Mẹo dùng khoai tây đối phó bệnh đau mắt đỏ
Mặc dù năm nay, dịch đau mắt đỏ đến muộn hơn so với các năm trước nhưng tốc độ lây lan có xu hướng tăng mạnh và gây lo ngại.
Ảnh minh họa: Internet
Đau mắt đỏ dễ nhận biết bởi:
- Dấu hiệu báo trước : sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai
- Bệnh toàn phát trong 5-7 ngày: đỏ mắt, ra gỉ nhiều, cảm giác cộm rát, vướng mắt nhưng không gây giảm thị lực trừ khi có biến chứng, bệnh nhanh chóng lan sang bên mắt lành
- Giai đoạn lui giảm trong 5 ngày: các triệu chứng thoái biến, mắt trắng dần ra
Trên Sức khỏe đời sống, BS. Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương cho hay, tại bệnh viện thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ tăng mạnh, chiếm khoảng 25-40% tổng số bệnh nhân. Năm nay do có tháng nhuận nên dịch đau mắt đỏ đến muộn hơn năm ngoái nhưng có tốc độ lây lan có chiều hướng tăng mạnh. Do đó, người dân nên chủ động phòng tránh để không bị mắc bệnh này, tránh tâm lý lơi là, chủ quan.
Video đang HOT
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc do nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng…
Bệnh lây qua 3 đường chính: hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng. Nhìn vào mắt của những người bị đau mắt đỏ sẽ không lây bệnh như nhiều người vẫn nghĩ nhưng vì không ai có thể nhìn thấy virus bằng mắt thường và khả năng sống của virus ngoài môi trường lên tới 2 ngày nên có thể lây bệnh khá dễ dàng.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có thể sử dụng biện pháp khắc phục tình trạng bệnh nhờ kháng sinh hoặc thuốc chống viêm giảm mắt để làm giảm đau và khó chịu khi bệnh chưa lành.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những cách đơn giản sau để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ.
Chườm nước đá
Bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng, ngứa mắt rất hiệu quả.
Mật ong và sữa
Trộn hỗn hợp mật ong và sữa với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Hoặc bạn cũng có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗ hợp này và đắp lên mắt. Sau đó rửa sạch lại mặt. Cách này có thể giúp bạn giảm sự khó chịu khi bị đau mắt.
Hãy lấy nắm rau mùi tươi phơi khô và đun sôi chúng trong nước, lọc lấy nước và để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa vùng mắt. Biện pháp này có thể giúp làm giảm cảm giác nóng cũng như giảm đau và sưng bên trong mắt.
Hạt cây thì là
Đun sôi một ít hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước để rửa mặt. Bạn có thể làm vậy 2 lần/ngày để giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt.
Khoai tây
Cắt một lát khoai tây và đặt nó lên vùng mắt bị đau. Bạn hãy làm trong 3 đêm liên tiếp để giảm sự khó chịu ở mắt.
Mặc dù các biện pháp áp dụng tại nhà không có hiệu quả chữa bệnh nhanh như dùng thuốc nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi bị đau mắt đỏ.
Theo SKGD
Nhìn vào mắt của người đau mắt đỏ có bị lây?
Đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm Adenos gây bệnh. Bệnh lây qua 3 đường chính: Hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay - mắt, quan hệ vợ chồng. Do vậy, việc nhiều người lo ngại khi nhìn vào mắt của những người bị đau mắt đỏ sẽ bị lây bệnh là hoàn toàn không đúng.
Tuy nhiên, virus gây bệnh rất nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường. Virus này có thể sống trên các mặt phẳng, ngoài môi trường tới 2 ngày. Vì thế, khả năng lây bệnh khá dễ dàng. Bệnh đau mắt đỏ có các dấu hiệu rất dễ nhận biết như: Sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai. Bệnh toàn phát trong 5-7 ngày: Đỏ mắt, ra gỉ nhiều, cảm giác cộm rát, vướng mắt, nhưng không gây giảm thị lực trừ khi có biến chứng, bệnh nhanh chóng lan sang bên mắt lành. Giai đoạn lui giảm trong 5 ngày: Các triệu chứng thoái biến, mắt trắng dần ra.
Khi bị đau mắt đỏ, cần nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để điều trị và phòng, chống đau mắt đỏ. Kháng sinh và kháng sinh có trộn corticosteroid làm giảm ra gỉ, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn, gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt. Chỉ nên nhỏ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ từ 7-10 ngày.
Theo thống kê của các bác sĩ, nhiều bệnh nhân đã điều trị không đúng cách đã bị biến chứng nặng như: Viêm giác mạc, giảm thị lực hoặc mù lòa... Vì vậy, cách tốt nhất khi có biểu hiện đau mắt đỏ là cần đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và dùng thuốc đúng chỉ định. Đ.A
Giám sát đặc biệt tình hình đau mắt đỏ ở các nhà trẻ, trường học
Trước tình hình tại Hà Nội đã xuất hiện các ca bệnh đau mắt đỏ và có khả năng phát triển thành dịch, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường bàn khám, nhân lực, trang thiết bị, thuốc... phục vụ khám, điều trị phòng bệnh đau mắt đỏ, tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện pháp phòng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Đồng thời, sở yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây chéo trong các cơ sở khám chữa bệnh, giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến ổ dịch đau mắt đỏ trên địa bàn quản lý, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường học để báo cáo kịp thời và xử lý theo quy định. Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phải báo cáo thường xuyên số liệu bệnh nhân đau mắt đỏ về Sở Y tế. N.P
Theo Lao Động
Những bệnh đau mắt dễ mắc Mùa hè, số lượng bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế do mắc các bệnh về mắt thường đông hơn bình thường. Vì đây là khoảng thời gian dễ mắc các bệnh lý liên quan như dị ứng thời tiết, bệnh mùa nóng, trong đó có bệnh đau mắt. Ảnh minh họa: Internet Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến...