Mẹo giảm các loại đau khi bạn không có thuốc
Một cơn đau đầu, đau răng, đau họng… có thể xảy ra đột ngột với bạn hoặc bất kỳ ai. Nếu ngay lúc đó, bạn không có thuốc hoặc chưa thể đến bệnh viện, hãy làm những mẹo giảm đau dưới đây để giảm các cơn đau đó.
1. Giảm đau nửa đầu với mẹo uống nhiều nước hơn khi bạn không có thuốc
Các chuyên gia khuyến nghị rằng bạn nên uống một cốc nước ngay khi đau đầu và uống tiếp một cốc nữa sau đó 2 tiếng. Mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn giảm đau nửa đầu hiệu quả. Ảnh Brightside
Uống đủ nước là một cách giảm đau đầu hiệu quả, cơn nhức đầu sẽ giảm bớt trong vòng 30 phút đến 3 giờ, ở hầu hết những người bị mất nước. Do đó, để tránh đau đầu xuất hiện do mất nước, hãy cố gắng uống nước đủ theo nhu cầu trong ngày và ăn nhiều thực phẩm có nhiều nước để giảm đau.
2. Hãy đứng dậy vận động hoặc tập một tư thế yoga keo giãn lưng để giảm đau lưng
Khi bạn vận động, kéo giãn để giải phóng căng thẳng ở các cơ hỗ trợ cột sống cơn đau lưng của bạn sẽ biến mất và bạn sẽ thấy hoàn toàn dễ chịu. Để không bị bệnh đau lưng, hãy thường xuyên vận động, không nên ngồi quá lâu một chỗ. Ảnh Brightside
Khi đau lưng, hãy đứng dậy và vận động cơ thể bằng cách tập thể dục, đi lại, nghiêng người, gập người để giãn cơ. Nếu thuận lợi hơn nữa, một bộ quần áo thoải mái để tập Yoga. Có rất nhiều bài tập Yoga kéo giãn bạn có thể thực hiện như: duỗi đầu gối đến ngực, xoay đầu gối khi nằm, duỗi người khi ngồi, tư thế yoga rắn hổ mang… Các bài tập này sẽ giúp bạn giảm đau lưng bất ngờ.
3. Uống trà bạc hà để làm dịu cơn đau răng
Video đang HOT
Khi bạn đau răng và không có thuốc, mẹo nhỏ ở đây là ngậm nước trà bạc vì tinh dầu từ bạc hà rất tốt trong việc làm giảm đau răng. Ảnh Brightside
Lấy một thìa lá bạc hà khô vào cốc nước sôi và để trong 20 phút. Khi trà nguội, hãy súc miệng bằng trà bạc hà vừa pha, Bạc hà có đặc tính làm tê do đó nó làm dịu và giảm cơn đau răng. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà còn có cả đặc tính kháng khuẩn, nó sẽ làm giảm viêm nhiễm. Bạn cũng có thể đắp túi trà bạc hà ấm, ướt lên răng bị đau và giữ ở đó cho đến khi cơn đau giảm bớt.
4. Chườm nóng để thoát khỏi chuột rút, giảm đau cơ
Chuột rút làm bạn vô cùng khó chịu bởi sự co cơ. Hãy mau chóng chuẩn bị một túi nước nóng hoặc một chai nước nóng để chườm giảm đau. Ảnh Brightside
Hãy dùng túi chườm nước nóng để giảm co thắt hoặc chuột rút cơ. Nếu không có túi chườm, hãy đổ nước vào chai thủy tinh và quấn lại bằng khăn rồi chườm lên vùng bị chuột rút. Nhiệt độ nóng từ nước sẽ giúp cơ bắp được thư giãn do đó sẽ giảm đau. Không chườm túi nước hoặc chai quá nóng Không bao giờ chườm nóng lên chỗ đau, việc đó sẽ gây bỏng.
5. Ngâm chân trong nước nóng để giảm huyết áp
Mẹo để làm giảm huyết áp là hãy ngay lập tức ngâm chân, tay trong nước nóng (ở mức độ chịu được) trong khoảng 10 – 15 phút. Tuy nhiên, nếu không thấy đỡ, cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra. Ảnh Brightside
Lấy một cái xô hoặc chậu và đổ đầy nước thật nóng (ở mức độ chịu đựng được). Cho tay, chân vào chậu và ngâm trong khoảng 10 – 15 phút. Nước nóng là cho máu lưu thông nhanh hơn, do đó sẽ rút máu xuống chân, tay để cho đầu của bạn không bị căng thẳng và trở về huyết áp bình thường. Để làm cho nó hiệu quả hơn nữa, bạn cũng có thể chườm đá lạnh sau gáy.
Người đàn ông khỏe mạnh bỗng đột tử sau 15 ngày bị đau răng, nguyên nhân sẽ khiến nhiều người giật mình xem lại bản thân
Nếu là người có tiền sử cao huyết áp, bệnh mạch vành mà nhận thấy có các dấu hiệu bất thường về răng miệng thì hãy đề phòng nhồi máu cơ tim sắp xảy ra...
Thi thoảng đau nhức răng là tình trạng ai cũng có thể gặp trong cuộc sống. Chúng thường là dấu hiệu của các bệnh nha chu, tuy nhiên nếu bạn chủ quan với triệu chứng này, bạn có thể sẽ cảm thấy ân hận suốt cả cuộc đời.
Ngày 19/8, tờ Aboluowang (Trung Quốc) chia sẻ về trường hợp của một người đàn ông họ Lý sống tại Thiểm Tây, làm nghề kinh doanh tự do. Ông Lý có sức khỏe rất tốt, nhưng nửa tháng trước ông bỗng xuất hiện triệu chứng đau răng.
Hình minh họa.
Ông Lý không mấy để tâm đến triệu chứng này vì nghĩ rằng điều này xảy đến do chiếc răng khôn bị sâu, ông định sẽ đến viện kiểm tra khi rảnh rỗi. Tuy nhiên trong một ngày, ông bỗng ngất xỉu, có dấu hiệu sùi bọt mép. Ông Lý tử vong trên đường đi cấp cứu, được bác sĩ kết luận tử vong vì nhồi máu cơ tim.
Tại sao đau răng lại liên quan đến nhồi máu cơ tim?
Đau răng tưởng chừng là triệu chứng của bệnh vặt nhưng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nó cũng là một trong những dấu hiệu bệnh tim.
Nghiên cứu thực hiện bởi Khoa Răng miệng, Đại học Uruguay, đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ cho thấy: Một số trường hợp đau răng mà không tìm thấy bất cứ nguyên nhân nào liên quan đến nha khoa, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Khi điều này xảy ra, việc chẩn đoán không đúng có thể dẫn đến quá trình điều trị nha khoa không cần thiết, gây chậm trễ trong việc điều trị tim.
Một số trường hợp đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim.
Trong thực tế, đau răng xảy ra có liên quan đến động mạch vành không hề hiếm gặp. Các dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm đều phân bố ở tim, các dây thần kinh này có mối liên hệ phức tạp với các bộ phận khác của cơ thể. Chính vì vậy, nếu cơ tim có vấn đề sẽ tạo phản ứng cho các bộ phận khác nhau.
Người bệnh cần có những nhận định cơ bản về cơn đau răng. Nếu là người có tiền sử cao huyết áp, bệnh mạch vành mà nhận thấy có các dấu hiệu bất thường về răng miệng thì hãy đề phòng nhồi máu cơ tim sắp xảy ra.
Bị đau răng nhưng dù điều trị vẫn không thấy tình trạng thuyên giảm thì nên cảnh giác.
Các trường hợp khác, nếu bị đau răng nhưng dù điều trị vẫn không thấy tình trạng thuyên giảm thì nên cảnh giác.
Các triệu chứng khác của nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim chết đi. Tắc những mạch máu lớn có thể làm cho quả tim của bạn ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người.
Muốn biết tuổi thọ bản thân hãy nhìn xuống bàn chân: Nếu có 2 dấu hiệu này, bạn là người tuổi thọ kém, nhiều bệnh tật
Theo Medicinenet, đau hoặc tức ngực là triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim. Tuy nhiên những người đang bị đau tim có thể gặp nhiều tình trạng bao gồm: Đau hàm, đổ mồ hôi, ợ chua, khó thở, đau răng, đau đầu, buồn nôn và nôn... Khi có những cơn đau ngực kèm theo các triệu chứng bất thường, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp.
Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao mắc nhồi máu cơ tim cao nhất. Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi cũng có nguy cơ đối diện với tình trạng này.
Ngoài ra, những người bị rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.
Chuyện lạ: Khỏe mạnh nhờ 30 năm tập đi, leo trèo như khỉ Thay vì chọn chạy bộ hay thái cực quyền, một người đàn ông ở Trung Quốc đã tập luyện bằng cách bắt chước các động tác của khỉ. Ông đi bộ trên cả 2 tay và 2 chân, trèo cây và đu người trên cây như khỉ. Thay vì chạy bộ hay tập thái cực quyền, một người đàn ông Trung Quốc đã...