Mẹo chế biến các món trứng
Có thể bạn đã xem MasterChef Vietnam ở tập thử thách với các món trứng và thấy rằng có những đầu bếp giỏi vẫn lúng túng khi chế biến chúng. Bạn có muốn biết bí kíp không?
ảnh minh họa
Trứng luộc
- Để trứng thành 1 lớp trong nồi, đổ nước lạnh ngập qua trứng khoảng hơn lóng tay.
- Đun sôi với lửa lớn. Sau đó bắc nồi trứng khỏi bếp và đậy nắp lại một lúc nữa, nhiệt độ còn lại trong nồi sẽ tiếp tục làm chín trứng. Tùy theo cỡ trứng mà bạn gia giảm thời gian thích hợp: 15 phút (trứng trên 63g; 12 phút (trứng trên 57g; 9 phút (trứng trên 50g).
- Gạn đổ nước, lắc nhẹ các quả trứng trong nồi để vỏ trứng bể ra, ngâm trứng vào nước đá lạnh, để nguội. Bóc vỏ trứng dưới vòi nước chảy.
Lưu ý:
- Trứng luộc chín chưa bóc vỏ có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần. Nếu đã bóc vỏ, có thể bảo quản tủ lạnh trong vòng 3-4 ngày (đặt trong nước)
- Trứng luộc quá kỹ sẽ xuất hiện lớp xanh nhạt mỏng xung quanh lòng đỏ.
Trứng lòng đào (poached egg)
- Đổ nước lạnh vào nồi hoặc chảo sâu lòng, khoảng 2-3 lóng tay (5-7cm).
- Đun lửa nhỏ cho nước sôi lăn tăn.
- Đập trứng vào bát nhỏ, để bát trứng gần mặt nước và từ từ nghiêng, khi trứng ra tới miệng bát thì nhanh tay cho trứng rơi xuống nước.
Video đang HOT
- Nấu đến khi lòng trắng đông lại và lòng đỏ còn mềm, khoảng 3-5 phút, không đảo trứng.
- Dùng vá lớn, loại có nhiều lỗ thoát nước ở đáy, múc trứng ra khỏi nước và để ráo.
Mẹo nhỏ: Có thể dùng khăn giấy thấm nhẹ dưới đáy muỗng để làm ráo nước nhanh.
Trứng dằm (scramble egg)
- Đập trứng vào chén, đánh trứng với chút muối và tiêu và sữa (1 muỗng canh sữa – 1 trứng)
- Đun ít bơ chảy trong chảo chống dính với lửa vừa, đổ hỗn hợp trứng sữa vào.
- Khi trứng vừa đông đặc (khoảng 30 giây hoặc khi lớp trứng dưới cùng vừa chín), dùng phới hoặc muỗng xúc dẹt xúc và đảo nhẹ trứng tạo thành những mảng đông lớn. Tiếp tục đảo, lật trứng cho đến khi hỗn hợp trứng dày lên và trứng ráo (không còn bị chảy ra).
Mẹo nhỏ: Để trứng được mịn nhất , hãy xúc và đảo trứng liên tục.
Trứng ốp la
- Đun bơ chảy trong chảo chống dính cho sủi tăm, với lửa hơi lớn.
- Đập trứng vào chảo, từng quả cho mỗi lần nấu, giảm lửa nhỏ ngay lập tức.
- Để trứng chín từ từ cho đến khi lòng trắng chín hoàn hoàn toàn nhưng lòng đỏ chỉ vừa chớm đông lại. Dùng phới lật mặt trứng lại cẩn thận tránh trứng bị vỡ lòng đỏ. Để trứng chín nhiều hay ít tùy sở thích.
Mẹo: Chiên trứng với lửa nhỏ để trứng không bị dai và chai.
- Đập trứng vào chén, đánh trứng với muối, tiêu và nước (1 muỗng canh nước – 1 trứng).
- Đun bơ chảy trong chảo chống dính cho sôi lăn tăn với lửa vừa, nghiêng đều chảo để bơ tráng đều hết lòng chảo.
- Đổ hỗn hợp trứng vào chảo (viền trứng xung quanh có thể chín liền lập tức), khi trứng hơi chín, dùng phới nhấc nhẹ lớp trứng lên để phần trứng chưa chín chảy xuống dưới đáy chảo. Làm nhiều lần cho đến khi hỗn hợp trứng chín và không còn bị lỏng nữa.
- Phủ thêm nhân lên một bên mặt trên trứng (cà, thịt, nấm, hành tây…tùy thích), dùng phới lật úp mặt trứng còn lại phủ lên phần nhân , để chín ít hay nhiều tùy sở thích. Lấy trứng ra khỏi chảo.
Mẹo: Trứng rất mau chín, nên phần nhân bạn có thể chế biến sẵn trước khi chiên trứng. Tỉ lệ nhân thích hợp là khoảng 1/3 – cup nhân cho hỗp hợp 2 trứng.
Theo Tapchimonngon
Mê mẩn bánh tráng nướng Đà Lạt ở Sài Gòn
Món bánh tráng nướng độc đáo của thành phố ngàn hoa Đà Lạt đã được giới trẻ Sài Gòn đón nhận nồng nhiệt dù xuất hiện cách đây chưa lâu. Trước cổng trường học hay nhà văn hóa thiếu nhi, món ăn chơi này đã có mặt bên cạnh nhiều món ăn vặt có "thâm niên" như bò bía, hả cảo, cá viên chiên... hay thậm chí là bánh tráng trộn.
Món bánh tráng nướng có nguồn gốc từ Đà Lạt với lớp vỏ giòn cùng cùng nhân trứng và thịt bằm làm nhiều người mê mẩn
Với những người yêu bánh tráng đúng kiểu Đà Lạt thì phải mò đường tìm ăn bánh tráng nướng của chị Nguyệt bên quận 02, trong một cái quán nhỏ không tên, không số nhà phía bên trong cổng đình Bình Khánh (gần ngã 4 Trần Não - Lương Định Của)
Thực ra món bánh tráng nướng của chị Nguyệt đã nổi tiếng đã hơn 6 năm, khi chị còn bán ở gần bến phà Thủ Thiêm. Khách biết tiếng đổ đường từ phía bên kia sông qua ăn rất nhiều. Rồi khi đường hầm vượt sông Sài Gòn chính thức thông xe cuối năm 2011, bến phà Thủ Thiêm đóng cửa, khu vực lân cận cũng giải tỏa trắng nên chị mới chuyển về địa chỉ này.
Chị Nguyệt chỉ bán đúng ba loại bánh tráng nướng: bánh tráng nướng hành (chỉ có hành lá băm nhỏ), bánh tráng trứng (trứng đập ra khuấy đều với thịt băm) và bánh tráng trứng ốp la. Theo chị Nguyệt, bánh tráng nướng Đà Lạt cơ bản nhất cũng chỉ có như vậy, tất nhiên sau này nhiều nơi ở Sài Gòn cũng biến tấu và cho vào nhiều loại nhân ăn kèm.
Bánh tráng nướng ốp la kiểu Đà Lạt vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt
Bí mật trong món bánh tráng nướng của chị Nguyệt khiến cho nhiều người mê mẩn là món nước xốt làm từ cà chua xay nhuyễn, thịt bằm và một chút bột bắp cho sánh. Chị dùng tàu lá chuối đập dập và quết nước sốt này trên bánh tráng rồi mới cho các thành phần khác lên. Món thịt bằm tươi ngon nhờ đi chợ từ lúc sáng sớm, có nêm thêm chút đường và nước mắm cho đậm đà. Bánh tráng thì phải mua đúng loại từ vùng Phú Lâm (Đà Lạt) mới ngon.
Bí mật trong thành phần bánh tráng nướng quán chị Nguyệt
Theo chị Nguyệt, chọn lò than phù hợp cũng rất quan trọng, to quá hay nhỏ quá đều làm cho bánh tráng nướng không chín đúng kiểu, càng không thể nướng trên bếp điện mà chỉ có thể là than củi. Chị đưa bàn tay cho tôi xem, phía bàn tay tiếp xúc nhiều với lửa than dù đã đeo găng tay dầy bị đỏ lên. Để thấy phải kỳ công lắm mới có được món bánh tráng nướng hấp dẫn này.
Món bánh tráng đơn giản nhất chỉ với hành lá cắt nhỏ, thế mà ngon tuyệt
Thật tuyệt khi thưởng thức món ăn này với rau răm và tương ớt
Bánh tráng nướng Đà Lạt thật tuyệt vời khi ăn cùng loại rau thơm duy nhất là rau răm, chấm với tương ớt làm từ ớt và cà chua tươi. Tôi có thể hình dung trong cái lạnh của Đà Lạt, ngồi co ro bên bếp than hồng mà ăn món này, trong lãng đãng màn sương thì tuyệt đến mức nào.
Bánh tráng nướng Đà Lạt khi về đến Sài Gòn đã biến tấu, hoặc đơn giản theo kiểu chỉ gồm trứng cút với thịt băm, hành lá thái nhỏ, hoặc phức tạp hơn là theo kiểu "pizza" khi thêm vào xúc xích, con tép, thịt bò, gà hay thậm chí là phô mai... Tuy ngon những cũng phần nào mất đi cái tinh thần mộc mạc, dân dã của món ăn chơi này.
Ẩm thực Việt là vậy, tưởng như đơn giản nhưng luôn tinh tế trong từng thành phần và cách thức chế biến. Cũng như chuối nếp nướng hay bánh mì thịt nướng đã từng được thế giới vinh danh, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về hành trình quảng bá ẩm thực Việt với bạn bè bốn phương.
Bánh tráng nướng chị Nguyệt
Cổng đình Bình Khánh, đường Lương Định Của, phường An Khánh, quận 02
Giờ mở cửa: 1h chiều đến 9h tối
Giá: từ 8.000đ đến 15.000đ/cái (bánh tráng hành, bánh tráng trứng và bánh tráng ốp la)
Theo SGAT
Mì Quảng Trí Hội An: Bình dị mà thân thuộc Người sành ăn mì Quảng thường kháo nhau những tiêu chuẩn mà một tô mì Quảng ngon cần phải có: mì phải được thắng ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rồi rau sống phải là loại rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm nhưn thì phải được bắt từ Cửa Đại, còn nước mắm nếm phải đúng từ Nam Ô. Ngoài ra...