Mẹo hay giúp hầm xương nhanh nhừ
Hầm xương luôn khiến các bạn cảm thấy bồn chồn, nôn nóng vì khoảng thời gian ninh xương quá lâu và tốn khá nhiều thời gian. Vậy mẹo giúp hầm xương nhanh nhừ ngay dưới đây sẽ giúp ích được rất nhiều cho các bạn đấy nhé!
Mẹo hay giúp hầm xương nhanh nhừ
Để giúp giảm bớt khoảng thời gian hầm xương của bạn thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhữngmẹohầm xương nhanh nhừ ngay dưới đây nhé!
Mẹo hay giúp hầm xương nhanh nhừ
1. Sử dụng nồi áp suất
Đối vớicách hầmxương này muốn xương nhanh mềm bạn hãy rửa thật sạch xương. Sau đó, phải nhớ luộc qua rồi đổ nước đó đi để loại bỏ chất cặn bận trong xương, tiếp theo mới cho vào nồi áp suất, đậy kín.Tùy theo số lượng xương đem hầm mà bạn canh thời gian cho phù hợp, sau đó tắt bếp để nguội.
Ưu điểm của cách làm này vừa đỡ tốn gas lại nhanh chóng hơn nhiều, không làm mất đi chất dinh dưỡng của xương.
Video đang HOT
Đối với món xương sườn thịt lợn, muốn nhanh chín xương mềm thịt ngon, ngọt. Bạn nêm vào một chút giấm, giấm cótác dụnglàm cho các chất canxi, sắt trong sườn tiết ra hết giúp ta tận dụng chất dinh dưỡng, ngoài ra giấm còn làm cho các vitamin không bị phân hủy trong quá trình đun nấu.
3. Sử dụng các loại thực phẩm khác
Các loại thực phẩm như hành tây, thơm (dứa), gừng, sả, khoai tây, cà rốt… Chúng sẽ giúp cho cho nồi xương hầm của bạn ngon, ngọt và lại nhanh mềm nữa.
Trước khi nấu, bạn hãy thêm các loại thực phẩm này vào cùng xương. Khi xương chính nhừ, mở nắp ra bạn sẽ nghe được mùi thơm dịu của các loại thực phẩm hòa cùng mùi xương chín mềm. Không những vậy, bạn còn có thêm phần nước dùng ngon ngọt tuyệt vời nữa.
Mách bạn bí quyết để nồi nước dùng ngon và không đục:
Bạn nên chọn xương tươi và ngon:
Trước khi cho xương và hầm nên chần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn (và đây cũng chính làkinh nghiệm hay mà vua đầu bếp Dương Huy Khải chia sẻ với chúng ta).
Hầm xương:
Trong quá trình hầm xương không nên đậy vung. Đến khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa để hớt phần bọt nổi lên rồi tiếp tục hầm với lửa nhỏ. Như vậy xương vẫn nhanh nhừ mà không tốn quá nhiều nguyên liệu.
Không nên ninh xương quá lâu sẽ làm cho nước hầm bị chua.
Chú ý nước dùng:
Để nước dùng ngọt, nhất là đối với nước dùng bò, khi hầm bạn nhớ cho thêm một củ hành tím đã được nướng chín.
Khi ninh xương bò (nấu nước lèo cho món phở), xương cần được rửa sạch và cạo hết lớp thịt bám bên ngoài rồi cho vào đun với nước lạnh. Lần đầu, bạn chỉ cần cho xương vào và đổ nước xâm xấp, nồi xương sôi thì bạn tắt bếp và cho xương ra rửa thật sạch lại. Về phần nước bạn đem đổ đi. Lần 2 bạn cho xương vào hầm chín, thời gian cho bước hầm này sẽ lâu hơn và trong quá trình hầm bạn nhớ hớt bọt để nước dùng được ngon và trong.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé! Chúc các bạn thành công!
Rửa xương bằng nước nóng hay lạnh trước khi hầm để nước trong và đây là mẹo của đầu bếp
Ngoài ra, việc cho muối vào ngay từ lúc hầm hay sau khi hầm xong cũng quyết định việc làm trong nước xương hầm, chị em nên biết.
Hầm xương để nấu canh, làm nước dùng hoặc đơn giản là để thưởng thức xương là điều chị em nội trợ thường xuyên làm. Xương hầm ngon ngọt, bổ dưỡng, nhiều canxi tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên nhiều người thắc mắc, tại sao xương hầm ngoài quán nước luôn trong lại có hương vị hấp dẫn hơn khi chúng ta làm tại nhà. Cuối cùng, đầu bếp nhà hàng đã bật mí, lý do bởi chính thói quen nấu ăn chưa đúng của các bà nội trợ,.
Trước tiên, chúng tay thấy, phần lớn mọi người đều dùng nước lạnh để rửa xương hoặc hầm xương với mục đích làm nóng xương từ ngoài vào trong một cách dần dần. Điều này có tác dụng nhất định nhưng nó chưa đủ tốt khiến nước hầm không trong.
Cách làm của đầu bếp là dùng nước sôi pha với nước lạnh để tạo ra nước ấm rồi đem rửa xương. Điều này giúp máu bên trong của thịt xương chảy ra, giúp giảm bớt bọt, tăng độ trong cho nước hầm về sau này. Sau khi rửa sạch xương, cho xương vào nồi, thêm nước ấm rồi hầm.
Ngoài ra, việc cho muối khi hầm xương rất quan trọng. Nhiều người quan niệm cho muối sớm để xương nhanh mềm nhưng điều này hạn chế chất ngọt trong xương "thôi" ra ngoài, cũng làm cho nước không trong bằng. Thịt xương vì thế cũng bị khô hơn.
Cách làm của đầu bếp là sau khi đun sôi xương, thêm vài lát gừng, hành khô đập dập và 1 thìa dấm. Sau đó hầm xương 40 phút thì lúc này mới thêm lượng muối vừa đủ tạo vị cho nước xương hầm. Việc cho muối sau sẽ khiến nước xương ngon ngọt hơn, nước xương cũng không bị đục. Lưu ý, thỉnh thoảng nên hớt bọt để nước xương đạt độ thơm, trong hoàn hảo hơn.
Hầm xương kiểu này bảo sao nước dùng đục ngầu- kém ngọt lại ngấm thêm độc tố vào người Đầu bếp đã chia sẻ về những sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục ngầu, kém ngon lại rước thêm độc tố: Không hớt bọt khi hầm xương Bọt nổi lên trên bề mặt nồi nước hầm xương chính là protein kết tủa, các chất bẩn và máu dư trong xương. Việc hớt bỏ bọt không chỉ giúp nồi nước xương...