Mẹo loại bỏ chất độc khi chế biến thực phẩm
Các loại khoai như khoai tây, sắn, khoai lang… thường được dùng nhiều nhưng nếu không biết cách sơ chế sẽ để lại nhiều độc tố có hại cho cơ thể.
Loại bỏ chất độc trong măng
Trên cả 3 loại măng là măng trắng (lấy từ củ măng), măng trắng đã ngâm nước (măng đã ra nước và có vị hơi chua) và măng vàng (đã luộc và ngâm nước) thì hàm lượng xyanua rất cao. Đây là chất độc có thể gây ra chết người, với 1 hàm lượng nhỏ giết người chỉ trong 1 phút. Độc chất này có nhiều trong măng và sẽ bay hơi dần trong môi trường nước. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm măng chua, chất xyanua có trong loại măng này sẽ kết hợp một số enzyme hoặc một số chất trong ruột người và có khả năng gây ngộ độc cao.
Vì thế, không nên chọn măng đã ngâm nước quá lâu sẽ bị rất chua. Khi mua măng về nên ngâm nước luôn trong nhiều giờ. Trước khi nấu cũng phải luộc qua với nước có cho chút muối từ 1 đến 2 lần nhằm giảm hàm lượng xyanua đến mức tối đa.
Cách loại bỏ chất độc trong sắn
Sắn cũng có nhiều độc chất xyanua có trong cả vỏ và thịt sắn, tuy nhiên phần vỏ có nhiều xyanua hơn. Khi luộc dù lột vỏ thì phần thịt của củ sắn vẫn còn chất độc này. Khi luộc với số lượng lớn thì chất độc sẽ tạo lên một lớp váng trên mặt nước. Ăn phải lớp váng này, người ăn sẽ bị ngộ độc ngay.
Video đang HOT
Vì vậy, cần lột vỏ và rửa ngâm sắn nhiều giờ trong nước lạnh. Khi luộc nhớ mở nắp vung cho chất xyanua bay đi thì độc chất sẽ giảm đi nhiều.
Khoai tây mọc mầm
Cẩn thận khi chọn, tránh những củ đã mọc mầm vì quanh những mầm này có chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này. Để hạn chế việc mọc mầm, khoai mua về không nên để bên ngoài nơi có không khí ẩm mà nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách loại bỏ độc trong lạc
Lạc tươi nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường nóng ẩm sẽ khiến lạc nhanh bị mốc. Nấm mốc ký sinh trên lạc thường rất độc hại, những người cơ địa không tốt ăn vào rất dễ ngộ độc.
Cần bảo quản lạc nơi thoáng mát, lạc tươi còn hơi ẩm nên phơi khô dưới ăn nắng mặt trời cho khô rồi mới bảo quản trong nhà. Thường xuyên kiểm tra lạc để loại bỏ các hạt mốc. Không nên ăn những hạt có biểu hiện bị mốc, thâm đen hoặc có bề ngoài bất thường.
Theo Giáo Dục Việt Nam
4 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Dù tủ lạnh là đồ điện gia dụng tiện dụng của nhà nhà nhưng chúng ta nên biết, tủ lạnh không phải là vạn năng, không phải mọi thực phẩm đều có thể cất trong tủ lạnh. Có những thực phẩm để bên ngoài không chỉ giữ được mùi vị và chất dinh dưỡng mà còn có thể tươi hơn.
Các loại củ
Với các loại rau dạng củ như hành tây, khoai tây, khoai môn, khoai lang, ngó sen, ngưu bàng thì tủ lạnh không phải là nơi bảo quản tốt nhất. Tốt nhất nên để những loại rau củ này trong hộp giấy thoáng khí và đặt ở thoáng mát. Nếu để những loại rau củ này trong tủ lạnh sẽ rất bị hơi nước trong tủ lạnh làm mềm, nhũn, chóng bị thối.
Ngoài ra, cà chua chưa chín hẳn cũng nên để ở nhiệt độ trong phòng vì cà chua tự phóng ra chất ethylene để kích thích chín. Nếu cho cà chua chưa chín hẳn vào tủ lạnh, cà chua sẽ không thể nào tự chín, làm mất mùi vị thơm ngon nhất định. Vì vậy, bạn nên bảo quản cà chua chưa chín hắn ở nhiệt độ trong phòng để cà chua tự chín sẽ làm cho cà chua ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Một số loại quả
Dưa ngọt, nho, cam, các loại quả họ cam và chuối là những loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh vì một khi để ở nhiệt độ quá thấp sẽ làm hoa quả chưa chín bị ủng thối. Nếu dưa ngọt đã bổ ra rồi mới cho vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng trước khi ăn, bạn sẽ càng cảm thấy ngon ngọt hơn. Còn chuối để trong tủ lạnh sẽ chuyển sang màu sẫm, vị ngọt sẽ giảm. Vì vậy, bảo quản ở nhiệt độ trong phòng sẽ tốt hơn.
Mật ong
Mật ong chứa hàm lượng fructose và glucose rất cao nên bảo quản ở nhiệt độ thấp không phải là cách tốt nhất vì ở nhiệt độ thấp, đường sẽ kết tủa.
Do mật ong thuộc loại chất ngọt có độ tinh khiết cao, vi khuẩn rất khó sinh trưởng. Trong thời hạn sử dụng, bảo quản mật ong ở nhiệt độ trong phòng không hề làm biến chất mật ong. Vì vậy, không cần cất mật ong trong tủ lạnh. Sau khi vặt chặt nắp, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi thoáng mát là được.
Rau thơm
Rau thơm, húng quế là các thực vật nhiệt đới không chịu được lạnh. Vì vậy, trong quá trình bảo quản nên hạn chế để trong tủ lạnh mà nên bảo quản ở nhiệt độ trong nhà là được.
Theo Sức khỏe và đời sống
10 sự thật kinh điển về rau quả đối với sức khỏe bạn cần biết Có những sự thật kinh điển về rau quả mà bạn nên biết để tăng cường bảo vệ sức khỏe cả gia đình mình 1. Ăn chuối chữa bệnh Chuối là loại trái cây được ưa chuộng bậc nhất trên thế giới. Nó ngon, giàu Kali và là nguyên liệu tuyệt vời của món kem siro sôcôla. Vào những năm 1950, 1 căn...