Mẹo thổi bay cơn bốc hỏa khó chịu
Phụ nữ trung niên ngoài nỗi lo về nhan sắc, còn phải đối mặt với thời kỳ tiền mãn kinh đi kèm là những triệu chứng vô cùng khó chịu, trong đó không thể không kể đến chứng bốc hỏa.
Bốc hỏa được coi là sự đánh dấu cho giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh của phụ nữ, khoảng 80% chị em gặp triệu chứng này. Đa số phụ nữ thường cảm thấy những cơn bốc hỏa vào ban đêm, khi đang ngủ.
Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút, thường gặp nhất khoảng 2-3 phút. Tần suất cũng không đồng nhất, có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, có thể trong một vài năm hoặc có người lại không hề có triệu chứng này.
Đầu tiên, chị em sẽ cảm luồng khí nóng từ phần trên cơ thể bốc lên mặt, lên mắt, rồi lan ra toàn thân; kèm theo là thân nhiệt tăng lên như đang sốt, tim đập nhanh và cơ thể mệt mỏi, rã rời… sau đó là hiện tượng vã mồ hôi, có người sẽ cảm thấy rét run nên đi kèm với bốc hỏa là những giấc ngủ chập chờn, thậm chí không thể ngủ được.
Nếu bạn đang bị những cơn bốc hỏa hoành hành, có thể tham khảo những cách dưới đây để khống chế chúng:
Giữ nhiệt độ cơ thể luôn mát
Khi có dấu hiệu của cơn bốc hỏa, việc đầu tiên bạn nên làm là giúp cơ thể luôn cảm thấy mát mẻ. Kể cả trong mùa đông bạn cũng không nên ủ mình trong các loại áo dày, hay chăn quá dày, chỉ cần mặc vừa đủ ấm là được.
Nên dọn dẹp, trang trí để phòng của bạn thoáng đãng, mở cửa sổ hoặc dùng điều hòa, quạt để vừa phải. Và uống ngay một ly nước lạnh và các cách làm mát cơ thể thông thường để làm dịu cơn nóng khó chịu.
Lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống
Ngoài việc ăn những loại thực phẩm bổ dưỡng để thêm cơ thể thêm khỏe mạnh, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh cần nhớ một vài lưu ý trong chế độ ăn uống để giảm thiểu những cơn bốc hỏa đang hành hạ như:
Các loại đồ uống nóng như rượu, cà phê, sôcôla, nước chè… đều khiến cơ thể bạn tăng nhiệt độ, điều này đồng nghĩa với việc các cơn bốc hỏa đến nhiều và thường xuyên hơn, nên hạn chế tối đa các loại đồ uống này. Nếu chưa thể bỏ ngay, thay vì uống nóng, bạn nên uống với đá và cố gắng giảm thiểu chúng trong chế độ ăn của bạn.
Video đang HOT
Các loại gia vị thực phẩm như hạt tiêu, ớt cay… khiến mạch máu giãn, kích hoạt các phản ứng thụ ở da khiến cơ thể bạn nóng lên cũng gọi những cơn bốc hỏa đến nhiều hơn. Vì thế, bạn cũng nên tập cách lãng quên những loại gia vị cay nóng này.
Các loại đồ ăn, thức uống như: rượu vang đỏ, sôcôla và pho mát nhiều năm tuổi cũng nên hạn chế, thậm chí ngừng ăn vì những chất kích thích trong đó có thể ảnh hưởng tới thân nhiệt, làm khởi phát cơn bốc quả.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Theo các nghiên cứu mới nhất, phụ nữ béo phì thường bị các cơn bốc hỏa nhiều, với mức độ nặng hơn so với những phụ nữ có cân nặng hợp lý. Vì thế, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh nên kiểm soát trọng lượng cơ thể và duy trì mức cân nặng hợp lý cũng như thực hiện kế hoạch giảm cân nếu đang ở tình trạng béo phì. Cách tốt nhất để giảm cân ở độ tuổi này là chăm chỉ tập thể dục.
Chăm vận động và luyện tập thể thao
Các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã theo dõi 793 phụ nữ tuổi tiền mãn kinh về thói quen tập luyện và tỉ lệ các cơn bốc hỏa. Kết quả cho thấy: chỉ 5% số phụ nữ tích cực hoạt động thể chất bị các cơn bốc hỏa nặng, con số này lên đến 14-16% ở những phụ nữ ít hoặc không tập luyện thể thao.
Điều này cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm đi đáng kể số lượng và mức độ nặng nhẹ của các cơn bốc hỏa. Mỗi ngày bạn đi bộ 30 phút hoặc bơi lội nhẹ nhàng là cách luyện tập phù hợp nhất ở tuổi mãn kinh.
Giảm stress, sống vui vẻ
Những cơn bốc hỏa không chỉ gây ra những khó chịu về sức khỏe cho chị em phụ nữ mà còn tác động đến tâm trạng của họ. Vì thế, chị em cần phải học cách sống vui vẻ, thoát khỏi các cơn stress, thư giãn tinh thần.
Bạn nên bỏ bớt việc nhà và ngừng các lo lắng cho chồng, con và giành nhiều thời gian hơn cho bản thân. Bạn có thể tham gia các khóa học giúp giảm stress, tập yoga hay ngồi thiền thư giãn để tránh các cơn bốc hỏa và cả chứng mất ngủ. Bạn cũng nên thường xuyên đi chơi, ra ngoài với bạn bè, người thân để tinh thần thoải mái.
Liệu pháp hormone thay thế
Đây được xem là cách điều trị thông dụng để hạn chế những các cảm giác khó chịu của cơn bốc hỏa trong giai đoạn này. Bạn sẽ được các bác sĩ hướng dẫn để sử dụng thuốc có chứa estrogen kết hợp với progesteron giúp bổ sung lượng estrogen và progesteron đang bị thiếu khi cơ thể bước vào tuổi tiền mãn kinh.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ người phụ nữ nào cũng có khả năng sử dụng liệu pháp hormone này. Và việc dùng liệu pháp hormone thay thế có thể có một số tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, u vú, tăng huyết áp… Vì vậy nếu chị em muốn sử dụng liệu pháp này cần được sự tư vẫn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa.
Bổ sung phytoestrogen tự nhiên từ đậu nành
Theo các nhà khoa học, phụ nữ có chế độ dinh dưỡng nhiều đậu nành, có tỷ lệ rối loạn mãn kinh và tỷ lệ ung thư vú thấp hơn hẳn những phụ nữ ít ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Nguyên do là vì đậu nành có chứa các hợp chất thiên nhiên tên phytoestrogen, một loại estrogen có nguồn gốc từ thực vật, có hoạt chất sinh dục giống hormone sinh dục nữ.
Phụ nữ ăn nhiều chế phẩm từ đậu nành sẽ được bổ sung phytoestrogen không khác gì sử dụng liệu pháp hormone thay thế mà lại không phải chịu những phản ứng phụ từ liệu pháp hormone thay thế. Phytoestrogen sẽ làm chậm hội chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, đồng thời làm giảm chứng bốc hỏa.
Theo Sức khỏe gia đình
3 sự cố gặp phải khi tiền mãn kinh
Đi kèm với thời kỳ khủng hoảng sau tuổi 40 mang tên tiền mãn kinh là vô vàn rắc rối mà chị em phải đối mặt.
1. "Đã nghèo còn gặp cái eo"
Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài từ 3-4 năm, dấu hiệu dễ thấy nhất của thời kỳ này là sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, kích thước buồng trứng nhỏ dần làm suy thoái khả năng rụng trứng, noãn bào trong buồng trứng đã hết, nếu còn cũng không thể phát dục.
Chưa kể, sự giảm sút hormone estrogen còn ảnh hưởng đến não với những biểu hiện dễ thấy như giảm trí nhớ, khả năng định hướng và tính toán kém dần; bàng quang và niệu đạo rất dễ bị viêm nhiễm do mỏng hơn và sức đề kháng giảm mạnh.
Sự xói mòn nhan sắc có thể khiến bạn đau lòng bởi các nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn; mí mắt và cằm thường bị chảy xệ; cơ ngực teo nhỏ, nhão; tóc khô, bạc và rụng nhiều. Sự lão hóa mắt sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt, có màng, dễ bị đục thủy tinh thể; răng dễ bị viêm, sâu, tụt lợi...
Ảnh minh họa
2. Tâm lý "Sớm nắng chiều mưa"
Những biến động của cơ thể thời kỳ tiền mãn kinh thường dẫn đến những thay đổi về tâm lý, tinh thần cho người phụ nữ. Đôi khi họ trở nên hay lo âu một cách thái quá vì sự xuống cấp của nhan sắc, độ hấp dẫn của bản thân đối với chồng, vai trò của mình trong công việc, các hoạt động xã hội không còn được như trước. Và ngay cả việc con cái lớn lên và dần tự lập tách ra khỏi bố mẹ nhiều khi cũng khiến cho họ cảm thấy hụt hẫng.
Cảm giác lo âu và những xáo trộn do thay đổi nội tiết khiến nhiều chị em khi buồn vui thất thường, khi cáu gắt vô cớ, thậm chí trở nên mặc cảm, thu mình vì cảm thấy cuộc sống mất dần ý nghĩa và hoài nghi về giá trị tồn tại của mình.
Vấn đề này hay gặp nhiều ở phụ nữ lao động trí óc, có vị trí trong xã hội. Thông thường, những mức độ biến động tâm lý phụ thuộc rất nhiều vào tính cách, nhân tố môi trường... của mỗi cá nhân hơn là tác động của nội tiết tố.
3. Trục trặc trong "chuyện yêu"
Chính sự thiếu hụt hormone estrogen là nguyên nhân làm giảm lương mau dồn về âm đao, khiến chuyện yêu của phụ nữ thời kỳ này trở nên khó khăn hơn. Họ ít bị kích thích hơn, kém nhạy cảm hơn và dẫn đến giảm ham muốn trong chuyện chăn gối.
Hiện tượng khô âm đạo khiến cho cuộc giao ban không còn tuyệt vời như trước, thậm chí đôi khi nó còn biến thành nỗi ám ảnh đau đớn. Những rối loạn ở âm hộ, âm đạo và tiết niệu cũng gây không ít phiền toái cho sức khỏe và cả trong "chuyện ấy". Thời kỳ này, niêm mạc âm đạo bị teo dần nên dễ gây ra viêm âm đạo, ngứa ngáy khó chịu.
Để tiền mãn kinh không trở thành một cơn ác mộng, các bác sĩ khuyên bạn nên chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập, lối sống lành mạnh ngay từ trẻ; tăng cường thực phẩm giàu vitamin nhóm B, canxi và không quên khám phụ khoa 6 tháng/ lần. Tâm lý tự tin thoải mái cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn vượt qua thời kỳ này một cách êm ả.
Theo Thư Lê - Sức khỏe gia đình
Kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh, có đáng lo? Tôi 52 tuổi, mãn kinh khi 50 tuổi nhưng nay lại thấy (thấy kinh 3 ngày) lượng ít hơn trước. Xin hỏi hết kinh rồi thấy lại như thế có bình thường không? (Vũ Thị Nhuận - Hà Nội). Mãn kinh là quá trình sinh lý bình thường ở nữ giới, diễn ra ở độ tuổi 45 - 55. Giai đoạn chấm dứt...