Mèo thoát chết nhờ… chó hiến máu
Nhiều người vẫn tin rằng, máu của hai loài khác nhau không bao giờ hòa nhập trong một cơ thể sống, nhưng khoa học đã chứng minh, loài mèo không có kháng thể chống lại máu của loài chó.
Là hai loài không đội trời chung, tưởng chừng chó và mèo luôn mang “mối thù” truyền kiếp nhưng chú chó Macy và chú mèo Rory sống tại thành phố Tauranga, New Zealand lại là trường hợp đặc biệt khiến nhiều người phải bất ngờ khi Macy sẵn sàng hy sinh một phần thuộc cơ thể mình để cứu sống bạn mèo Rory.
Tối thứ Sáu ngày 2/8, chú mèo Rory đã suýt mất đi mạng sống sau khi ăn phải con chuột bị đánh bả. Vì không có đủ thời gian để chờ xem máu của những con mèo khác đến kịp hoặc thích nghi, Rory cần ngay một lượng máu cấp tốc để duy trì sinh mạng của mình.
Chú mèo Rory suýt mất đi tính mạng vì ăn phải xác chuột có độc.
Trong tình hình không phòng thí nghiệm máu nào còn mở cửa, bác sĩ thú y Kate Heller đã đưa ra một lời khuyên táo bạo, đó là sử dụng máu chó thay thế. Mặc dù biết làm như vậy thật khó thuyết phục nhưng trong tình thế cấp tốc, chủ nhân của Rory – bà Kim Edwards đã chấp nhận phương án mới lạ này.
Video đang HOT
Bác sĩ thú y Heller là người đã gợi ý đề xuất táo bạo nhưng hoàn toàn dựa trên khoa học.
Sau khi đề nghị một người bạn có tên Michelle Whitemore về tình thế cấp tốc của chú mèo cưng, bà Michelle vẫn nhận lời giúp đỡ mặc dù biết điều này thật phi lý. “Tôi chưa bao giờ nghe thấy những phương pháp như thế này cả. Tôi cứ nghĩ chị ấy đang đùa.”, bà Michelle nói.
Chú chó Macy – vị cứu tính của Rory tuổi vui đùa bên chủ nhân.
Cuối cùng, nhờ tới 120ml máu của chú chó giống Labrador Macy 18 tháng tuổi, Rory đã vượt qua cơn hiểm nghèo chỉ sau chưa đầy 1 tiếng đồng hồ.
Trong khi nhiều người vẫn tỏ ý ngạc nhiên về vấn đề thích nghi máu giữa 2 loài chó mèo thì bác sĩ Heller đã đưa ra lý giải dựa trên hiểu biết của mình. Cô cho biết, đây là một phương pháp hoàn toàn dựa trên khoa học. Loài mèo không có kháng thể với máu của loài chó. Vì vậy, khi tiếp một lượng máu chó vừa phải vào cơ thể, mèo sẽ có thêm thời gian tự sản sinh ra các tế báo máu. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được áp dụng duy nhất một lần, vì liều máu thứ hai có thể gây tử vong cho chúng.
Theo TNO
Hoang mang nhiễm HIV vì trót qua đêm với "gái nhà hàng"
Vì đặc thù công việc em phải đi tiếp khách, em đã quá chén và có "quan hệ" với gái nhà hàng...
Nhưng em không nhớ mình có dùng bao cao su không nữa vì em say, rồi vợ e có bầu.
Từ lúc em đi "quan hệ" với người gái lạ tới lúc vợ em có bầu khoảng 2 tháng thì vợ em đi xét nghiệm ở bệnh viện phụ sản Quốc tế Sài Gòn. Xét nghiệm kết quả bình thường.
Em nghĩ nếu em bị HIV thì vợ em cũng bị, nhưng hôm vợ em xét nghiệm thì kết quả bình thường. Xin cho em hỏi nếu mình bị HIV 2 tháng thì đi xét nghiệm đã biết chưa ạ?
Em cảm ơn!
levan...@gmail.com
Trả lời:
Chào bạn, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời bạn như sau: "Thời kỳ cửa sổ" là thời gian sau khi đã nhiễm HIV nhưng cơ thể chưa kịp tạo kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá ít. Xét nghiệm khi đó chưa tìm được mầm bệnh. Thường thì thời kỳ này là trong vòng 3 tháng, cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng. Nếu vợ bạn xét nghiệm ở tháng thứ 2 thì chưa chính xác lắm. Do đó, bạn nên đích thân đi làm xét nghiệm ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6 lại đi làm xét nghiệm lại sẽ là chính xác nhất. Bên cạnh đó bạn cũng nên đi khám và kiểm tra các bệnh lây tryền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà...
Trong thời gian này bạn nên kiêng "quan hệ" với vợ hoặc bất kỳ một đối tác nào. Chuyện này bạn nên nói thật với vợ để hai người có biện pháp ngăn ngừa trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nếu có "quan hệ" với vợ thì thời gian này bạn cũng nên dùng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục, ảnh hưởng đến thai nhi.
Hy vọng rằng bạn cùng vợ sẽ không có vấn đề gì, và đây cũng là một lần để bạn rút kinh nghiệm nhé. Chúc vợ chồng bạn may mắn!
Theo VNE
Giữ sữa nuôi con Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho bé mà không sản phẩm nào có thể thay thế được. Thế nhưng, ngoài những người không thể dùng sữa nuôi con vì nhiều lý do như: bận đi làm sớm, sợ xấu vòng 1... còn có những trường hợp muốn cho con dòng sữa ngọt ngào mà không được... Mất sữa Sau...