Mercedes eActros 2022 – Xe tải điện cho tương lai
Mercedes-Benz đã chính thức trình làng mẫu xe tải hạng nặng chạy điện đầu tiên của hãng mang tên eActros, xe công suất 536 mã lực cùng tầm hoạt động lên đến 400 km.
Mercedes-Benz eActros có tầm hoạt động lên đến 400 km
Nằm trong kế hoạch chuyển toàn bộ xe tải tại thị trường châu Âu của Mercedes-Benz sang động cơ thuần điện vào năm 2039, hãng xe Đức đã trình làng eActros – mẫu xe tải hạng nặng thuần điện đầu tiên của mang thương hiệu của hãng.
Cung cấp năng lượng cho eActros là cặp động cơ điện làm mát bằng chất lỏng gắn ở trục sau, sản sinh công suất liên tục khoảng 442 mã lực mặc dù thực tế có thể đạt tới 536 mã lực. Động cơ điện được gắn vào trục sau để nhường chỗ cho bộ pin. Đi kèm là hộp số 2 cấp giúp xe tăng tốc tốt hơn.
eActros sẽ là phương tiện phổ biến tại châu Âu trong tương lai
Mẫu xe tải điện eActros trang bị 3 – 4 cụm pin 105 kWh, cung cấp dung lượng lên đến 420 kWh. So với Mercedes-Benz EQS, chiếc sedan chạy điện chỉ có một cụm pin 107,8 kWh duy nhất.
Video đang HOT
Mercedes-Benz eActros có tầm hoạt động 400 km, được cho là phù hợp với kích thước to lớn và tải trọng đáng kể khi chở hàng hóa. Nhà sản xuất cũng trấn an khách hàng rằng thời gian sạc pin sẽ không mất quá lâu mặc dù bộ pin trên xe được cho là tương đối lớn.
Theo đó, eActros có thể được sạc ở công suất lên tới 160 kW. Khi được kết nối với bộ sạc nhanh 400A DC, pin có thể nạp đầy từ 20% đến 80% chỉ trong hơn một giờ. Tương tự các mẫu xe con chạy điện, eActros cũng trang bị tính năng phanh tái tạo năng lượng.
Nhờ hệ thống hiển thị thông tin tiên tiến, người lái có thể quản lý được mức năng lượng điện sử dụng và còn lại để lên kế hoạch sạc điện cho xe trên một số tuyến đường nhất định. Các công nghệ an toàn tiêu chuẩn cũng có mặt trên eActros bao gồm: phanh khẩn cấp tránh va chạm, công nghệ camera phía sau mới nhất của hãng.
Dung lượng pin của xe tải eActros nhiều gấp 4 lần so với xe điện sedan thông thường
Bên cạnh đó, cụm pin được bảo vệ bên trong một cấu trúc chịu lực bằng nhôm, trong trường hợp xảy ra tai nạn. Các đường dây cao thế cũng được bảo vệ tuyệt đối. Người lái có quyền ngắt hoàn toàn hệ thống điện cao áp trong trường hợp khẩn cấp.
Để thuyết phục các công ty vận tải chuyển sang sử dụng xe tải điện của hãng, Mercedes sẽ hỗ trợ thiết lập kế hoạch sử dụng xe tối ưu nhất trên những tuyến đường, lên kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng sạc điện và xin các khoản tài trợ để chuyển dịch sang xe điện với chi phí hiệu quả nhất. Mercedes-Benz cũng cung cấp các gói bảo dưỡng và sửa chữa ưu đãi dành cho các công ty.
Mercedes-Benz eActros 2022 sẽ xuất xưởng tại nhà máy Wrth am Rhein, Đức vào mùa thu năm nay. Giá bán vẫn chưa được hãng xe Đức công bố.
Ông lớn ngành ô tô Trung Quốc và tham vọng với thị trường xe tải Việt Nam
Đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nhưng thị trường xe tải Việt Nam vẫn trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc.
Từ ông lớn ngành ô tô Trung Quốc...
SGMW có thể là một cái tên còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên với thị trường quốc tế, đây không phải là thương hiệu quá xa lạ. Được thành lập vào 18/11/2002, có thể nói, đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa ba cái tên hết sức đặc biệt.
Cụ thể, SGMW là tên viết tắt của 3 đơn vị hợp phần: SAIC Motor, General Motors và Wuling Motor. SAIC Motor là nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc và được ví là một trong 4 cột trụ lớn nhất của nền công nghiệp ô tô tại xứ tỉ dân. Đây cũng là gương mặt đáng nể của nền công nghiệp ô tô thế giới, khi có mặt trong top 10 nhà sản xuất lớn nhất. SAIC Motor cũng từng vinh dự đứng thứ 52 trong top 500 công ty có giá trị lớn nhất toàn cầu năm 2020.
Nhà máy SGMW tại Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.
Trong khi đó, General Motors (GM) là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Trong sự hợp tác này, SGMW không chỉ thừa hưởng những thiết kế, kỹ thuật, được hướng dẫn nghiên cứu phát triển sản phẩm mà còn được chuyển giao quy trình sản xuất hiện đại nhất từ GM.
Về phần Wuling, nhà sản xuất ô tô tải có trụ sở tại Liễu Châu (Trung Quốc) bắt đầu cho ra mắt thị trường những chiếc minivan từ năm 1982. Sau quá trình phát triển và cải tiến động cơ, đặc biệt là dành cho xe tải vào năm 2002, Wuling chính thức trở thành một phần của SGMW, chịu trách nhiệm sản xuất xe minivan và xe tải cỡ nhỏ.
Là kết quả của "cái bắt tay" giữa ba cái tên nêu trên, không khó hiểu khi SGMW có những lợi thế riêng biệt mà không phải nhà sản xuất nào cũng có. Theo đó, SGMW tự tin có thể đảm bảo song song hai mục tiêu là chi phí thấp (để có mức giá bán hợp lý tới thị trường) vốn đã được nhà sản xuất Trung Quốc tối ưu hóa rất tốt và giá trị sản phẩm cao (trang bị thêm nhiều công nghệ, gia chất lượng dịch vụ, tăng khả năng phục vụ cho người dùng) khi tận dụng được những công nghệ và tiêu chuẩn đạt chuẩn thế giới từ GM.
Tại Việt Nam, TC Motor Vietnam (TCMV) là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền các dòng xe tải và xe van từ SGMW. Với phương châm là "người bạn đồng hành tin cậy", TCMV đặt mục tiêu mang lại giá trị cho khách hàng với các thương hiệu toàn cầu và sản phẩm chất lượng cao thông qua việc không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam.
... tới quyết định táo bạo với thị trường xe tải cỡ nhỏ tại Việt Nam
Trong thời gian tới, TC Motor Vietnam và SGMW sẽ hợp tác để cho ra mắt ba mẫu xe mới tại thị trường Việt Nam, bao gồm hai xe tải và một xe van. Việc sẵn sàng ra mắt ba mẫu xe tại một thị trường mới như Việt Nam có thể xem là lựa chọn khá táo bạo của cả TCMV và SGMV, xét trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến vô cùng khó lường.
Nhà máy TC Motor Vietnam tại Đà Nẵng (Ảnh: TCMV).
Tuy nhiên, ở góc nhìn rộng hơn, đây lại là quyết định hợp lý. Bởi lẽ, Covid-19 tạo ra nhiều động lực để ngành thương mại điện tử tăng trưởng, kéo theo thực tế là các kho hàng có thể được xây dựng mới và đặt tại bất cứ đâu. Điều này cũng là cơ hội để ngành dịch vụ hậu cần như chuyển phát, giao vận có nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới. Nhu cầu về xe tải cỡ nhỏ để phục vụ công việc trên vì thế cũng sẽ có xu hướng tăng.
Đó cũng là những tín hiệu để hai tập đoàn lớn như TCMV và SGMW có thêm cơ sở để ra mắt những dòng xe tải, xe van mới tại nước ta, giữa lúc Covid-19 vẫn đang là mối đe dọa với nền kinh tế cũng như ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Năm 2019, SGMW từng xuất khẩu 20,25 triệu chiếc xe và con số này tăng lên 21,43 triệu chiếc trong năm 2020. Với những gì mà SAIC, General Motor và Wuling đã khẳng định tại thị trường Trung Quốc và thế giới, cùng những tín hiệu lạc quan từ thị trường xe tải nhỏ Việt Nam vốn đã có "kinh nghiệm" phục hồi sau đại dịch, TCMV và SGMW càng củng cố niềm tin để tạo được tiếng vang tại Việt Nam với những dòng sản phẩm mới của mình.
Không niêm yết thông tin trên xe ôtô tải, có thể bị phạt đến 4 triệu đồng Không niêm yết thông tin xe ôtô tải là một trường hợp vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Xe ôtô tải phải niêm yết thông tin theo quy định. Ảnh: LĐO Quy định về việc niêm yết thông tin trên xe ôtô tải Theo Điều 19 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT về việc niêm yết thông...