Mẹo ngừa, chữa đau họng
Đau họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh: viêm họng. Dưới đây là một số cách rất hiệu quả để phòng ngừa đau họng, theo naturalnews.
Đau họng là một trong những triệu chứng rất khó chịu mà lại hay gặp phải của nhiều người – Ảnh: Shutterstock
Quế
Quế được sử dụng để điều trị cổ họng bị đau do cảm lạnh thông thường. Chỉ cần thêm mỗi ít bột quế và bột hạt tiêu đen vào một ly nước ấm. Lọc lấy nước và súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày.
Vị cay của gừng là phương thuốc chữa đau họng cực hữu hiệu. Nó giúp lọc rửa chất độc ra khỏi cơ thể và tăng cường lưu thông máu. Đặc tính chống viêm của gừng cũng giúp diệt vi khuẩn có hại. Vì vậy, khi đau họng, có thể uống một ly trà gừng ấm để giảm triệu chứng đau họng.
Tỏi
Tỏi có tính chất kháng khuẩn và khử trùng cùng với các tính chất dược liệu khác có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh viêm họng. Ăn một tép tỏi sống hàng ngày giúp cơ thể phóng thích hóa chất allicin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây đau họng. Nếu không thích mùi vị sống của tỏi, bạn có thể uống thuốc bào chế từ tỏi.
Súc miệng với nước muối ấm
Súc miệng với nước muối ấm là một cách dễ dàng và tiết kiệm giúp làm sạch cổ họng và làm lỏng đờm. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm để giảm các triệu chứng kích thích cổ họng do nước mũi gây ra.
Thêm mật ong vào nước ấm hoặc nước trà được xem là một cách giúp tăng hiệu quả của loại thực phẩm giảm đau họng – Ảnh: Shutterstock
Video đang HOT
Mật ong
Thêm mật ong vào nước ấm hoặc nước trà được xem là một cách giúp tăng hiệu quả của loại thực phẩm giảm đau họng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và cũng hoạt động như một chất rút nước ra khỏi các mô bị viêm. Uống mật ong làm giảm sưng và khó chịu ở cổ họng. Thêm mật ong vào 1 cốc nước nóng hoặc trà thảo dược cũng mang đến hiệu quả tốt hơn.
Chất lỏng nóng có thể làm dịu viêm. Nhiệt cũng làm tăng lưu lượng máu, mà có thể giúp giảm đau ở các mô bị kích thích. Uống trà nóng hoặc canh nóng cũng có thể là cách giúp tăng tiêu thụ các chất lỏng, giúp giữ cho tế bào cổ họng ẩm ướt.
Hít hơi nước nóng
Bạn có thể dùng một tô nước nóng đang bốc hơi nóng và hít hơi nóng này khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm
Các triệu chứng cảm cúm: sốt, ho, đau họng, nghẹt mũi, đau nhức đến ớn lạnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
Cách nhanh chóng để mở lối thoát cho đường thở bị tắc nghẽn là xông hơi - Ảnh: Shutterstock
Một số cách đơn giản sau có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu này:
Uống nhiều nước
Cảm cúm có thể gây mất nước nghiêm trọng, vì thế việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết, nhất là trong trường hợp kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Ngoài nước lọc, các loại nước ép trái cây, nước ngọt và nước chứa các chất điện giải khác cũng có tác dụng cung cấp nước. Trà thảo dược pha với mật ong cũng có thể làm dịu cơn đau họng.
Nếu cảm thấy buồn nôn, hãy uống từng ngụm nhỏ. Muốn biết bạn có nhận đủ nước hay không, hãy nhìn màu sắc của nước tiểu. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu.
Tiến sĩ William Schaffner, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tại Vanderbilt University School of Medicine ở Nashville, Tennessee (Mỹ), cho biết khi bị cúm, điều cuối cùng bạn có thể làm là uống rượu. Rượu sẽ khiến bạn buồn ngủ, và khi ngủ sẽ không còn cảm thấy khó chịu.
Ăn súp
Súp luôn là món ăn giải cảm cực kỳ hiệu quả. Theo trang WebMD, một nghiên cứu cho thấy súp gà có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tiến sĩ Reid B. Blackwelder, giáo sư y khoa tại Đại học Tennessee (Mỹ) tin rằng khi ăn, hơi nóng của chén súp bốc lên mũi và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Không chỉ vậy, lợi ích của súp còn được nhìn nhận dưới góc độ tình cảm. Khi nhận được sự quan tâm lo lắng của người thân, người bệnh sẽ cảm thấy biết ơn và từ đó giúp vưc dậy tinh thần để chống đỡ với bệnh tật.
Súp là món ăn giải cảm hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Tranh thủ tập thể dục
Khi cảm cúm "ghé thăm", người bệnh sẽ cảm thấy mệt đừ và chỉ muốn nằm dài trên giường. Tuy nhiên, hãy cố gắng vận động với mức độ vừa phải để cơ thể khỏe khoắn hơn, nhưng nhớ hãy tránh xa công việc, đặc biệt không nên thức khuya.
Chu kỳ giấc ngủ tốt có tác dụng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và điều này tạo ra sức bật nhằm đẩy lùi bệnh tật.
Tăng cường độ ẩm
Một trong những cách tốt nhất giúp giảm bớt tắc nghẽn mũi và đau họng là hít thở hơi nóng. Tắm dưới vòi hoa sen hoặc chỉ cần bật vòi hoa sen và ngồi trong phòng tắm một vài phút để hít hà hơi nước, các triệu chứng khó chịu sẽ giảm bớt.
Xông hơi
Cách nhanh chóng để mở lối thoát cho đường thở bị tắc nghẽn là nấu một nồi nước xông và nhỏ vào vài giọt dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Sau đó, dùng một tấm chăn to phủ trùm lên người và nồi nước xông rồi nhắm mắt, hít thở sâu bằng mũi.
Lặp lại điều này thường xuyên khi cần thiết để giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi.
Chườm khăn nóng
Dùng khăn nóng đắp lên trán là cách tuyệt vời để giảm nhức đầu hoặc đau do xoang.
Ngậm kẹo
Thuốc ho và kẹo cứng có thể đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc làm giảm sự khó chịu của cơn ho và đau rát họng.
Nước muối
Súc miệng bằng nước muối hoặc ngậm nước muối giúp loại bỏ đờm trong cổ họng, đồng thời cũng có thể giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Nhỏ mũi
Để giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Trị răng ê buốt Răng thiếu lớp men bảo vệ hoặc thiếu canxi sẽ dẫn đến ê buốt, nhất là khi ăn thực phẩm nóng, lạnh hoặc chua. Những liệu pháp tự nhiên sau có thể giúp trị răng ê. Một khi bị răng ê, hãy ăn quế - Ảnh: Đ.N.Thạch Theo hãng tin MSN dẫn lời các chuyên gia sức khỏe, trà được làm từ lá...