Mẹo chữa đau đầu chỉ sau 10 giây
Bằng cách thư giãn cơ hàm, bạn có thể đẩy lùi cơn đau đầu chỉ sau 10 giây.
David Reavy là nhà vật lý trị liệu nổi tiếng ở Chicago (Mỹ). Ông thường xuyên làm việc cùng các vận động viên của giải bóng bầu dục NFL và bóng rổ NBA.
Chia sẻ với Men’s Health, Reavy cho biết có thể nhận diện một người bị đau đầu bằng việc quan sát tư thế xem vai, cổ và đặc biệt là xương hàm có căng cứng hay không. Theo nhà vật lý trị liệu, hàm căng cứng có thể gây nên phản ứng dây chuyền, tác động đến các cơ khác ở đầu và cổ, từ đó gây ra đau đầu.
Để bớt đau đầu, Reavy khuyên bạn thực hiện 3 bước sau:
- Ấn nhẹ vào vùng cơ cắn ở giao điểm giữa xương hàm và má.
- Mở miệng to nhất có thể.
- Đóng lại.
Video đang HOT
Vị trí cơ cắn. Ảnh: RG.
Bạn hãy lặp lại liên tục ba bước trên cho đến khi cảm thấy cơ hàm ở trạng thái thả lỏng. Nên làm một vài lần trong ngày, nhất là đối với người có xu hướng nghiến răng nếu gặp căng thẳng. Ngoài giảm đau đầu, bài tập còn giúp cải thiện chứng rối loạn thái dương hàm.
Phúc Lương
Theo VNE
4 nguyên nhân gây đau hàm khiến bạn bất ngờ
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của đau hàm là cảm thấy hàm bị đau cứng sau khi thức dậy hoặc nhức khi nhai, ngáp. Đau hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Shuttesrtock
Bất kỳ cơn đau hàm nào kéo dài quá vài giờ thì cũng phải đi khám bác sĩ. Có rất nhiều phương pháp điều trị giúp giảm đau hàm, phần lớn liên quan đến nha khoa, theo Reader's Digest.
Đây là những nguyên nhân có thể gây đau hàm mà bạn khó ngờ đến.
Rối loạn thái dương hàm
Rối loạn thái dương hàm (TMD) ảnh hưởng đến khớp nối xương hàm với sọ. TMD là một trong những nguyên nhân gây đau hàm phổ biến, đặc trưng là hàm bị đau và cử động hàm hạn chế, theo Reader's Digets.
Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bệnh nhân. TMD không chỉ gây đau khớp xương hàm mà còn gây đau ở cổ, vai, mặt và tai.
Khi bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc rối loạn thái dương hàm, họ có thể điều trị bằng thuốc, cố định hàm hoặc các biện pháp nha khoa khác để bệnh nhân có thể nhai và cắn thức ăn.
Nghiến răng
Thỉnh thoáng, chúng ta có thể nghiến răng. Nhưng nghiến răng đến mức gây đau hàm lại thường xuất hiện khi ngủ. Nghiến răng ban đêm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả vấn đề tâm lý và di truyền, Reader's Digest dẫn lời nha sĩ Danica Lacson, tại phòng khám Hawaii Family Dental (Mỹ).
Một số yếu tố cũng kích thích nghiến răng là căng thẳng, lo âu, bệnh Parkinson, tác dụng phụ của thuốc, hàm trên và dưới lệch nhau hoặc chăm chú đến mức tự nghiến răng.
Nghiến răng nghiêm trọng có thể làm mòn men răng, hỏng răng, khiến răng nhạy cảm và nhức đầu. Người bị nghiến răng khi ngủ có thể mang các miếng bảo vệ răng.
Nếu nghiến răng là do căng thẳng thì cách tốt hãy thư giãn và tập ngồi thiền, nha sĩ Lacson nói thêm.
Răng khôn
Răng khôn thường xuất hiện ở tuổi từ 17-25. Răng khôn có thể gây đau hàm, nhiễm trùng, hoặc sưng tấy bên trong miệng.
Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh có thể phải cần một khoảng thời gian nhất định để tình trạng nhiễm trùng chấm dứt. Trong thời gian đó, họ sẽ được kê kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng nhiễm trùng có thể phải cần đến phẫu thuật, các chuyên gia cho biết.
Viêm xoang
Viêm xoang, dị ứng hoặc cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây đau hàm. Người bệnh có thể uống thuốc và dùng một số loại thuốc xịt để cải thiện bệnh. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn hoặc ngày càng dữ dội thì cần đến khám bác sĩ để được điều trị đúng cách, theo Reader's Digest.
Theo thanhnien
Chàng trai mang khuôn mặt của người khác sau 25 giờ phẫu thuật Nhờ khuôn mặt của một người xấu số, chàng trai 26 tuổi đã có diện mạo hoàn toàn mới sau ca ghép mặt. Cameron Underwood, 26 tuổi, California, Mỹ từng là thanh niên sống tích cực, chăm chỉ và tiết kiệm khi 19 tuổi đã có khoản thế chấp để mua căn nhà riêng. Tuy nhiên sau cú sốc chia tay với cô...