Mẹo gội đầu giúp tóc lâu bị bết
Tóc thường tiết ra nhiều dầu dẫn đến tình trạng bết là điều khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.
Tình trạng tóc bết và dầu nhờn thường là một vấn đề mà nhiều người đang gặp phải. Tóc bết không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn làm giảm tự tin.
Nguyên nhân khiến tóc bị bết dính
Do cơ địa, rối loạn nội tiết tố
Đối với những ai sở hữu mái tóc dầu hoặc cơ địa có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sẽ dễ khiến tóc bị bết nhanh.
Tình trạng hormone như testosterone, estrogen, cortisol bị mất cân bằng có thể kích thích quá mức hoạt động của tuyến bã nhờn, đặc biệt đối với những ai trong thời kỳ dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh,…
Tóc bết khiến nhiều người khó chịu.
Áp lực, căng thẳng
Khi căng thẳng, hormone ở tuyến thượng thận sẽ tăng lên, thúc đẩy sự hình thành của tuyến bã nhờn ở da đầu và khắp cơ thể.
Ăn không đủ chất, thiếu một số vitamin quan trọng như vitamin B là một trong những nguyên nhân gây ra bết tóc nhanh chóng. Vitamin nhóm B có chức năng chính trong quá trình điều tiết dầu trên da đầu. Vì vậy, khi thiếu loại vitamin này, hoạt động tiết dầu có thể bị xáo trộn, dẫn đến tình trạng da đầu tiết quá nhiều dầu.
Các thói quen hàng ngày
Ngoài ra, một số thói quen như để tóc ẩm ướt khi đi ngủ, không giặt vỏ gối, nón bảo hiểm,… cũng là nguyên nhân làm da đầu thường xuyên đổ dầu.
Việc vuốt tóc thường xuyên cũng gián tiếp đưa vi khuẩn từ tay lên bám vào tóc và da đầu, tạo nên tình trạng bết tóc.
Tóc bết do vuốt tóc thường xuyên.
Sử dụng các sản phẩm sáp, keo vuốt, thuốc nhuộm sẽ làm tăng kích ứng, khiến da đầu đổ dầu nhiều hơn. Các yếu tố như thời tiết nắng nóng, khói bụi xe cộ,… khiến da đầu dính bẩn, đổ mồ hôi, gây hiện tượng bết tóc.
Mẹo gội đầu giúp tóc lâu bị bết
Video đang HOT
Tóc bị bết dầu làm cho chúng ta có cảm giác tóc bị bẩn và khó chịu. Với những nàng tóc bết thì hãy cố gắng gội đầu thật sạch để tóc lâu bết hơn. Bí quyết chính là gội 2 lượt bằng dầu gội đầu. Lượt gội đầu tiên sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt tóc và da đầu. Lượt gội thứ 2 sẽ giúp làm sạch sâu, loại bỏ toàn bộ dầu nhờn dư thừa trên tóc và da đầu.
Có nhiều mẹo gội đầu để tóc không bị bết.
Xả tóc sạch bằng nước lạnh
Cách gội đầu để tóc lâu bết khác là bạn cần dành thời gian để xả tóc thật kỹ, đảm bảo dầu xả đã được xả hết. Ngoài ra, bạn nên dùng nước lạnh để xả, giúp đóng các lớp biểu bì và lỗ chân lông trên da đầu, đồng thời làm tăng thêm độ bóng cho tóc.
Sau khi gội đầu, bạn không nên dùng lược ngay vì có thể gây tổn thương tóc và khiến tóc dễ gãy rụng. Bạn có thể dùng khăn mềm thấm nhẹ tóc, không chà mạnh vì điều này sẽ làm lớp biểu bì thô ráp và gây xoăn cứng.
Nên gội đầu bằng nước lạnh.
Dùng dầu xả đúng cách
Bên trong dầu xả cũng có chứa nhiều thành phần dầu giống như dầu gội. Tuy nhiên các thành phần dầu được bổ sung nhiều hơn và có khả năng giúp mái tóc bồng bềnh, suôn mượt cũng như hồi phục mái tóc khi hư tổn.
Nhiều người vẫn nhầm tưởng dầu xả có thể dùng cho cả mái tóc, nhưng thực tế chỉ nên thoa dầu xả lên phần thân và đuôi tóc. Vốn dĩ vùng da đầu rất nhạy cảm nên nếu thoa trực tiếp dầu xả vào nơi này sẽ vô tình gia tăng thêm lượng dầu, từ đó gây bết dính nhiều hơn cho tóc.
Gội đầu với muối
Muối là gia vị quen thuộc mà bạn có thể tìm kiếm trong mọi căn bếp của gia đình Việt. Gội đầu với muối sẽ giúp mái tóc bạn giảm dầu thừa, bã nhờn, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn cũng như góp phần giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho mái tóc. Từ đó, giúp mái tóc thêm chắc khỏe và giảm bết dính.
Cách sử dụng muối để gội đầu cũng rất đơn giản, bạn có thể pha muối vào nước để làm nước gội đầu hoặc dùng muối tinh dạng mịn để massage tóc và da đầu. Việc sử dụng muối sẽ giúp làm sạch tóc, làm giảm tình trạng tóc bết và mang lại mái tóc mềm mại.
Gội đầu bằng bồ kết
Bồ kết từ xưa rất được ưa chuộng trong quá trình chăm sóc mái tóc của phụ nữ. Đây cũng là cách gội đầu lâu bết mà bạn có thể tham khảo. Sử dụng nước bồ kết sẽ giúp mái tóc ít bị xơ rối, bồng bềnh hơn, đen hơn cũng như chắc khỏe hơn.
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với người bệnh chán ăn tâm thần
Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị chán ăn tâm thần. Bằng việc tuân thủ chế độ ăn hợp lý kết hợp dùng thuốc với các liệu pháp tâm lý, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần, trở lại cuộc sống bình thường.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bệnh chán ăn tâm thần
Chán ăn tâm thần là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự ám ảnh tiêu cực về sự tăng cân dẫn đến việc hạn chế ăn uống một cách cực đoan.
Người bệnh thường có xu hướng kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn, cắt giảm tối đa lượng thức ăn, thậm chí bỏ đói bản thân. Họ có thể tạo ra các quy tắc phức tạp về quy trình chuẩn bị, cách ăn và các nguồn thực phẩm, luôn lo lắng về nguồn thực phẩm và độ tinh khiết của các thành phần.
Họ thường hạn chế hoặc loại bỏ toàn bộ nhóm thực phẩm mà họ cho là không lành mạnh, ngay cả khi những thực phẩm này là một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Để ngăn chặn tăng cân, nhiều người tập thể dục quá mức, tự gây nôn sau khi ăn; sử dụng thuốc nhuận tràng, giảm cân để giảm cân nhanh chóng.
Việc theo đuổi chế độ ăn uống "hoàn hảo" không ngừng cuối cùng dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, rối loạn tim mạch, loãng xương, rối loạn nội tiết tố, trầm cảm, trường hợp nghiêm trọng thậm chí tử vong.
Người bị chán ăn tâm thần cần điều trị kết hợp dinh dưỡng để phục hồi
Trong điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh chán ăn tâm thần, chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Theo ThS.BS Đinh Hữu Uân, chuyên gia sức khỏe tâm thần, mục tiêu của việc điều trị chứng chán ăn tâm thần nhằm ổn định quá trình giảm cân; Bắt đầu phục hồi dinh dưỡng để lấy lại cân nặng; Loại bỏ tình trạng ăn uống vô độ và/hoặc hành vi nôn ói và các kiểu ăn uống có vấn đề khác; Điều trị các vấn đề về tâm lý như lòng tự trọng thấp, các kiểu suy nghĩ lệch lạc; Phát triển những thay đổi hành vi lâu dài.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể và phục hồi các tổn thương, cải thiện các chức năng cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng, phục hồi sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh chán ăn tâm thần
Carbohydrate
Carbohydrate là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh chán ăn tâm thần, suy dinh dưỡng vì nó cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não.
Có ba loại carbs chính được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn, đó là đường, tinh bột và chất xơ. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbs thành glucose (đường) để cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Theo ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên, thành viên Hội Dinh dưỡng lâm sàng Việt Nam, nhóm bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Với người trưởng thành, năng lượng từ nhóm chất bột đường nên chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần.
Nguồn thực phẩm giàu carbohydrate bao gồm: Gạo, mì, bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngô, trái cây...
Protein
Protein là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Protein xây dựng và sửa chữa các tế bào, đặc biệt là các tế bào cơ, tạo ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và các tác nhân gây bệnh khác.
Các enzyme tiêu hóa được cấu tạo từ protein giúp phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ. Khi cơ thể thiếu carbohydrate, protein có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng.
Nguồn thực phẩm giàu protein bổ dưỡng tốt cho người bệnh chán ăn bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc...
Chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng, duy trì sự phát triển của tế bào, ổn định huyết áp và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Nguồn thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe đến từ các loại cá béo, dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt...
Vitamin và khoáng chất
Vitamin, khoáng chất những dưỡng chất vi lượng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Đối với người bệnh chán ăn tâm thần, việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất rất cấp thiết để tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi các tế bào bị tổn thương và cải thiện tâm trạng.
Một số vitamin, khoáng chất cần thiết nhất đối với người bệnh là: vitamin B, C, D, sắt, kẽm, canxi... Các loại vitamin, khoáng chất này có nhiều trong rau xanh, trái cây, các loại đậu, các loại hạt, hải sản, sữa...
Chế độ ăn uống cho người bệnh chán ăn tâm thần phải đầy đủ dưỡng chất.
3. Một số lưu ý khi ăn uống đối với người bệnh chán ăn tâm thần
Uống đủ nước
Nước rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Uống đủ nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đặc biệt quan trọng đối với người bệnh chán ăn.
Ăn đa dạng thực phẩm
Thực đơn hằng ngày cần đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Kết hợp các loại thực phẩm từ nhiều nhóm để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Sử dụng các loại thực phẩm có màu sắc đa dạng để kích thích ăn uống tốt hơn.
Tăng dần lượng thức ăn
Cần tăng dần lượng thức ăn nhưng không nên tăng quá nhanh để tránh gây ra các phản ứng tiêu cực. Nên bắt đầu với các bữa ăn nhỏ, sau đó tăng dần lượng thức ăn và tần suất ăn.
Chia nhỏ bữa ăn
Thay vì ăn 3 bữa chính với số lượng thức ăn nhiều, nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Ăn các bữa nhỏ giúp tránh cảm giác quá no, khó chịu dạ dày và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Hạn chế thực phẩm gây kích thích
Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine và rượu vì chúng có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ. Tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo, nhiều gia vị cay nóng vì có thể gây kích ứng dạ dày.
Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì? Việc tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho sức khỏe như các bệnh về đường hô hấp, xương khớp, huyết áp... Nguyên nhân của việc tăng cân đột ngột do đâu, cách hạn chế như nào, mời bạn đọc tìm hiểu ở bài viết dưới đây....