Mẹo chọn đào ngon, tránh mua phải hàng Trung Quốc
Đào ta không có vẻ ngoài bắt mắt nhưng bên trong giòn, ngọt, ăn đã miệng hơn các loại đào kém chất lượng từ Trung Quốc.
Mẹo chọn bòn bon ngon, không hóa chất7 cách chọn trái cây mùa hè tươi, ngonMẹo chọn sầu riêng dễ nhớ của người Singapore
Đào là một loại quả ngon, thơm, cùi giòn, vị ngọt thanh, được trồng chủ yếu ở vùng lạnh như khu vực phía Bắc Việt Nam và các quốc gia có khí hậu lạnh như Trung Quốc, Australia, Bắc Mỹ, châu Âu… Mùa đào bắt đầu từ khoảng tháng 6, riêng ở Australia do ở Nam bán cầu nên đào thường có vào cuối năm. Ở Việt Nam, đào Sapa và đào Bắc Hà (Lào Cai) là những thương hiệu nổi tiếng. Thời gian này, bạn có thể bắt gặp đào ở khắp các sạp hàng, trên xe bán rong, với giá rẻ, chỉ từ 20.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, đào cũng là loại quả đặc trưng và được trồng nhiều ở Trung Quốc nên chúng thường được nhập về, trà trộn làm đào Sapa. Đào Trung Quốc nếu ăn ở nội địa cũng rất ngon và an toàn nhưng hàng nhập lậu thường kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tẩm hoá chất bảo quản, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Do đó, bạn cần lưu ý một số đặc điểm để mua đúng loại.
Trái đào tiên Trung Quốc được nhập về Việt Nam.
Phân biệt đào Trung Quốc và đào ta:
Phần vỏ
- Cũng giống như mọi loại trái cây Trung Quốc, đào có mẫu mã đẹp, vỏ trơn láng mịn, không có lông, sáng bóng, có thể ăn được ngay mà không cần gọt vỏ.
- Trong khi đó, đào ta thường có nhiều lông, khi ăn, bắt buộc phải rửa sạch và gọt vỏ.
- Hình dáng quả đào Trung Quốc to, tròn.
- Đào Sapa có hình dáng mỏ quạ, tức là phần đáy quả thường có chỗ nhọn lên và hơi khoằm. Hình dáng không bắt mắt, quả không cân đối, thường chỉ nhỏ, đường kính tầm 5-6 cm.
- Đào Trung Quốc thường có màu đỏ hồng, đôi chỗ pha màu vàng.
Video đang HOT
- Đào Việt thường có màu xanh lục, phần chín sẽ loang màu hồng thẫm.
Đào Sapa có phần “mỏ quạ” dưới đáy quả.
Mùi vị
- Trái với vẻ bên ngoài, mùi vị bên trong quả đào Trung Quốc thường nhạt nhẽo, chua và thường là mềm nhũn. Thêm vào đó, chúng thường không có mùi thơm.
- Còn đào Sapa có vị giòn, cắn đã miệng, có vị chua chua ngọt ngọt, đặc biệt là mùi thơm rất hấp dẫn.
Bảo quản:
- Đào Trung Quốc được ngâm tẩm hoá chất nên để được rất lâu, thậm chí là cả tháng để ngoài trời.
- Đào Việt Nam chỉ có thể để được khoảng 3 ngày bên ngoài và 5-7 ngày nếu để trong tủ lạnh.
Lưu ý khi chọn đào
- Nên mua đào chính vụ, ở các cửa hàng uy tín, có thương hiệu, thay vì mua dọc đường và những cửa hàng không đáng tin cậy trên mạng.
- Ngoài đào Australia nghịch mùa so với Việt Nam, còn lại, bạn không nên mua đào trái mùa vì rất dễ mua phải những loại quả tiêm thuốc, kích thích tăng trưởng hay các giống đào lạ, đào lai, biến đổi gene.
- Khi mua, bạn có thể sờ, ấn phần vỏ, nếu nhũn thì không nên lấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngửi thử vì đào ta luôn có mùi hương thơm nhẹ.
- Đặc biệt, bạn không nên nghe theo lời quảng cáo về những trái đào tiên (đào to, vỏ và ruột đều màu hồng, thơm ngon) vì theo các nhà khoa học, giống đào tiên chưa được trồng nhiều ở Việt Nam nên đa phần loại quả này trên thị trường đều nhập từ Trung Quốc.
Theo Ngôi sao
Thương chiến kéo tụt giá cherry: Hàng Mỹ hay đồ Trung Quốc?
Cherry Mỹ về Việt Nam với số lượng rất lớn nhưng cherry Trung Quốc cũng không hiếm, làm sao để phân biệt?
Hàng tràn ngập
Cherry và táo, nho Mỹ có lẽ là nội dung gây chú ý nhất cho những phụ nữ nội trợ khi đề cập tới chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Hàng hoa quả Mỹ ồ ạt về Việt Nam giá rẻ. Ảnh: IT
Dạo một vòng các cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu, cơ man hoa quả gắn mác, cờ Mỹ được bày bán, thay vì cờ Úc như vẫn thịnh hành trước đây.
Theo lý giải của nhiều chủ cửa hàng, hàng Mỹ nhập về nhiều và giá rẻ hơn là "do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung".
Giá cherry, táo, nho Mỹ đã giảm khoảng 20- 40% so với trước đó.
Chủ một hàng hoa quả trên đường Trần Duy Hưng cho biết, cherry Mỹ đang về Việt Nam với giá giảm gần một nửa so với trước kia và khẳng định cherry của cửa hàng 100% là hàng Mỹ.
"Cherry Trung Quốc những mùa trước đã thử nhập nhưng chua, quả đỏ tươi và dễ bị úng, không giòn xốp. Những người sành ăn nhìn thoáng là biết cherry Mỹ quả hình trái tim, tìm thẫm và cứng quả. Khi ăn giòn xốp, ngọt, không có vị chua.
Giá cherry Mỹ bây giờ chỉ tầm 280.000 - 350.000 đồng là quả ngon nhức nhối rồi, còn mua cherry Trung Quốc làm gì" - chủ hàng này cho biết.
Cũng theo chủ cửa hàng trên, hiện nay, bán hàng online nở rộ. Nhiều người nhìn quảng cáo đẹp mắt, giá rẻ chỉ 200.000 - 250.000 đồng/kg nên nhắm mắt mua, đến khi nhận hàng mới vỡ lẽ "hàng không giống hình" thì đành chịu.
"Đó cũng là cherry Mỹ nhưng đã bị trộn với cherry Trung Quốc. Quả to, quả nhỏ không xác định được , màu đỏ màu tím lẫn nhau, hình tròn hình trái tim lẫn lộn. Có người nhắm mắt cho qua vì nghĩ thôi thì cũng giá rẻ, cũng là cherry, nhưng mình bán hàng có cửa hàng đàng hoàng, không làm thế được" - chủ hàng này nói thêm.
Cherry Mỹ to đều, quả thẫm, giá dao động từ 300.000 - 380.000 đồng/kg.
Chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu khác tại Ba Đình, Hà Nội cũng cho biết thông tin tương tự. Nhiều cửa hàng hoa quả nhập khẩu mua cả cherry Trung Quốc loại đẹp quả to đều chỉ có giá dưới 100.000 đồng/kg về trộn với hàng Mỹ và để giá bán chỉ thấp hơn hàng Mỹ. Tùy mức độ trộn như thế nào thì giá sẽ khác nhau.
"Vài bạn hàng từng bán thế, tôi biết rõ, giá rẻ lắm, chưa đến 300.000 đồng/kg. Tôi có con gái xách tay về nên mình chẳng cần phải bán vậy. Về bao nhiêu đi bấy nhiêu hết sạch. Giờ hàng Mỹ nhập qua các công ty chuyên nhập hoa quả cũng đã rẻ lắm rồi.
Nhiều người chuyển sang lấy từ mối đó, giá bán ra cũng chỉ khoảng 300.000 - 340.000 đồng/kg, mấy năm trước 600.000 đồng/kg khéo còn không có hàng để bán" - chủ hàng này cho hay.
Trong khi đó, chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu tại TP.HCM thì lý giải, cherry của Trung Quốc có vị chua, quả nhỏ, màu đỏ tươi, thường thì sẽ không thể cạnh tranh với hàng Mỹ ở ngay trên đất nước họ.
Do chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, lượng cherry từ Mỹ vào Trung Quốc bị giảm rất nhiều, trong khi đó cherry Mỹ tìm hướng đi khác, quay về Việt Nam, các quốc gia ở phía Nam Á.
Do cherry Mỹ đã về ồ ạt, không còn hiếm như trước đây nên cherry Trung Quốc về Việt Nam cũng bị ép giá. Giá cherry bán trên thị trường lại càng rẻ. Điều mà người mua quan tâm bây giờ không còn là giá mà làm sao mua được đúng cherry Mỹ mà thôi.
"Nhiều cửa hàng trộn cherry Trung Quốc vào cherry Mỹ lắm, gần như ít người không làm thế. Nhìn cái sẽ biết ngay: cherry Trung Quốc quả nhỏ đỏ tươi, ăn cũng sẽ có vị chua hơn.
Đặc biệt là do quá trình bảo quản, khoảng cách địa lý gần nên không quá chú trọng về bảo quản, quả dễ bị úng, không chắc và ăn rất xốp. Do vậy, có người mua được hộp cherry mà quả đỏ quả tím, cứ ngỡ là cherry Mỹ hết nhưng ăn sẽ thấy vị khác ngay, đó đều là được trộn rồi" - người này cho hay.
Nhiều người cho rằng, cherry "đỏ đen lẫn lộn" là có pha trộn cherry Trung Quốc.
Không thể phân biệt
Trong khi đó, chị Linh (Trung Kính, Cầu Giấy, HN) từng có trải nghiệm tương tự khi mua cherry lại nghi ngờ ở lý do khác. Chị nói, có những quả cherry mà khi ăn vào không thể phân biệt là hàng Trung Quốc hay hàng Mỹ.
Những quả cherry này có hình dáng, kích thước giống hệt cherry Mỹ, quả thâm tím, hình trái tim và ngọt, nhưng lại bị ủng, nhũn.
"Tôi từng nghe chuyện hàng cherry Mỹ vào Trung Quốc bị 'ngâm' ở Hải quan Trung Quốc cả tuần trời. Biết đâu số hàng mình mua lại chính là những lô hàng đó được thông quan, rồi không bán ở Trung Quốc mà bán sang Việt Nam.
Cũng do tâm lý tôi thấy nhiều người nói 'giờ hàng Mỹ về Việt Nam đầy ấy mà' nên nhắm mắt đặt hàng trên mạng. Nào ngờ..." - chị Linh cho hay.
Từng lý giải về thông tin này, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NNPTNT) khẳng định không có chuyện hoa quả Mỹ được trồng tại Trung Quốc rồi thẩm lậu vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch rồi dán nhãn Mỹ, Australia, New Zealand.
Báo Lao động dẫn lời ông Hà cho hay, cherry của Trung Quốc quả chua, không thơm, ngọt, dày cùi như cherry Mỹ và các nước Australia, Canada, Hàn Quốc hay Mỹ... nên người Việt Nam không thích. Nếu nhập về sẽ không bán được nên Trung Quốc không xuất khẩu cherry sang Việt Nam.
Hơn nữa, Trung Quốc còn phải nhập cherry từ Mỹ, nay chiến tranh thương mại khiến lượng cherry và nhiều loại trái cây khác như nho, táo, kiwi vào Trung Quốc giảm mạnh.
Mùa thu hoạch cherry Mỹ là từ tháng 5 đến cuối tháng 8, chỉ có thể giữ được 10 ngày và phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 10 độ C, nếu để bên ngoài chỉ 1 ngày quả sẽ héo, vỏ nhăn. Dựa vào các thông tin này, nếu chỉ là quả cherry được bày bàn mà không cần cấp đông giữ lạnh, người mua hàng sẽ biết ngay đó có phải cherry Mỹ thật hay không.
Theo Datviet
8 sai lầm phổ biến trong sử dụng rau củ đông lạnh Bài viết này là những chia sẻ của các chuyên gia về cách mua, chuẩn bị, chế biến và bảo quản rau củ đông lạnh. Ai cũng biết rằng để duy trì lối ăn uống cân bằng và lành mạnh, ta cần ăn đủ lượng rau xanh mỗi ngày. Tuy nhiên, theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, chỉ 1phần...