endrick, Neymar vắng mặt

Sao thể thao

15:22:14 02/11/2024
Đội tuyển Brazil loại thần đồng Enrick, trong khi Neymar chưa thể trở lại khi chuẩn bị cho Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ.

8 sao Hàn bê bối nhất lịch sử làng giải trí: Toàn những 'quả phốt' chấn động

Sao châu á

15:18:57 02/11/2024
Từ say rượu lái xe đến tội phạm tình dục, những sao Hàn dưới đây đã đánh mất sự nghiệp và tình yêu mến của khán giả sau nhiều vụ bê bối.

Tạo hình đẹp nhất sự nghiệp của Triệu Lộ Tư khiến 20 triệu người phát cuồng

Phim châu á

15:11:35 02/11/2024
Triệu Lộ Tư nổi bật trong trang phục của mang phong cách Đôn Hoàng với trang sức vàng treo đầy người vừa lộng lẫy lại bắt mắt.

Siêu phẩm 18+ tạo nên cơn sốt toàn cầu bị khán giả Việt ngó lơ

Phim âu mỹ

15:01:52 02/11/2024
Hôm nay ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức ra rạp, chiêu đãi bữa tiệc đầy mãn nhãn nhưng không kém phần rùng mình tới khán giả.

Vụ xây nhầm nhà trên đất người khác: Kiên quyết xử lý nếu cán bộ sai phạm

Tin nổi bật

14:54:37 02/11/2024
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Dương cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Chí Linh (Hải Dương) về vụ việc xây nhầm nhà 3 tầng lên đất người khác.

Mối quan hệ giữa cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại gia Nguyễn Cao Trí

Pháp luật

14:50:29 02/11/2024
Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai quen biết đại gia Nguyễn Cao Trí từ khoảng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát.

Búp bê màn ảnh 5 năm không ai mời đóng phim, nhan sắc biến dạng bị cả showbiz quay lưng

Hậu trường phim

14:48:40 02/11/2024
Khán giả quay lưng, showbiz từ mặt, Seo Woo đã dần dần bị đào thải khỏi ngành công nghiệp giải trí. Ở thời điểm hiện tại, danh tiếng và vị thế của cô gần như bằng 0, búp bê xứ Hàn đã bị quên lãng.

Cô gái ăn mặc sang chảnh, "ăn chùa" đám cưới người lạ và không để tiền mừng

Netizen

14:44:22 02/11/2024
Trang điểm và ăn mặc sang chảnh, cô gái người Hà Nam (Trung Quốc) vô tư vào tiệc cưới của người lạ tổ chức tại một khách sạn sang trọng ở Hong Kong để ăn uống mà không để lại tiền mừng.

Khu Vườn Tình "một màu" của Tăng Duy Tân

Nhạc việt

14:42:03 02/11/2024
Album đầu tay Khu Vườn Tình của Tăng Duy Tân vừa ra mắt, thể hiện cái tôi nghệ thuật của giọng ca Cắt Đôi Nỗi Sầu.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

Lạ vui

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.