Mẹo hay khử độc tố trong măng một cách triệt để 99% chị em chưa biết
Măng là một món ăn rất phổ biến trong các gia đình Việt. Tuy nhiên trong măng lại chứa rất những chất không tốt cho sức khỏe mà nếu không được loại bỏ sẽ ảnh hưởng không tốt cho người sử dụng
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Cách khử độc tố trong măng:
Đun măng với ớt và nước vo gạo
Mẹo vặt khử độc măng tươi bằng nước vo gạo rất đơn giản. Bạn không cần phải lột hết vỏ bên ngoài của chúng đi, mà hãy để cả vỏ và xếp gọn chúng vào trong nồi. Cho nước vo gạo ngập măng và bổ sung thêm vài quả ớt đã bỏ hạt. Sau đó bắc lên bếp đun cho đến khi bạn thấy măng mềm thì tắt lửa. Chắt hết bỏ nước đó đi rồi xả lại nhiều lần bằng nước sạch. Như vậy măng tươi vừa không bị đắng, vừa có thể loại bỏ hết độc tố.
Luộc với rau ngót
Măng sau khi mang về, bạn hãy bóc tách vỏ và cắt thành từng lát nhỏ. Sau đó, bạn bỏ tất cả vào nồi luộc cùng với nắm rau ngót. Khi nồi măng sôi lên, bạn hãy nhấc xuống và chắt hết nước nóng đi. Tiếp theo, bạn vớt bỏ lá rau ngót ra ngoài và rửa lại măng với nước sạch là có thể đem chế biến món ăn.
Ngâm với nước vôi
Video đang HOT
Ngâm vào nước vôi trong là mẹo vặt hay khử độc măng tươi nhanh nhất. Bạn chỉ cần ngâm măng tươi vào nước vôi khoảng 3 giờ, sau đó đem luộc lại nhiều lần, cho đến khi bạn nhìn thấy nước trong thì vớt ra và đem chế biến. Nhớ là trong quá trình chế biến cần phải mở nắp nồi để chất độc bay hết ra ngoài nhé.
Người không nên ăn măng
Người bị bị đau dạ dày
Các chuyên gia khuyến cáo những bệnh nhân đau dạ dày hoặc đang uống thuốc chữa dạ dày không ăn măng bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người đang mang thai
Tuy măng là món ăn khá phổ biến và được nhiều người yêu thích, nhưng đối với bà bầu, các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều, nhất là trong quý đầu.
Bởi trong những tháng đầu thai kỳ, do chưa thích nghi được với thay đổi của cơ thể và bị ốm nghén, hầu hết các mẹ thường không ăn được nhiều. Trong khi đó, măng chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều dẫn đến no lâu, đầy hơi.
Hơn nữa, nếu chế biến măng không cẩn thận dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi trong bụng. Để an toàn, bà bầu sau khi mua măng về cần rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới ăn. Chú ý là trong khi luộc măng, hãy mở vung để độc tố bay đi.
Theo www.phunutoday.vn
8 cách nhận diện rau nhiễm hóa chất đơn giản 99% chị em chưa biết
Rau là thực phẩm hàng ngày trên mâm cơm của tất cả các gia đình vì vậy lựa chọn rau sao cho ngon không nhiễm hóa chất là mối quan tâm của tất cả các chị em. Dưới đây là cách nhận biết rau nhiễm hóa chất đơn giản chị em không thể bỏ qua.
1. Rau cải
Rau cải mọng nước, nhiều dinh dưỡng nên thu hút nhiều sâu bọ cắn phá. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường phun thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này khiến cho dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu không có đủ thời gian để phân hủy, khi rau đưa vào chế biến món ăn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
2. Rau muống
Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.
Vì vậy, bạn nên chọn những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Ngoài ra, rau không chứa hóa chất sẽ có vệt nhựa loãng ngắt cuống. Rau muống ngon nhất vào khoảng tháng 4, 5, 6 của năm.
3. Giá đỗ
Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại.
Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước có màu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.
4. Rau ngót
Để lựa chọn rau an toàn, bạn nên tránh những bó rau ngót có lá quá non, to, mỏng lá. Hãy chọn những bó lá dày vừa phải, sẫm màu.
5. Cà chua
Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm.
Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.
6. Mướp đắng
Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.Những quả to, màu xanh nhạt, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn.
Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.
7. Dưa leo
Dưa leo ngon nhất là loại màu xanh trắng (không quá non hay úa vàng), không có vết thâm hay ố vàng, vỏ nhẵn mịn, cầm vào thấy chắc tay, bên ngoài có những mấu nhỏ nổi lên.
8. Rau cần
Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.
Theo www.phunutoday.vn
4 loại rau bà bầu phải kiêng cữ bởi có hại cho thai nhi Rau ngót, rau sam, chùm ngây, rau chân vịt không tốt cho thai phụ. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung, khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của bà bầu bởi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên có một số loại rau thai...