Mẹo đuổi “nóng nhiệt” trong người
Nóng trong người bao gồm những triệu chứng như viêm họng, mắt kết mạc, niêm mạc mũi, niêm mạc vòm họng, nổi mụn ở mặt, nhiệt miệng…. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp chúng ta bớt nóng nhiệt vào mùa hè.
Cổ họng khô không nói được
Uống nước muối nhạt, uống cao của quả lê trộn mật ong hoặc uống trà đường với vỏ quýt.
Đau sưng yết hầu
- Thường xuyên ăn quả lê có thể phòng chống đau sưng yết hầu và nhiệt miệng hoặc mọc mụn ở lưỡi.
- Có thể lấy một ít dấm hòa cùng với một lượng nước tương đương để súc miệng, như thế có thể giảm nhẹ được vết đau.
Video đang HOT
- Lấy mướp xay nhỏ thành nước, lấy nước đó súc miệng.
- Khi đau họng, yết hầu, có thể dùng một thìa nước tương súc miệng, ngậm khoảng 1 phút sau đó nhổ ra, liên tục 3-4 lần/ ngày sẽ có hiệu quả rất tốt.
Mụn nhọt hoặc phồng rộp ở vòm họng và khóe miệng
- Cắt mấy lát gừng tươi cho vào miệng nhai, có thể làm cho mụn rộp dần dần mất đi.
- Trước khi đi ngủ rửa sạch mặt, đắp một ít thuốc mỡ mắt vào chỗ đau ở môi, miệng, ngày hôm sau đau nhức sẽ bớt đi, liên tục đắp trong mấy ngày sau có thể làm cho đau nhức biến mất.
Tắc mũi
Nếu mũi trái bị tắc, không thông, có thể nằm sấp hoặc nằm nằm nghiêng bên phải,
bàn tay phải đặt ở sau cổ, cánh tay dựa vào tai, nâng đầu lên, mặt hướng về bên phải, khớp tay giơ lên trên theo hướng bên phải, giơ lên càng xa càng tốt. Do tác dụng của việc kéo căng kinh lạc, ít nhất thì kéo căng khoảng 10 giây, nhiều thì để mấy chục giây, như thế có thể làm cho mũi thông khí.
Nếu mũi phải bị tắc có thể dùng thế nằm ngược lại để chữa trị.
Nếu cả hai mũi đều bị thì áp dụng cả 2 biện pháp trên và phiên nhau.
Theo Dân Trí
Thực phẩm giúp giải nhiệt
Mùa hè đến, nhiều người bị nhiệt miệng, mẩn da do nóng. Những món ăn mát, bổ dưỡng sẽ giúp bạn giải nhiệt, đối phó với cái nắng nóng.
Nấm hương:
Nấm hương chứa tới 64% kali của toàn bộ chất khoáng. Ngoài ra còn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipit, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nấm hương giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm nghẽn tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo... Bạn có thể dùng nấm hương kèm với thịt bò để nấu cháo rất bổ dưỡng và giải nhiệt.
Đậu xanh:
Đậu có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt là đậu xanh có chứa nước 14%; protit 23,4%, lipit 2,4%, glucit 53,10%, cellulose 4,7%. Đậu xanh thường được dùng nấu cháo ăn phòng các loại bệnh ôn nhiệt mùa hè, hoặc trị cảm sốt.
Mướp đắng:
Trong 100g mướp đắng chứa 93,8g nước, protein 0,9g, chất béo 0,1g và các vitamin muối khoáng khác. Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà. Tuy nhiên, mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sản.
Rau dền:
Trong y học cổ truyền, rau dền là một trong năm vị thuốc Đông dược chủ đạo cho các chứng bệnh mùa hè vì vị ngọt nhạt, tính mát, khắc chế sốt nhiệt, thân nhiệt, tốt cho phổi và đại tràng. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong mỗi 100g rau dền bao gồm: 90g nước; 1,8g protein; 0,3g chất béo; 5,4g cacbonhydrat; 28mg vitamin; 180mg kẽm; 3,4mg sắt. Canh rau dền giúp tan đờm mát phổi, lợi tiểu thông đại tiện, là món ăn lý tưởng cho trẻ bị nóng, đái dắt và táo bón.
Bí đao:
Trong bí đao có nhiều khoáng chất dinh dưỡng, đường, protein và vitamin, có thể dùng để nấu canh, xào, luộc và rất hiêu quả trong điều trị y học. Nó có tính thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận trường, thông tiểu. Mùa nóng nực nên ăn bí. Bí nấu canh tôm là món ăn thông dụng có tính thanh nhiệt. Thường xuyên ăn bí đao rất hiệu quả trong việc điều trị xơ cứng động mạch, tim mạch, bệnh tiểu đường, giảm mỡ bụng.
Theo PNO
Quả sấu chữa nôn nghén, chữa ho Quả sấu nấu canh chua với thịt nạc băm giúp tăng cường hệ tiêu hóa, hoặc nấu với cá diếc chữa nôn nghén hiệu quả Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc... Cây có...