Mèo làm quản thư
Một chú mèo ở thành phố Novorossiysk (Nga) vừa chính thức được ‘bổ nhiệm’ làm quản thư phụ tá tại thư viện trung tâm dành cho thiếu nhi của thành phố này, tờ L’Express ngày 23.9 đưa tin.
Mèo Kouzya có ‘hợp đồng lao động’ với lương 30 hộp pa tê/tháng – Ảnh: L’Express
Chú mèo tên Kouzya này vốn là ‘gã lang thang’, không giấy tờ và ‘nhập cư bất hợp pháp’ tại thư viện từ nhiều tháng qua.
Nhưng sự xuất hiện của chú đã có tác động tích cực đến khách hàng nhí và là một trong những nguyên nhân khiến các em chăm chỉ đến thư viện đọc sách hơn.
Từ tháng 8 qua, chú được cấp hộ chiếu cho thú cưng, tức không còn sống ‘ngoài vòng pháp luật’ nữa. Kouzya còn sở hữu một mục riêng tại website của thư viện, trong đó chú ‘khuyên’ các bạn nhỏ nên đọc nhiều sách về động vật.
Quyết định của thư viện ghi rất rõ: “Kouzya được bổ nhiệm làm quản thư phụ tá với mức lương 30 hộp pa tê cho mèo/tháng cùng các phần thưởng phụ như kẹo bánh và được gãi cổ”.
Từ ngày nhận ‘nhiệm vụ’, mèo ta ngày ngày diện nơ đeo cổ, chăm chỉ ra vào thư viện để mang niềm vui đến cho các bạn nhỏ.
Theo VNE
Người anh hùng đi qua hai cuộc chiến
Trong chiến tranh, người ta biết đến Nguyễn Văn Nổi là chàng anh hùng bất khuất. Trong thời bình, ông được mệnh danh là cây đại thụ của đồng bào Chơro.
Già làng Năm Nổi với chiếc xà gạc ngụy trang tài liệu trong thời kháng chiến
Về thôn miền núi Lý Lịch xã Phú Lý (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) hỏi già làng Nguyễn Văn Nổi thì không ai lại không biết. Người thì bảo rằng ông là người anh hùng duy nhất của làng đánh nhau với Pháp với Mỹ, người thì bảo rằng ông là vị thánh sống của núi rừng, của đồng bào Chơro.
Già làng Nguyễn Văn Nổi vẫn được người dân gọi với cái tên Năm Nổi đầy trìu mến. Dù đã bước sang tuổi 83 nhưng già vẫn giữ được phong thái khỏe mạnh của một người anh hùng. Bên bếp lửa bập bùng, già bắt đầu câu chuyện: "Người ta gọi tôi như vậy cũng vì quá trình hoạt động cách mạng của tôi. Năm tôi lên 7 tuổi cũng là lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta bắt đầu bùng nổ. Ngày đó, Pháp về bản bắt thanh niên, người khỏe mạnh đi làm phu ở các hầm mỏ. Những người chống đối đều bị chúng đánh đập, chém giết. Chính vì vậy nên tôi rất căm ghét và quyết định theo các anh lớn tuổi hơn đi làm cách mạng".
Tuy mới lên 7 nhưng Năm Nổi luôn là kim chỉ nam quan trọng cho bộ đội, chiến sỹ trong những cánh rừng già nguy hiểm. Ông nhớ lại: "Ngày ấy rừng còn rậm rạp, thú dữ nhiều. Chính vì không quen đường đi lối lại nên cán bộ của ta bị cọp, beo ăn thịt rất nhiều. Những lúc bộ đội cần di chuyển đến vùng sâu, nguy hiểm thì các anh lại gọi tôi để hỏi và nhờ tôi dẫn đi". Ông cho biết thêm, người đi rừng không chỉ gan dạ mà còn phải biết nắm bắt tâm lý của thú dữ. Mỗi khi gặp hổ thì phải ôm gậy thẳng đứng cao hơn đầu người vì hổ bắt mồi theo cách nhảy lên chụp xuống. Khi thấy như vậy hổ sẽ không dám tấn công.
Cung tên là vũ khí chủ yếu của đồng bào Chowrro trong những năm kháng chiến
Chính sự kiên trung và gan dạ nên suốt những năm sau đó, Năm Nổi được cán bộ tin cậy và giao phó chức vụ giao liên. Thân hình nhỏ bé lại đen nhẻm nên Năm Nổi không phải là tầm ngắm của quân đội Pháp. Tuy vậy, Năm Nổi luôn ngụy trang mình một cách cẩn trọng để tránh tình huống xấu nhất xảy ra. Ông kể, mỗi khi được giao tài liệu là ông cho vào cán tre của chiếc xà gạc (dụng cụ để phát cành cây, cỏ dại của người Chơro) rồi cứ thế băng rừng lội suối. Cậu bé giao liên ngay tức khắc trở thành đứa trẻ người thiểu số lam lũ đi rừng đào khoai nên lính Pháp không để ý.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Năm Nổi được tiếp xúc và hoạt động cách mạng cùng các cán bộ lão thành như anh hùng Huỳnh Văn Nghệ (nhà chỉ huy quân sự tài ba), Trung tướng Nguyễn Bình (Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam) ở chiến khu D.
Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, Năm Nổi đã là một chàng trai khỏe mạnh hùng tráng. Những cuộc băng rừng, những cuộc chiến khốc liệt bắt đầu diễn ra và những chiến công cũng được dệt nên từ đó.
Tháng 1 năm 1960, khi bộ đội ta chuẩn bị tiến vào Tây Ninh thì bất ngờ bị địch vây hãm, cô lập trong rừng. "Lương thực đã hết nhưng không thể nhận được viện trợ từ phía ngoài. Lúc đó tôi đã cố gắng luồn lách để vào với bộ đội và đưa các anh đến một vùng đất gần đó để đào củ chụp làm lương thực. Nơi đó được mệnh danh là kho lương của người Chơro nên bộ đội có thể ăn hàng tháng trời vẫn chưa hết. Cũng chính vì vậy nên tôi được bộ đội đặt biệt danh là Năm củ chụp và sau này được thủ tướng Võ Văn Kiệt ký tặng bằng khen".
Không chỉ bí mật hoạt động cách mạng mà Năm Nổi còn vận động đồng bào mình góp sức vót chông, đặt bẫy kẻ thù. Giúp bộ đội lập căn cứ và cung ứng lương thực. Dưới sự lãnh đạo của Năm Nổi, vùng núi Lý Lịch trở thành vùng đất chết đối với kẻ thù. Chông được bày khắp rừng, bẫy thú đặt khắp nơi nên chỉ cần quân địch sơ hở là phải đánh đổi bằng tính mạng. "Không có súng đạn hiện đại thì người dân sử dụng cung, nỏ. Ngày đó, cả thôn bản đều rầm rộ chế kịch độc tẩm mũi tên. Mỗi khi quân địch lọt vào rừng Lý Lịch là cả làng kéo nhau đánh du kích" - Già làng Năm Nổi nhớ lại.
Mũi tên được tẩm kịch độc để sát thương quân thù
Già Năm Nổi luôn là lá cờ đầu của phong trào chống giặc, là lãnh tụ tinh thần của người Chơ Ro ở ấp Lý Lịch. Với những cống hiến và chiến công, nhà nước đã 2 lần phong tặng danh hiệu anh hùng cho già Năm Nổi. Bằng khen, huân huy chương kháng chiến của già thì không đếm nổi.
Những năm sau kháng chiến, già Năm Nổi là gương sáng trong hoạt động xã hội. Mang trên mình trọng trách của vị già làng, ông chưa bao giờ quên những cuộc chiến và luôn kể lại cho con cháu nghe để tinh thần bất khuất vì dân tộc không bị phai mờ.
Theo Dantri
Bí kíp mặc quần hoa cá tính & thanh lịch Dù bạn là cô gái dịu dàng, nữ tính hay một cô gái nổi loạn thì những chiếc quần hoa thực sự trở thành điểm nhấn cho trang phục của bạn. Những chiếc quần hoa màu tối không tạo sự lòe loẹt và rườm rà ... ... kết hợp với áo tông màu pastel sẽ tạo vẻ cá tính những vẫn vô cùng...