Mẹo hay chữa đầy hơi bằng nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp
Dưới đây là một số cách chữa đầy bụng khó tiêu cũng như táo bón mà không cần dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như thay đổi thói quen ăn uống.
1. Củ gừng tươi trị đầy hơi hiệu quả
Gừng tươi là một loại củ có tính dương, vị cay có nhiều chất rất tốt cho hệ tiêu hóa. Gừng tươi được ví như là “thần dược” giúp điều trị các cơn đau bụng vô cùng hiệu quả. Đây cũng là món khoái khẩu để chữa các bệnh liên quan đến bao tử của ông bà ta ngày xưa.
Cách thực hiện:
Làm sạch vỏ rồi thái nhỏ sau đó pha với nước nóng như pha trà.
Sau đó, dùng nước gừng ấm để uống từ 2-3 lần/ ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả “thần kỳ”.
Ngoài ra, uống trà gừng còn là một phương pháp giảm mỡ bụng cấp tốc cực tốt nữa đó nhé!
Video đang HOT
2. Chữa đầy bụng bằng sữa chua
Trong sữa chua giàu axit lactic, nên không bất ngờ khi sữa chua nằm trong danh sách cách chữa đầy bụng nhanh nhất này. Hơn nữa, sữa chua lại là thực phẩm làm đẹp da khá hiệu quả nữa đấy!
Ngoài ra, sử dụng sữa chua, kết hợp một chút muối đen cho thêm vị thì là và uống sẽ hiệu quả hơn nữa.
3. Cách chữa đầy bụng bằng tỏi
Tỏi với công dụng “toàn năng” cũng là một trong những cách chữa đầy bụng nhanh nhất và dễ thực hiện nhất. Hơn nữa đây còn là nguyên liệu không thể thiếu trong mọi nhà bếp.
Cách thực hiện: Ngay khi bị đầy bụng, hãy nhanh tay lấy tép tỏi tươi giã nát và pha thêm muối đen cùng thì là vào nước sôi để uống.
Trúc Chi
Theo phununews
Tiêu hóa tốt có giúp trẻ ngủ ngon hơn?
Hệ tiêu hóa không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
Tình trạng chán ăn, khó tiêu, chướng hơi, đầy bụng, thường xuyên quấy khóc, thức giấc giữa đêm... là những vấn đề luôn khiến các phụ huynh đau đầu. Để giúp trẻ cải thiện chức năng đường ruột, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn và BS. Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh - chuyên khoa 1 Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk, đã đưa ra một số lời khuyên và giải pháp dễ thực hiện.
Cho con uống sữa theo hướng dẫn nhưng vẫn hay bị táo bón?
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, nếu trẻ bị táo bón, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là đưa trẻ đến bác sĩ chuyên về tiêu hóa nhi để tiến hành các xét nghiệm. Khi xác định được trẻ không có bệnh lý về đường ruột, phụ huynh nên xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với trẻ.
Việc thiếu hụt men vi sinh Probiotics cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ yếu đi. Trong thời điểm thay đổi thức ăn từ dạng lỏng sang đặc, hay từ dạng sữa sang thức ăn ngoài sữa, nếu hệ tiêu hóa của trẻ không có đủ men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa sẽ dễ gặp các vấn đề như táo bón, đi phân sống...
Bổ sung đầy đủ men vi sinh Probiotics hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa ở trẻ.
Tại sao bé hay bị xì hơi và đầy bụng?
Theo BS. Hoàng Oanh, tình trạng này đến từ khá nhiều nguyên nhân, có thể do chế độ ăn chưa phù hợp, món ăn trong bữa gây khó tiêu hoặc tư thế bú chưa đúng khiến con trẻ nuốt dư hơi.
Ngoài ra, việc thiếu hụt men vi sinh Probiotics cũng khiến hệ tiêu hóa yếu đi. Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như táo bón, đi phân sống, chướng... dễ xuất hiện trong thời điểm bé chuyển dạng thức ăn.
Bụng ọc ạch hay các vấn đề tiêu hóa không chỉ hạn chế hấp thu dưỡng chất, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khoa học đã chứng minh giấc ngủ ngon giúp não bộ trẻ phát triển tốt hơn, do đó phụ huynh cần lưu ý hệ tiêu hóa của trẻ.
Bổ sung các dưỡng chất nào và bao nhiêu là đủ?
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, ngoài quan tâm đến việc bổ sung men vi sinh Probiotics thân thiện với đường ruột, phụ huynh cần quan tâm đến đạm trong sữa, ưu tiên các loại sữa công thức theo tỷ lệ vàng 60% đạm whey và 40% casein. Đạm whey giàu alpha-lactalbumin dễ tiêu hóa sẽ được hấp thu nhanh chóng, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Trong khi đó, đạm casein lại lưu trữ năng lượng, giúp trẻ no lâu.
Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ bí quyết giúp trẻ tiêu hóa tốt, ngủ ngon.
Đồng thời, bố mẹ nên lưu ý bổ sung chất xơ từ yến mạch, lúa mạch, rau củ quả... trong khẩu phần ăn hàng ngày, hoặc chọn loại sữa có chứa thành phần chất xơ hòa tan như FOS để cải thiện tình trạng táo bón, phân cứng, khó đi tiêu của trẻ. Ngoài ra, các bữa ăn của trẻ cần đầy đủ và cân bằng bốn nhóm dưỡng chất chính: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn tập cho con ăn các món ăn mới, tiếp nhận món ăn theo từng phần nhỏ rồi tăng lượng lên. Tránh cho trẻ ăn nhiều món trong cùng lúc, cùng ngày. Khi đó, dạ dày không thích ứng kịp cũng là nguyên nhân lớn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Theo Zing
Từ sở thích ăn uống thiếu lành mạnh, cô gái người Đài Loan khổ sở vì căn bệnh khó nói mà nhiều người dễ gặp phải Nếu bạn là một người thích ăn vặt thì cần đọc ngay bài viết của cô y tá dưới đây. Chỉ vì thói quen ăn uống thiếu lành mạnh mà cô gái này đã phải đối mặt với bệnh trĩ khi còn quá trẻ. Thông tin đăng tải từ trang Ettoday đã chia sẻ một trường hợp mắc bệnh trĩ do thói quen...