Mẹo với bột khi làm bánh
Bạn muốn trổ tài làm bánh cho cả gia đình thưởng thức nhưng lại không biết cách xử lý bột?
Hãy tham khảo một số mẹo vặt sau đây nhé!
1. Để bảo quản bột mì không bị mốc ta chỉ cần trộn vào bột một chút xíu muối với tỷ lệ 5gr muối cho 1 kg bột. Với tỷ lệ này, bạn yên tâm bột sẽ không bị mặn khi làm bánh.
2. Lúc nhồi, bột hay bị dính vào bàn. Ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: Để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nilong kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ. Lúc cán bột làm bánh sẽ không bị dính nữa.
3. Khi nhồi bột làm bánh nếu lỡ bột quá nhão. Rất đơn giản, bạn hãy lấy một cái khăn sạch, khô quấn bột vào và gói lại để khoảng 15-20 phút. Nếu bột quá nhão, bạn để lâu hơn hoặc đem gói vào một cái khăn khác. Vì trong khi gói vào khăn, nước dư trong bột sẽ thấm vào cái khăn mới. Bột sẽ hết nhão.
Video đang HOT
Theo Tapchiamthuc
Chọn đường và bột làm bánh đúng cách
Đường mịn dùng để làm các loại bánh béo, đường hạt lớn dùng cho việc phủ bên ngoài hay đường nâu giúp tạo màu cho bánh.
Khi làm bánh, bột và đường là hai nguyên liệu quan trọng nhất. Tuy nhiên, cách sử dụng loại bột và đường phù hợp cho từng loại bánh là điều không dễ. Dưới đây là những hướng dẫn của đầu bếp Võ Quốc về cách lựa chọn đường và bột làm bánh phù hợp.
Đường làm bánh
Khi làm bánh, nhất thiết phải dùng đường. Tuy nhiên, không phải loại bánh nào cũng sử dụng cùng một loại đường, nhất là những loại bánh đòi hỏi cầu kỳ.
Tùy loại bánh mà bạn có cách sử dụng đường và bột cho phù hợp. Ảnh: N.S.
- Ultrafine sugar (đường mịn): loại đường nhỏ, mịn, được dùng để làm các loại bánh tương đối béo và cookies.
- Sanding sugar (đường hạt lớn): loại đường hạt to hơn, thường dùng để phủ bên ngoài bánh (chủ yếu để trang trí).
- Icing sugar: Hay còn gọi là đường bột. Đúng như tên gọi, đường này tồn tại ở dạng bột, rất mịn, thường được sử dụng để trộn chung vào bánh vì nó có khả năng tan ngay, không lợn cợn.
- Brown sugar (đường nâu): bao gồm loại nâu đậm và nâu nhạt, có thể nấu tan trước khi dùng, giúp tạo màu sậm hơn cho bánh.
Ngoài ra, cũng có loại đường tồn tại ở dạng lỏng, thường được gọi là syrup với thành phần chính là đường hòa tan cùng một số hương liệu trái cây, vanilla để tạo mùi. Syrup cũng có nhiều loại như: Molasses (mật mía), malt syrup (mạch nha), corn syrup...
Bột làm bánh
Các loại bánh Âu thường dùng bột mì làm nguyên liệu chính. Nhưng bột mì cũng có nhiều loại phù hợp với từng loại bánh khác nhau:
- All-purpose: Còn gọi là bột mì đa dụng. Đây là loại bột mì thường gặp nhất, có thể sử dụng để làm nhiều loại bánh ngọt khác nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nó để làm các loại bánh đơn giản, ăn hàng ngày ở nhà. Với các loại bánh cao cấp hơn thì có các loại bột chuyên dụng riêng.
- Cake flour: Loại bột này rất mịn, có màu trắng tinh, thường được sử dụng để làm các loại bánh xốp, mềm như bánh gato, bánh kem...
- Pastry Flour: Bột có màu trắng kem, thích hợp để làm các loại bánh ngọt.
Theo VNE
Những lỗi thường gặp khi làm bánh Có rất nhiều người không thành công với việc làm bánh mặc dù đã theo đúng công thức. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong quá trình làm bánh, hãy tham khảo bài viết này nhé! 1. Nếu bánh nở không đều khi trong lò: - Bột không được trộn đều vào hỗn hợp chính. - Nhiệt độ trong lò không đều hoặc...