Mẹo để chìm vào giấc ngủ trong vài phút
Có bao giờ bạn sợ đi ngủ vì lo lắng mình sẽ thức hàng giờ liền? Làm sao bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ?
Theo phương pháp quân sự, có 7 bước đơn giản để đi vào giấc ngủ trong vòng chưa đầy 2 phút.. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bạn đã nghe nói đến phương pháp quân sự chưa? Được mô tả trong cuốn sách Thư giãn và Chiến thắng: Hiệu suất Vô địch của Lloyd Bud Winter (Mỹ), có 7 bước đơn giản để đi vào giấc ngủ trong vòng chưa đầy 2 phút.
Trước hết, hãy thư giãn toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả các cơ bên trong miệng. Sau đó, thả lỏng hai vai để giải phóng mọi căng thẳng tích tụ, để hai tay thả dọc theo cơ thể.
Bây giờ là lúc thở ra, thư giãn lồng ngực, chuyển sang thư giãn chân, đùi và bắp chân.
Hình dung một cảnh thư giãn trong mắt bạn ít nhất 10 giây; nếu bạn không giỏi tưởng tượng, thì hãy lặp đi lặp lại cụm từ “đừng suy nghĩ”.
Trong vòng 10 giây, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ.
Tuy nhiên theo nghiên cứu, có thể mất đến 6 tuần thực hành để đạt kết quả tốt nhất, theo Express.
Video đang HOT
Bạn có thể đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ để cảm thấy buồn ngủ hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hình thành thói quen hằng ngày
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết, một trong những cách hiệu quả nhất để đi vào giấc ngủ dễ dàng là có lịch trình ngủ hằng ngày.
Nghĩa là thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, điều đó sẽ thực sự hữu ích.
Chăm sóc cơ thể
Để ngủ ngon, bạn nên tránh dùng caffein, rượu, nicotine hoặc một bữa ăn quá no gần giờ đi ngủ.
Xây dựng môi trường lý tưởng
Tư thế ngủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bạn dễ đi vào giấc ngủ như thế nào, ngủ sâu như thế nào và đảm bảo bạn ngủ suốt đêm.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong khi cố gắng ngủ, đừng ép mình chìm vào giấc ngủ, nó có thể sẽ không hiệu quả.
Thay vào đó, hãy ra khỏi giường và đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu. Bạn có thể trở lại giường khi cảm thấy buồn ngủ hơn, theo Express.
Hai điều này kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ tử vong sớm
Việc xác định các yếu tố có thể góp phần dẫn đến tử vong sớm là rất quan trọng vì nhiều lý do, cụ thể là vì nó có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Đo đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (GBD) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do Christopher Murray, Đại học Washington (Mỹ), dẫn đầu, có bốn yếu tố - chế độ ăn uống kém, huyết áp cao, béo phì và sử dụng thuốc lá - là những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sớm, được xác định là xảy ra trước 86 tuổi, ở Mỹ.
Giờ đây, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng hai yếu tố khác kết hợp với nhau có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong sớm của một người.
Ngủ kém và bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ chết sớm
Theo một nghiên cứu lớn được Đại học Northwestern ở Chicago (Mỹ) và Đại học Surrey (Vương quốc Anh) thực hiện, và công bố trên tạp chí The Journal of Sleep Research, có liên quan đến hơn 500.000 người, sự kết hợp của giấc ngủ kém và bệnh tiểu đường - chủ yếu là loại 2 - làm tăng nguy cơ tử vong sớm của một người lên tới 87%.
Những người mắc bệnh tiểu đường không có vấn đề về giấc ngủ chỉ có 12% nguy cơ tử vong sớm.
"Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường, sự rối loạn giấc ngủ của bạn vẫn có thể làm tăng nguy cơ tử vong, nhưng đối với những người bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ tử vong sẽ cao hơn", tác giả nghiên cứu tương ứng Kristen Knutson, phó giáo sư thần kinh học và y tế dự phòng tại Trường Y Feinberg của Northwestern, giải thích trong một thông cáo báo chí, theo Eat This, Not That!
Ngủ kém rất có hại cho sức khỏe. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERTOCK
Tuy nhiên, nếu bạn trả lời câu hỏi "Bạn có khó ngủ vào ban đêm hoặc bạn có thức giấc giữa đêm?" là "Có", phó giáo sư Knutson giải thích rằng bạn nên cố gắng điều trị các vấn đề về giấc ngủ của mình sớm hơn trong đời.
"Câu hỏi đơn giản này là một câu hỏi khá dễ đối với một bác sĩ lâm sàng. Bạn thậm chí có thể tự hỏi mình. Nhưng đó là một câu hỏi rất rộng và có rất nhiều lý do khiến bạn ngủ không ngon giấc. Vì vậy, điều quan trọng là phải đưa nó với bác sĩ của bạn để họ có thể tìm hiểu sâu hơn", cô Knutson nói.
"Có phải nó chỉ là tiếng ồn hoặc ánh sáng hoặc một cái gì đó lớn hơn, như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ không? Đó là những bệnh nhân dễ bị tổn thương hơn cần được hỗ trợ, trị liệu và điều tra về bệnh của họ", cô Knutson nói tiếp.
Các bác sĩ nên nghiêm túc xem xét các vấn đề về giấc ngủ
"Mặc dù chúng tôi đã biết rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ kém và sức khỏe kém, nhưng điều này minh họa rõ ràng vấn đề", tác giả nghiên cứu đầu tiên Malcolm von Schantz, giáo sư về sinh học thời gian từ Đại học Surrey, cho biết.
"Câu hỏi được đặt ra khi những người tham gia ghi danh không nhất thiết phải phân biệt giữa chứng mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, từ quan điểm thực tế, điều đó không quan trọng", cô Knutson nói.
Theo cô Knutson, các bác sĩ nên xem xét các vấn đề về giấc ngủ một cách nghiêm túc như các yếu tố nguy cơ khác và làm việc với bệnh nhân của họ để giảm và giảm thiểu nguy cơ tổng thể của họ.
"Chúng tôi muốn xem liệu bạn có bị cả bệnh tiểu đường và rối loạn giấc ngủ hay không, liệu bạn có bị bệnh nặng hơn chỉ một mình bệnh tiểu đường không? Nó có thể xảy ra theo cả hai cách, nhưng hóa ra mắc cả bệnh tiểu đường và rối loạn giấc ngủ có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong, ngay cả so với những người bị bệnh tiểu đường không bị rối loạn giấc ngủ", cô Knutson nói thêm, theo Eat This, Not That!
Đây là thứ tốt nhất bạn nên ăn trước khi đi ngủ Bạn có biết chuối là thực phẩm góp phần vào chất lượng của giấc ngủ, theo Ladders . Tại sao bạn nên ăn chuối trước khi đi ngủ?. Ảnh SHUTTERSTOCK Chuối chứa nhiều kali Kali không chỉ rất tốt để điều hòa nhịp tim, mà còn làm cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Chuyên gia Beth Greenwood, giám đốc tại Trung tâm...