Mẹo luộc cua luôn đỏ và ngon
Luộc cua tưởng dễ, nhưng đâu phải ai cũng luộc được cua thật chuẩn để đảm bảo vị ngon ngọt tự nhiên và màu sắc thật đẹp của cua.
Khi mua cua, bạn nên mua cua còn sống, thịt sẽ chắc và ngon hơn. Sau khi mua cua về, bạn nên gây tê cua bằng cách cho vào thau nước đá, cua gặp lạnh sẽ xỉu tạm thời.
Dùng bàn chải đánh răng chà sạch từng kẽ chân, mai và bụng cua rồi rửa lại bằng nước sạch và cho vào nồi hấp. Cua rất nhanh chín nên chỉ cần cho 1 chén nước vào hấp để cua ngọt hơn, thêm 2 cây sả đập dập hoặc thái mỏng.
Video đang HOT
Sau 7′ cua sẽ chín, bạn quét 1 lớp mỏng dầu ăn lên vỏ cua để giữ màu đỏ tươi cho cua nhé! Cách làm này khi cua nguội vẫn giữ được màu đẹp và bóng nhìn rất hấp dẫn.
Trình bày ra đĩa kèm muối tiêu hoặc muối ớt xanh rất ngon! Với cách luộc cua này những con cua của bạn sẽ luôn ngọt ngon và đỏ au, bóng bẩy vô cùng đẹp mắt đấy!
Đặc sản mực khô Cô Tô
Mực khô Cô Tô nướng chín là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng, bởi sức hấp dẫn từ hương thơm, vị ngọt tự nhiên đặc trưng. Hiện có thể tìm mua được món mực khô yêu thích này ở nhiều nơi trong tỉnh.
Mực sau khi được làm sạch, phơi khô trong điều kiện thời tiết nắng.
Để có được sản phẩm mực khô đảm bảo chất lượng, các cơ sở chế biến, sản xuất trên địa bàn huyện Cô Tô lựa chọn những con mực ống còn tươi ngon, con to đều, được ngư dân địa phương đánh bắt trong ngày, không qua ủ đá hoặc cấp đông lạnh.
Sau khi lựa chọn, mực được rửa sạch sẽ bằng nước ngọt sinh hoạt, mổ lấy hết phần ruột và mắt, mang đi phơi nắng từ 2-3 ngày là tạo thành sản phẩm mực khô. Tuy nhiên, để mực khô ngon, trắng đều, sau khi phơi hết một ngày nắng, cơ sở chế biến cho ngay mực vào máy (lò) điện sấy khô trong khoảng thời gian 12 giờ mà không cần phải phơi thêm qua nắng.
Mực ống được lựa chọn để phơi khô phải tươi ngon, được đánh bắt trong ngày, con to đều.
Để sản xuất được 1kg mực khô cần từ 4-4,5kg mực tươi. Thời điểm thu mua, sản xuất mực khô nhiều nhất ở Cô Tô vào tháng 2-3 và tháng 5-6 dương lịch hằng năm, bởi khi đó là vào mùa mực, ngư dân khai thác, đánh bắt được nhiều. Trung bình mỗi cơ sở chế biến thủy sản khi đó sản xuất được khoảng 2 tạ mực khô/tháng. Hiện trên địa bàn huyện có 4 cơ sở chế biến sản phẩm mực khô Cô Tô.
Sản phẩm mực khô Cô Tô chia ra làm 3 loại, được đóng gói và hút chân không để đảm bảo giữ an toàn thực phẩm, với những giá thành khác nhau. Loại 1 con to đều, 1kg (12 con), giá bán khoảng 1,8 triệu đồng/kg; loại 2, 1kg (13-17 con), giá bán từ 1,4-1,6 triệu đồng/kg; loại 3, 1kg (khoảng 30 con), giá bán từ 1-1,2 triệu đồng/kg.
Mực sau khi được phơi khô có màu trắng hồng.
Mực khô Cô Tô được người dân, du khách đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao, được bày bán rộng rãi tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tạp hóa tại huyện Cô Tô và một số địa điểm trưng bày, bán hàng OCOP trên địa bàn tỉnh.
Theo lãnh đạo huyện Cô Tô, để phát triển bền vững, nâng cao hơn nữa thương hiệu sản phẩm mực khô, địa phương tiếp tục rà soát, đề nghị có cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, chuyên nghiệp hơn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất chưa tuân thủ quy trình sản xuất, làm ảnh hưởng tới thương hiệu sản phẩm mực khô Cô Tô vốn được dày công xây dựng.
Cua tuyết đặc sản phải thử trong mùa đông Du khách đến xứ sở Phù tang từ tháng 11 đến tháng 3 không nên bỏ qua món cua tuyết, bởi đây là thời điểm cua nhiều và ngon nhất. Cua tuyết - đặc sản phải thử trong mùa đông Cua tuyết Zuwaigani là đặc sản trong mùa đông. Dù đắt đỏ và được coi là "cao lương mỹ vị", cua tuyết vẫn...