Mẹo hay giúp bạn xử lý “sự cố” khi nấu ăn (P.1)
Thức ăn bị mặn, nhão, vón cục hay cứng… là những rắc rối thường gặp đối với các bà nội trợ. Có một số bí quyết giúp bạn khắc phục những sơ suất trong quá trình chế biến, nấu nướng.
1. Món ăn quá mặn
Nguyên nhân: Bạn sử dụng quá nhiều muối, không nếm món ăn khi nấu.
Cách khắc phục: Nếu món súp hoặc món hầm bị mặn, có thể cho thêm nước vào món ăn. Những thực phẩm có chứa a-xít như chanh, giấm… cũng sẽ giúp làm giảm bớt vị mặn. Để tránh trường hợp này, hãy nêm nếm món ăn trước khi cho muối vào, đặc biệt là khi sử dụng những nguyên liệu chứa nhiều muối như nước súp đóng hộp, cà chua hộp, dầu ô-liu, thịt heo muối xông khói…
2. Thịt quá chín và cứng
Nguyên nhân: Bạn nấu thịt quá lâu hoặc sử dụng nhiệt độ nấu quá cao.
Cách khắc phục: Biện pháp tốt nhất để “xử lý” phần thịt đã bị nấu quá kỹ là xé vụn miếng thịt để trộn đều cùng với món ăn hoặc dùng phần thịt xé sợi này để nấu món súp theo kiểu ragu hầm.
Để phòng ngừa trường hợp thịt bị chín quá mức, bạn cần chú ý cắt thịt cho phù hợp với món ăn và cách nấu. Chẳng hạn như miếng thịt sườn nên được nướng với lửa to cho đến khi chúng chín vừa, sau đó mới cắt lát ngang sớ thịt. Nếu miếng thịt được hầm bị cứng, bạn cần hầm chúng lâu hơn với lửa nhỏ trong nhiều giờ, cho đến khi thịt mềm đều.
3. Cơm nhão
Video đang HOT
Nguyên nhân: Bạn cho quá nhiều nước
Cách khắc phục: Hãy để dành phần cơm bị nhão này cho những món khác. Tốt nhất, nên trải đều cơm ra một mặt phẳng như trên miếng giấy bạc, rồi cho cơm vào tủ lạnh. Những hạt cơm sẽ cứng và kết dính lại với nhau. Ngày hôm sau, bạn có thể dùng phần cơm này để nấu món cháo cho bữa sáng hoặc làm món cơm rang.
Có một mẹo đơn giản để giúp bạn khắc phục tình trạng này đó chính là nguyên tắc “đốt ngón tay”: lượng nước trên mặt gạo không được vượt quá 1 đốt ngón tay”, tức là chỉ khoảng 2cm.
4. Món xào, chiên quá nhiều dầu hoặc không giòn
Nguyên nhân: Dầu không đủ nóng hoặc bạn đã dùng chiếc chảo quá nhỏ.
Cách khắc phục: Trừ trường hợp thích ăn những món hơi mềm hoặc nhiều dầu, bạn sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc “từ bỏ” món ăn. Tuy nhiên, đối với món rau xào, bạn có thể đảo lại chúng một lần nữa sau khi dầu đã nóng. Nếu dầu quá nguội, thức ăn sẽ hút khá nhiều dầu. Do vậy, trước khi cho nguyên liệu vào chảo, bạn cần chú ý kiểm tra độ nóng của dầu.
5. Thức ăn bị cháy
Nguyên nhân: Nhiệt độ quá cao hoặc bạn đã nấu món ăn quá lâu
Cách khắc phục: Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt đậy lên chiếc nồi hoặc chảo có chứa phần thức ăn đã bị cháy đến khi chiếc khăn nguội hoàn toàn. Đây là bí quyết giúp lấy đi mùi khói và khét vương trên thức ăn.
Để tránh trường hợp thức ăn bị cháy, bạn nên tuân thủ 3 nguyên tắc sau khi nấu nướng:
1. Kiểm tra kỹ nhiệt độ và thời gian nấu.
2. Luôn trông chừng món ăn đang nấu.
3. Chọn mua những chiếc nồi hoặc chảo có chất lượng và khả năng chịu nhiệt tốt.
Theo VNE
Mẹo chữa cơm sống, nhão, khê
Để chữa nồi cơm bị cứng vì thiếu nước, lấy đũa chọc nhiều lỗ vào cơm, sau đó cho ít nước ấm vào nồi nấu tiếp.
Chẳng may một hôm nào đó nồi cơm bị khô, cứng, hoặc nhão, có nhiều cách để "cứu chữa", như sau:
Cơm cứng
Để chữa nồi cơm bị cứng vì thiếu nước, hãy lấy đũa chọc nhiều lỗ vào cơm, sau đó cho ít nước ấm vào nồi nấu tiếp. Lưu ý với những nồi cơm bị cứng tránh mở vung ra nhiều, vì sẽ làm bay hơi và cơm khó mềm được.
Ảnh minh họa: Eva.
Cơm nhão
Đa phần chị em đều cho rằng cơm cứng còn chữa được chứ cơm nhão thì rất khó. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp cho nồi cơm ấy ngon trở lại. Cắt những mẩu ruột bánh mì để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi, làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào.
Cơm khê
Mùi cơm khê thật khó chịu, ăn cơm phần trên cũng chẳng ngon nữa nên thường chị em sẽ bỏ đi để nấu nồi khác rất lãng phí. Hãy thực hiện một trong những "mẹo" chữa cơm khê sau:
Cách 1: Dùng một cái khăn sạch trải che kín mặt cơm, sau đó cho than hoa lên trên. Đậy kín nồi, khoảng 15 phút mở ra, mùi khê của cơm sẽ được than hút sạch.
Cách 2: Cho nước lạnh vào một cái chén, đặt vào giữa nồi cơm bị khê, ấn cho miệng bát bằng xuống với cơm. Tiếp đó đậy nồi cơm lại, dùng lửa nhỏ để ủ cơm 1-2 phút rồi mở nồi ra, cơm sẽ không còn mùi khê.
Cách 3: Khi cơm khê, lập tức tắt bếp, đặt vào trong nồi cơm một miếng vỏ bánh mì rồi đậy vung lại. 5 phút sau, vỏ bánh mì sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm.
Cách 4: Một cách nữa là lấy phần đầu hành lá, cắt khoảng vài khúc, cắm vào cơm, sau đó đậy nắp để một lúc rồi mở ra, cơm sẽ hết mùi khê.
Cách 5: Trong trường hợp cơm khê quá nặng, hãy xới hết phần cơm không bị khê phía trên ra, cho vào một nồi khác. Đem ngâm nồi này vào một chậu nước để nơi thoáng mát khoảng 10 phút, mùi khê sẽ vơi đi nhiều. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cơm bị nguội đôi chút.
Cách 6: Dùng một cục than củi cháy đỏ cho vào bát, đặt vào nồi cơm, rồi đậy kín vung lại. 10 phút sau mở vung, lấy bát than ra, mùi khê sẽ được cục than củi hút hết nên cơm sẽ không có mùi. Cách này hay sử dụng cho những chuyến đi picnic hay cắm trại sẽ rất tiện lợi.
Cơm sống
Cơm sống có thể do thiếu nhiệt hoặc ít nước quá. Trước tiên hãy đảo cơm cho tơi hết ra rồi chuyển sang một nồi khác. Dùng rượu rưới vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu 10 cơm, bắc lên bếp đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Cơm sẽ chín mà chẳng lo còn mùi rượu lưu lại trong cơm.
Theo VNE
Eo thon cho giới văn phòng Theo chuyên gia của TTTM Belas Spa, để "cứu" vòng 2 khỏi tình trạng xồ xề không khó. Với nhiều nữ nhân viên văn phòng, vòng bụng ngày càng phình to và ngấn mỡ không còn là chuyện lạ và là nỗi ám ảnh thường trực. Theo chuyên gia của Trung tâm Thẩm mỹ Belas Spa, để "cứu" vòng 2 khỏi tình trạng...