Mẹo xử lý rau củ quả đảm bảo dinh dưỡng
Rau củ quả không chỉ chứa nhiều chất xơ, vitamin, rất tốt cho hệ tiêu hóa, mà còn là những vị thuốc quý giúp con người chống lại nhiều căn bệnh. Vậy làm thế nào để xử lý rau củ quả đảm bảo dinh dưỡng?
1. Rửa rau
Rau củ quả tươi là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, cũng như tiềm ẩn nguy cơ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Cách đơn giản và bảo đảm vệ sinh an toàn nhất là rửa rau củ quả dưới vòi nước sạch và chảy mạnh. Mỗi loại sẽ có một cách rửa khác nhau.
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Rau gia vị chỉ cần rửa qua. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi… cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi… nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.
2. Chế biến
Không “tích trữ” rau trong tủ lạnh quá lâu. Không ít người có thói quen 1 tuần đi chợ 1 lần, thức ăn sẽ được để trong tủ lạnh ăn dần. Cách làm này vừa thuận tiện lại tiết kiệm thời gian nhưng bạn có biết: Việc để rau nhiều ngày rồi mới sử dụng làm hao tổn lượng vitamin có trong rau. Tích trữ rau có thể làm mất tới 50% lượng vitamin C. Ngay cả khi bạn để rau trong tủ lạnh vài ngày, bạn đã vô tình làm lượng vitamin giảm đi đáng kể. Các chuyên gia khuyên chúng ta hãy ăn rau tươi trong vòng từ 24 – 48 giờ đồng hồ sau khi mua về.
Nên làm chín rau bằng hơi. Đun chín rau ở nhiệt độ cao và đun lâu sẽ làm mất đi lượng vitamin có trong rau. Cách làm chín rau tốt nhất là bạn hãy hấp rau thật nhanh, cách này sẽ giúp bạn bảo vệ được những dưỡng chất của rau và cũng là cách tốt nhất giữ mùi vị của rau.
Xào rau nhỏ lửa tuy làm cho rau không có màu xanh bắt mắt nhưng nấu xào ở ở nhiệt độ cao thì các loại vitamin C, B1 sẽ rất dễ hòa tan và bay hơi hết. Vì vậy khi chế biến các món rau xào nên vặn nhỏ lửa, thêm chút dấm để giữ lại lượng vitamin. Có 1 số loại rau dùng tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà chua, v.v…
Một vài lưu ý nhỏ khi chế biến :
- Sử dụng nước rau để làm nước xốt, nước xốt dầu giấm… Chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất hoà tan.
- Khi luộc khoai tây, bạn nên giữ cả vỏ như vây lượng vitamin mất đi sẽ ít hơn.
- Khi nấu chín rau, bạn nên cho rau vào nước đang đun sôi. Nhiệt độ cao sẽ cho phép tạo một lớp đường trên bề mặt nước, lớp đường này bảo vệ vitamin không bị mất đi do bay hơi nước.
- Không nên nấu rau quá nhừ. Rau được ăn khi vẫn còn hơi dai, như vậy là bạn đã bảo vệ được đáng kể lượng vitamin của rau.
3. Hãy ăn ngay sau khi vừa chế biến
Một số người có thói quen chỉ gắp rau ra khỏi xoong, chảo khi đến giờ ăn để giữ nóng nhưng như vậy thì công sức bạn bỏ ra cho món ăn đó cũng gần như vô nghĩa. Vì hầu hết các chất dinh dưỡng trong rau đã tan hết. Cách tốt nhất là các bạn hãy thưởng thức ngay sau khi vừa chế biến xong. Điều này không chỉ giúp bạn cảm nhận được hương vị ngon nhất mà lại rất có lợi cho cơ thể.
4. Sử dụng gia vị có chiết xuất từ rau củ quả tươi
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với chiết xuất rau củ quả tươi như: cà chua tươi, tỏi tươi, tiêu tươi, me tươi… kết hợp với các gia vị tinh khiết khác.
Theo PNO
Vitamin A giúp chống lao
Vitamin A có nhiều trong bí đỏ, khoai lang, cà rốt, đu đủ, xoài..., có thể giúp chống bệnh lao kháng thuốc. Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ), theo News-Medical.net.
Các chuyên gia phát hiện vitamin A cùng một gien chuyên biệt có thể giúp hệ miễn dịch chống bệnh lao bằng cách giảm hàm lượng cholesterol trong các tế bào nhiễm vi trùng lao.
Vitamin A trong rau quả có thể giúp chống lao - Ảnh: Shutterstock
Thông thường, các vi trùng lao dùng cholesterol để nạp dinh dưỡng cũng như dùng cho các nhu cầu khác. "Nếu có thể hạ mức cholesterol trong tế bào nhiễm vi trùng lao, chúng ta có thể giúp hệ miễn dịch phản ứng tốt hơn với bệnh truyền nhiễm này. Hiểu được cách các chất dinh dưỡng như vitamin A được hệ miễn dịch sử dụng để chống các bệnh truyền nhiễm có thể giúp đem lại phương pháp điều trị mới", Trưởng nhóm nghiên cứu Philip Liu nói. Nghiên cứu này được công bố trên Journal of Immunology.
Theo VNE
Lợi ích từ rau củ quả Nên chuẩn bị rau củ quả như thế nào để có thể tận dụng tối đa hàm lượng dưỡng chất trong đó? Hành tây. Bạn chỉ nên cắt lát và ăn sống, bởi nếu nấu chín thì hàm lượng allicin - chất dinh dưỡng tạo cảm giác no lâu trong hành tây sẽ giảm. Mặt khác, loại củ này còn chứa quercetin, một...