Mẹo nhỏ chỉ nên làm mỗi ngày để bạn dịu ngay cơn đau lưng
Rất nhiều người trong số chúng ta phải chịu đựng sự dày vò của những cơn đau lưng vào thời điểm nào đó trong đời. Bạn có biết bí quyết để cảm thấy dễ chịu hơn không?
Nếu chưa biết làm sao để giảm những cơn đau lưng thì bạn hãy học theo các cách sau đây nhé.
Không mang túi quá nặng
Lần cuối bạn đổ hết đồ trong túi xách ra và kiểm kê mọi thứ là khi nào? Khả năng lớn là bạn đang mang một chiếc túi quá nặng. Lưng của bạn đã phải trả giá cho thói quen này.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, trung bình, túi xách của một phụ nữ chứa tới 17 vật dụng thường ngày. Điều đó đồng nghĩa với việc chiếc túi nặng tầm 3kg – vượt quá 1kg so với mức khuyến nghị chung của các chuyên gia vật lý trị liệu. Vì vậy, nếu túi xách của bạn nặng hơn 2kg, đã đến lúc bắt tay vào dọn dẹp rồi.
Ngoài ra, chuyên gia trị bệnh bằng cách nắn khớp xương khuyên rằng, trong lúc ra ngoài và đi lại, bạn nên đổi vai đeo túi xách vài phút một lần.
Tập thể dục trước khi thức dậy
Cơ lưng có nguy cơ bị chấn thương đầu tiên vào buổi sáng bởi chúng đã bị căng cứng suốt đêm. Do đó, hãy bắt đầu mỗi ngày một cách an toàn bằng cách động tác căng duỗi cơ và khởi động trước khi ngồi dậy, ra khỏi giường.
Nằm ngửa, co một đầu gối về phía ngực, sau đó, đến đầu gối còn lại. Tiếp theo, vòng tay ôm hai chân, đồng thời để đầu gối chạm ngực. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây.
Từ tư thế nằm ngửa, nghiêng người sang phía mà bạn sẽ ra khỏi giường, nâng đầu gối lên sao cho chúng ở một phần phía ngoài mép giường. Rồi thả chân xuống sàn trong lúc dùng bàn tay trên đẩy xuống giường nhằm tạo lực nâng cơ thể lên, vào tư thế ngồi.
Dành 1 phút để chắc chắn rằng bạn đang ngồi ở tư thế thân-thiện-với-lưng trên ghế làm việc. Tức là kiểu ngồi BBC – đặt mông (Bottom) sát vào lưng (Back) ghế (Chair). Nhờ đó, lưng bạn sẽ được nâng đỡ phù hợp. Bả vai nên chạm vào cái tựa lưng, bàn chân để bằng trên sàn và đầu gối thấp hơn hông.
Đứng vào góc
Video đang HOT
Nhìn màn hình máy tính suốt nhiều giờ liền – với đầu hơi cúi về trước, vai tròn hoặc cong lên để nghe điện thoại – gây rất nhiều áp lực cho phần lưng trên và giữa. Hậu quả là cột sống của bạn có thể bị cong vẹo. Các động tác co duỗi ngực giúp thả lỏng các cơ bị cứng và điều chỉnh tư thế đổ người về trước.
Đứng vào một góc phòng, nâng hai tay lên và đặt cẳng tay vào bức tường đối diện sao cho khuỷu tay ở vị trí ngang vai. Từ từ đổ người về phía trước cho tới khi bạn cảm thấy ngực căng ra và vai hơi duỗi. Giữ nguyên tư thế trong vòng 6 giây và lặp lại 10 lần.
Đừng ngồi nguyên một chỗ
Ngồi nhiều khiến áp lực gia tăng lên cột sống và đĩa đệm hơn so với đứng. Và do không ít người ngồi tới 10 tiếng/ngày, lưng bị đau là điều khó tránh khỏi.
Cột sống của chúng ta rất thích được chuyển động. Do đó, hãy đứng dậy và đi lại 20-30 phút/lần nếu có thể. Để cải thiện khả năng cơ động tại lưng, tập vài động tác căng duỗi cơ. Đứng thẳng người, lướt tay dọc theo cạnh chân để tạo thành một đường gập so với cột sống. Làm tương tự với bên chân kia và lặp lại nhiều lần.
Nhấm nháp ly nước trong 60 giây
Đĩa đệm cột sống khỏe mạnh – có chức năng nâng đỡ đốt sống – luôn phải được đảm bảo cung cấp đủ nước. Nếu không, lưng sẽ bị đau. Do đó, cứ 1 tiếng/lần, hãy dành ra 60 giây để nhâm nhi một ly nước. Bạn có thể mua một chai nước và đánh dấu từng mốc 200ml. Viết thời gian đi kèm các mốc đó trong ngày. Đặt mục tiêu uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
Vặn người
Các động tác co duỗi kiểu xoay tròn kéo dài trong 60 giây giúp cử động cột sống trong lúc bạn ngồi, ở nhà hay tại nơi làm việc. Bắt đầu với tư thế ngồi thẳng lưng. Vặn người sang một bên để chạm và lưng tựa của ghế, sau đó lặp lại với bên kia. Thực hiện nhiều lần với mỗi bên.
Kiểm tra tư thế đúng
Tư thế đứng với dáng người chuẩn sẽ giảm thiểu tối đa áp lực lên đĩa đệm và cột sống. Nhờ đó, bạn có thể thoát khỏi cơn đau lưng.
Hãy hình thành thói quen kiểm tra tư thế của mình. Vóc dáng lý tưởng đơn giản là khi bạn giữ cằm vững, mắt nhìn thẳng về phía trước, vai hơi lùi lại sau một chút để hai cánh tay xuôi hai bên thân. Giữ khung chậu ở vị trí trung lập, không nghiêng ngả quá nhiều.
Hình dung có một chiếc dây kéo thẳng từ tai tới vai, hông, đầu gối xuống mắt cá chân – đó là khi cơ thể bạn đang ở tư thế đúng.
Theo Helino
Đau xương chậu - nỗi ám ảnh của bà bầu 31 tuổi và quan niệm sai lầm khiến hàng triệu mẹ Việt chịu khổ
Hầu hết bà bầu luôn cố gắng chịu đựng những cơn đau lưng và đau xương chậu vì cho rằng đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Tuy nhiên theo bác sĩ, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Đau lưng hay đau xương chậu không xa lạ gì với phụ nữ mang thai và thường xuất hiện ở những tháng sau khi thai lớn. Tuy nhiên có một số trường hợp đau ngay từ khi thai kì bắt đầu nhưng bị chị em bỏ qua. Đó có thể là dấu hiệu báo động của sức khỏe hay những chấn thương tiềm ẩn từ trước gây họa cho người mẹ.
Đau xương chậu thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai.
Bà bầu 31 tuổi đau xương chậu đến không thể gập người
Chị Nguyễn Huỳnh Trúc Phương (31 tuổi) đang mang thai đứa con thứ 2 là một trường hợp điển hình.
Trước khi lấy chồng, chị Phương đã từng bị ngã xe nhưng do chỉ xây xát nhẹ và ê ẩm vùng mông, xương chậu nên chị đã bỏ qua.
Sau khi lấy chồng và sinh bé đầu lòng chị cũng bị đau lưng nhưng không nghiêm trọng. Nhưng mọi chuyện tệ hơn khi chị mang bầu em bé tiếp theo, lưng và xương chậu của thai phụ đau nhức đến nỗi không thể xoay hay gập người dù chỉ mới ở tháng thứ hai của thai kỳ. Những cơn đau này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý khiến chị lẫn gia đình vô cùng lo lắng.
Bà bầu thường xuyên bị đau lưng, đau xương chậu khủng khiếp trong thời gian mang thai bé thứ hai.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Paul D'Alfonso đã cho chị biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức của chị chính là do di chứng từ tai nạn xe lúc trước và lên phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay kết hợp với vật lý trị liệu và massage trị liệu cho chị Phương.
Mặc dù bên ngoài không có xây xát gì nghiêm trọng nhưng vùng xương chậu đã bị chấn thương dẫn đến mất cân bằng trong thời gian dài.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân.
Cộng thêm việc chị thường xuyên bế và địu bé đầu lòng suốt hơn một năm khiến cơ thể chịu nhiều áp lực hơn, không chống trụ được khi bước vào giai đoạn thai kì thứ hai.
Sau hơn 3 tháng điều trị, hiện tại ở tháng thứ 5 của thai kỳ chị Phương đã có thể thoải mái vận động và làm các công việc nhẹ nhàng chăm sóc tổ ấm của mình, tinh thần của chị cũng vui tươi hơn trước rất nhiều.
Mang thai không đồng nghĩa với chịu khổ
Bác sĩ Paul cho biết, hầu hết bà bầu luôn cố gắng chịu đựng những cơn đau lưng và đau xương chậu vì cho rằng đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Điều này là không đúng.
Như trong trường hợp của chị Phương, cơn đau không chỉ đơn thuần là do mang thai mà còn vì những chấn thương lâu năm không được điều trị đúng.
Cơn đau không chỉ đơn thuần là do mang thai mà còn do những chấn thương.
Do đó bác sĩ khuyên các thai phụ khi gặp các cơn đau lưng hay đau xương chậu âm ỉ kéo dài nên đến ngay các phòng khám chuyên khoa.
Nếu để lâu mà không can thiệp, các cơn đau này sẽ còn ảnh hưởng lâu dài cả sau khi sinh. Nếu sợ tác động không tốt đến thai nhi, các bà mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn những phương pháp nhẹ nhàng và an toàn như nắn chỉnh cột sống cường độ nhẹ, tập căng giãn cơ tại nhà...
Bà bầu khi có triệu chứng đau âm ỉ nên đến bệnh viện ngay để được can thiệp.
Bên cạnh việc thăm khám điều trị, các mẹ bầu cũng cần thay đổi thói quen và lối sinh hoạt hàng ngày để có kết quả tốt nhất, một số gợi ý từ bác sĩ như:
- Điều chỉnh tư thế sinh hoạt hằng ngày.
- Không khom lưng khi ngồi, cũng không nên ngồi quá lâu.
- Luôn đảm bao giữ vai và cột sống thẳng trong mọi tư thế.
- Trang bị những chiếc gối thiết kế cho bà bầu dùng để kê đằng trước đằng sau lưng.
- Không nên nằm ngửa khi bụng đã lớn có thể làm nghẽn sự lưu thông máu đến thai nhi gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Thai phụ không nên mặc quần áo bó sát. Nên chọn trang phục vừa vặn để tạo sự thoải mái cho cơ thể;
- Hoạt động nhẹ và tăng cường thể lực.
Theo afamily
Phòng khám Đa khoa Thái Hòa: Tiếp nhận khám bảo hiểm y tế Phòng khám Đa khoa Thái Hòa tọa lạc tại số 93-95 Ngô Gia Tự, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) là một trong những phòng khám có uy tín tại tỉnh Ninh Thuận. Bác sĩ CK2 Phạm Viết Thái, Phụ trách Phòng khám Đa khoa Thái Hòa Với phương châm "Chuyên nghiệp và hết lòng vì người bệnh", Phòng khám có đội...