Mẹo ninh xương để nước hầm vừa trong vắt lại ngọt thơm
Dưới đây là một số cách ninh xương vừa nhanh lại có nồi nước dùng trong vắt, thơm ngon. Tham khảo để có nồi nước xương hầm trong veo như ý nha chị em.
Nấu canh các loại rau củ quả cùng nước xương hầm là sự kết hợp rất tuyệt vời. Xương hầm không chỉ đem đến độ ngon ngọt cho món canh mà mùi thơm cũng rất hấp dẫn. Tuy nhiên, do không biết cách, nhiều chị em nấu nước xương hầm vẫn không tạo được độ trong như mong muốn, dẫn đến món ăn giảm đi độ hấp dẫn.
Làm sạch xương
Khâu này rất quan trọng, nó sẽ giúp nước xương khi ninh trong hơn, ít bọt hơn, thơm hơn. Sau khi mua được loại xương tươi ngon về, bạn đem chặt miếng vừa sau đó rửa với chút nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch.
Đun sôi một nồi nước, cho xương vào luộc sơ khoảng 3 phút, sau đó vớt xương ra. Rửa lại thật sạch dưới vòi nước.
Video đang HOT
Khi ninh xương
Bắc một nồi nước lên bếp, cho xương vào ninh, đợi nước sôi thì hạ lửa, đun liu riu. Trong quá trình đun không đậy vung vì việc đậy vung sẽ làm nước xương bị đục. Chú ý để lửa thật nhỏ để xương từ từ tiết ra chất ngọt, đồng thời nhớ hớt bọt để nước xương được trong.
Thời gian ninh xương
Nếu như có thời gian, bạn có thể ninh xương trong khoảng 1 tiếng rồi tắt bếp. Còn nếu ít thời gian, bạn chỉ cần ninh đến khi xương mềm. Trong quá trình ninh, nước cạn có thể thêm nước bình thường. Như vậy xương sẽ rất mềm và nước cũng sẽ ngọt hơn.
Nhiều chị em có kinh nghiệm còn chia sẻ, không ninh xương quá thời gian cho phép sẽ khiến nước dùng bị đục và có vị chua. Với xương gà, xương lợn không ninh quá 6 giờ, xương bò không ninh quá 10 giờ, hải sản không ninh quá 45 phút.
Gia vị cho vào xương
Chị em hãy nướng một củ hành tím khô rồi đập dập, cho vào nồi nước xương. Điều này cũng có tác dụng làm nồi nước xương trong và thơm ngon hơn.
Ngoài ra, lưu ý, chị em chỉ nên cho vào nước xương ninh một chút muối, không nên cho bột nêm vì gia vị này sẽ khiến cho nồi nước dùng bị đục.
Ninh xương cho thêm thứ này, nước dùng vừa trong veo lại ngon ngọt
Thêm thứ gia vị đặc biệt này vào nồi ninh xương đảm bảo thành phẩm là nồi nước hầm ngọt thơm, trong vắt, nấu gì cũng ngon.
Ninh xương là bước chế biến cơ bản trong nhiều món ăn truyền thống của người Việt như các món bún, phở, bánh canh, canh xương... Tùy theo nguyên liệu là xương bò, lợn hay gà, vịt mà chúng ta sẽ có những biến tấu khác nhau. Tuy nhiên ở bước đầu tiên khi ninh chị em đều có thể áp dụng cách cho vào nồi nước dùng một chút muối hạt rang chín. Đây chính là mẹo giúp xương nhanh nhừ, nước dùng trong veo, có được vị "ngon từ thịt ngọt từ xương".
Cách làm cụ thể như sau:
- Đem muối hạt (muối biển) đi rang khô.
- Nếu là xương lợn hay xương bò thì nên chần (luộc sơ) để loại bỏ cặn bẩn, máu đọng và mùi hôi sau đó rửa lại bằng nước sạch. Riêng với xương bò, bạn nên chặt ống xương làm đôi, ngâm vào nước cho ra hết tiết, như vậy nước xương sẽ không bị đục. Sau đó nướng xương ở nhiệt độ khoảng 250 độ C trong vòng 20 phút rồi đem xương chần qua nước sôi khoảng 2 lần và tráng lại bằng nước sạch.
- Xương sau khi sơ chế cho vào nồi đổ ngập nước. Cho khoảng 1 thìa muối hạt rang (không dùng muối tinh) vào nồi nước và đặt lên bếp.
Nên đun xương ở lửa nhỏ để nước dùng không bị vẩn đục.
- Đun nồi xương trên lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ nhiệt để nước sôi liu riu. Trong khi đun không nên đậy nắp nồi vì sẽ làm nước hầm xương bị đục. Để lửa thật nhỏ để nước ngọt trong xương tiết ra từ từ, nước dùng vì thế mà hấp dẫn, thơm ngon hơn. Lúc này bạn tuyệt đối không nên cho gia vị, bột ngọt hay nước mắm và đừng quên hớt bọt thường xuyên để nước dùng giữ được độ trong. Lưu ý tùy từng loại xương và số lượng xương sẽ có thời gian ninh khác nhau.
-Sau khi xương chín nhừ và có được nồi nước dùng ngon ngọt thì tùy từng loại xương, từng món ăn mà bạn sẽ có cách chế biến phù hợp. Ví dụ với xương lợn, sau khi ninh với muối hạt bạn có thể cho thêm hành tím nướng hay thêm đu đủ xanh để nước thêm ngọt, trong.
Hay với xương bò thường phải ninh ít nhất là từ 2-4 tiếng, nếu cầu kỳ hơn có thể phải lên tới 6-7 tiếng. Xương bò sau khi ninh mềm thì tùy từng món ăn sẽ gia giảm các gia vị khác. Nếu nấu phở thì chúng ta thêm gừng nướng, hành nướng, quế, hồi,... Nếu nấu bún bò thì cho thêm sả, hành phi thơm cùng ruốc tôm...
Ngoài ra chị em có thể tham khảo cách xử lý khi nước dùng bị đục:
- Lọc nước dùng qua một xoong khác với một khăn vải mỏng rồi đun lại.
- Lấy một lòng trắng trứng, đánh tan rồi cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
- Cho vào nồi nước dùng vài chiếc nấm đông cô hoặc lát khoai tây sống cũng là cách hiệu quả giúp cho nồi nước dùng trong veo, không bị cặn.
Cho con đi học ngoại ngữ bao năm, cuối cùng cũng về giúp ích được mẹ bằng cách dịch thuật mọi công năng trên nồi cơm điện Nồi cơm điện là vật dụng quen thuộc trong mọi gia đình, nhưng không phải ai cũng biết dùng đâu nhé! Hãy khai thật đi, có phải lâu nay chị em vẫn nghĩ nồi cơm điện chỉ cần đổ nước vào nồi gạo, cắm điện và bật nút là xong đúng không? Về cơ bản thì những chiếc nồi cơm điện quen thuộc...