Mẹo nhỏ giúp nhà đầu tư nâng cao khả năng thu lợi nhuận
Chính sách miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở/phái sinh và lãi suất vay margin cạnh tranh hiện nay được nhiều công ty chứng khoán sử dụng. Điều này vừa giúp nhà đầu tư nâng cao khả năng thu lời từ việc đầu tư chứng khoán, vừa giúp công ty chứng khoán thu hút khách hàng mới.
Trong đầu tư chứng khoán, có hai cách chính để nhà đầu tư có thể kiếm lời từ việc mua bán cổ phiếu. Đó là hưởng chênh lệch giá khi cổ phiếu tăng giá và nhận cổ tức.
Thực tế, không ít nhà đầu tư đã trải qua kinh nghiệm xương máu rằng, có những lúc lợi nhuận không đủ để bù đắp cho chi phí khi tham gia đầu tư.
Cụ thể hơn, khi mua bán chứng khoán, nhà đầu tư phải trả khoản phí giao dịch bao gồm: phí trả Sở Giao dịch Chứng khoán, phí trả công ty chứng khoán, thuế thu nhập cá nhân.
Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên môi giới hoặc đầu tư theo dạng ủy thác, nhà đầu tư còn phải chi trả những chi phí khác hàng tháng.
Cùng với đó là chi phí cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính (margin), một công cụ quen thuộc trong “nghề” đầu tư chứng khoán.
Những khoản chi phí này qua từng ngày sẽ lớn dần lên, thậm chí có thể chiếm đến hơn 20% tổng chi phí đầu tư hàng năm.
Điều này khiến việc đầu tư của nhà đầu tư phải có lợi nhuận trên 20% mới có thể chi trả được. Trường hợp thị trường diễn biến xấu, nhiều người rất dễ rơi vào hoàn cảnh lỗ chồng lỗ, cháy tài khoản.
Từ những điều trên, việc hiện nay nhiều công ty chứng khoán đang áp dụng chính sách miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở/phái sinh và hạ lãi suất margin xuống rất thấp đã được nhiều nhà đầu tư tận dụng một mẹo nhỏ giúp nâng cao khả năng thu lời trong đầu tư chứng khoán.
Video đang HOT
Khi giao dịch tại những công ty chứng khoán miễn phí giao dịch, nhà đầu tư được miễn giảm hoàn toàn khoản phí mà công ty chứng khoán thu. Với mỗi giao dịch mua bán, nhà đầu tư chỉ phải trả khoản phí rất thấp 0,027% giá trị giao dịch cho Sở và thuế thu nhập cá nhân (đối với chiều bán).
Mức lãi suất vay margin hiện nay cũng hết sức cạnh tranh. Lãi suất phổ biến trên thị trường là dưới 10%/năm. Điểm khác biệt là có công ty chứng khoán sẽ áp dụng điều kiện như khối lượng giao dịch, có công ty thì không.
Một ví dụ tiêu biểu của công ty chứng khoán tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư là Chứng khoán AIS. Điểm nổi bật của AIS là chính sách miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở dài hạn áp dụng cho tất cả các kênh giao dịch (tại quầy, trực tuyến) và tất cả các tài khoản (tài khoản thường và tài khoản vay margin).
Mức lãi suất cho vay margin tại AIS là 9%/năm đối với dư nợ dưới 1 tỷ đồng, rất phù hợp với những nhà đầu tư nhỏ.
Rõ ràng, những chính sách tiết kiệm chi phí này là một chiến thắng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Nhưng ở một góc nhìn khác, đây cũng là một chiến thắng cho các công ty chứng khoán khi vừa giữ chân được khách hàng cũ, vừa thu hút được khách hàng mới.
Bảng thống kê thị phần giữa các công ty chứng khoán từ năm 2019 trở lại đây đã có sự thay đổi đáng kể với sự vươn lên của những công ty chứng khoán áp dụng chính sách này.
Điều này, cùng với sự xuất hiện của dịch Covid-19 đã khiến nhiều ông lớn chứng khoán phải có những động thái thay đổi nhằm giữ lại thị phần.
Trên phạm vi thế giới, mua bán chứng khoán không tính phí đã trở thành chuẩn mực tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản…
Theo dự đoán, cuộc đua giành thị phần giữa các công ty chứng khoán tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục diễn ra hết sức quyết liệt trong tương lai khi ngày càng nhiều công ty miễn phí giao dịch và giảm lãi vay margin.
Vietcombank lên kế hoạch tăng vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 25 nghìn tỷ đồng
Nếu tăng được vốn điều lệ, Vietcombank dự kiến tổng tài sản năm 2020 tăng trưởng 9%, huy động vốn tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 10%, lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 10%, tương đương đạt trên 25.000 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Dự kiến ngày 26/6 tới, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Trong tài liệu gửi cổ đông trước thềm đại hội, Vietcombank dự kiến sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2020 - 2021.
Còn thiếu hơn 21 nghìn tỷ đồng
Cụ thể, Ban lãnh đạo Vietcombank cho biết, hệ số an toàn vốn riêng lẻ theo Basel II của VCB tại 31/12/2019 ở mức 9,24%, đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định hiện hành của NHNN.
Tuy nhiên, với kế hoạch tăng trưởng quy mô tài sản trong thời gian tới, dự kiến Vietcombank chỉ có thể duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên ngưỡng tối thiểu (8%) đến cuối năm 2020.
Mặt khác, với tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng hàng đầu khu vực, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất toàn cầu được quản trị theo các thông lệ tốt nhất, và mục tiêu cụ thể là ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro và chất lượng tài sản, Vietcombank hướng tới hệ số an toàn vốn không chỉ đáp ứng mức tối thiểu theo quy định (8%) mà ở mức cao hơn (9-10%).
Do đó việc bổ sung tăng vốn là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Tháng 1/2019, Vietcombank hoàn thành phát hành 3% vốn điều lệ (tỷ lệ sau khi phát hành) cho nhà đầu tư nước ngoài GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho, mang lại nguồn thặng dư gần 5.000 tỷ.
Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên hơn 37 nghìn tỷ. Tuy nhiên, Vietcombank mới hoàn thành được 1/3 kế hoạch tăng vốn đã xác định theo phương án phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài được NHNN phê duyệt đầu năm 2018.
"Hiện tại, vốn điều lệ của Vietcombank đang thấp hơn mức kế hoạch tại Phương án cơ cấu Dự thảo 2 lại đã được NHNN phê duyệt tương ứng cho năm 2020 là 21.100 tỷ đồng.
Do đó, Vietcombank cần phải tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2020 - 2021 nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược. Nếu không tăng được vốn, Vietcombank sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của Vietcombank, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Vietcombank cũng như đóng góp của Vietcombank cho Ngân sách Nhà nước", lãnh đạo Vietcombank cho biết.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu riêng lẻ
Theo đó, tại đại hội lần này, HĐQT ngân hàng dự kiến trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ theo 2 cấu phần.
Cấu phần thứ nhất là phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ chi trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức là 18%. Thời gian thực hiện dự kiến trong nửa cuối năm 2020, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vốn điều lệ sau chia cổ tức dự kiến tăng thêm 6.675 tỷ đồng lên 43.764 tỷ đồng.
Cấu phần thứ hai là phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ của Vietcombank tại thời điểm chào bán.
Khối lượng phát tối đa là 241 triệu cổ phiếu. Trong đó, phát hành cho các nhà đầu tư dự kiến 204,9 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,19% tổng số cổ phiếu sau phát hành; phát hành cho đối tác chiến lược (Ngân hàng Mizuho Nhật Bản) để giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 15% (dự kiến 36.161.771 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,92% tổng số cổ phiếu sau phát hành) trên cơ sở quyết định đầu tư của Ngân hàng Mizuho.
Với kế hoạch tăng vốn điều lệ như trên, Vietcombank dự kiến tổng tài sản năm 2020 tăng trưởng 9%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 10%.
Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 10%, tương đương đạt trên 25.000 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn duy trì trên 9%, hiệu suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROAE khoảng 22%.
Nhà đầu tư săn chuyện riêng tại đại hội Nhà đầu tư khát thông tin về những câu chuyện riêng của doanh nghiệp, nên tại các đại hội đồng cổ đông năm nay, thay vì chất vấn vì sao doanh nghiệp đặt kế hoạch không tăng trưởng, cổ đông tập trung nhiều hơn vào câu chuyện riêng của "từng nhà". Chuyện nhận cổ tức đặc biệt tại TAC... Cuối tuần qua, CTCP...