Mẹo ăn vải thiều không sợ nóng và những điều lưu ý khi ăn vải
Vài thiều là một loại trái cây vô cùng nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, đây là thức quả gây nóng trong người. Vì thế, cần tìm hiểu những mẹo ăn vải để tránh bị nóng và ngộ độc cho cơ thể.
Mẹo ăn vải thiều không sợ nóng và những điều lưu ý khi ăn vải. Ảnh Internet
Vải thiều một thức quả cực kì phổ biến tại nước ta, vải thiều từ xưa đến nay cũng là một thức quả quý của được cống nạp cho hoàng cung từ hồi xưa. Theo rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng, loại quả này thường có tính đường cao, đó là chất glucose. Được biết chất này là chất đường huyết, là chìa khóa để giữ các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Nhưng nếu bạn nạp quá nhiều chất này, chúng sẽ có những tác động không tốt đến năng lượng và sức khỏe của bạn mỗi ngày.
Ngoài ra, loại quả này thường gây ra nóng trong người, mụn trứng cá, đồng thời tăng lượng đường trong máu, Tuy trong Đông y, vải có vị ngọt không độc, tác dụng bổ huyết, dưỡng can tinh táo tinh thần, nhưng bạn cũng không nên ăn nhiều, rất không tốt cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia, dư thừa lượng đường cao cũng làm nuôi dưỡng vi khuẩn trong khoang miệng, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh lở loét, thậm chí đau răng và các bệnh gây nóng khác. Đừng để món ăn ưa thích biến thành thức quả độc hại ngấm dần gây hệ lụy xấu cho sức khỏe bản thân.
Vì vậy bạn có thể lựa chọn một số mẹo này để vừa tận hưởng niềm đam mê thỏa thích, vừa không lo nóng trong người.
Ngâm quả vải trong nước muối
Không phải là bạn ngâm cả quả vải trong nước muối loãng để loại đi bụi bẩn. Ở đây, bạn bóc bỏ vỏ quả vải nhưng phải giữ được màng trắng bọc bên ngoài cơm vải, đem ngâm với nước muối loãng khoảng 1h đồng hồ.
Việc ngâm qua nước muối loãng sẽ làm giảm đi tính nhiệt của quả vải thiều. Nếu bạn muốn bảo quản vải tươi lâu thì có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, sau đó vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Ăn vải khi vẫn còn sương sớm
Khi ăn vải lúc thu hoạch vào sáng sớm, lớp sương dính trên vải vô cùng tốt, lúc đó, ta ăn sẽ không bị khí nóng trong người. Ngoài ra, sáng sớm là lúc quả vải được tươi mới nhất khi chúng được hấp thụ đầy đủ ánh nắng của một ngày dài, hấp thụ đầy đủ sương đêm của những ánh sao sáng. Khi đó, lượng hỏa trong vải đã giảm đi rất nhiều. Không những quả vải thơm ngon hơn, mà còn ở trong trạng thái tốt nhất cho người dùng. Người dùng có thể ăn thoải mái mà không lo lắng các vấn đề về sức khỏe.
Video đang HOT
Ăn cả lớp màng trắng
Ta thường vứt lớp màng trắng trong vải mà không hề biết chúng là thức quả quý bảo vệ bản thân ta khi ăn vải không bị sinh khí nóng. Tuy lớp màng trắng ấy sẽ hơi chát, nhưng kết hợp giữa lớp màng và vị ngọt thanh của quả vải, ta sẽ cảm thấy vải thêm thơm ngon ngọt lành. Vì vậy, ta nên thưởng thức thêm cả phần màng trắng của vải, sẽ tránh được tính hỏa bùng phát trong cơ thể rất nhiều.
Trên đây là những lưu ý tuyệt vời để bạn có thể thưởng thức loại quả tuyệt ngon mà không lo sợ có hại cho sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi áp dụng mỗi khi lựa chọn tráng miệng bằng thức quả này nhé.
9 dấu hiệu "tố cáo" bạn đang bị nóng trong người
Nóng trong người là bệnh thường gặp vào mùa hè, gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và học tập.
Những dấu hiệu nóng trong người cần lưu ý
Nóng trong trong người là một căn bệnh khá là phổ biến, xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè khi trời nắng nóng, khó chịu. Ngoài yếu tố thời tiết bên ngoài, các nguyên nhân bên trong cũng là thủ phạm gây ra triệu chứng nóng trong người. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn bị nóng trong người:
Mẩn ngứa, mụn nhọt
Một trong những nhiệm vụ chính của gan là đào thải muối mật. Tuy nhiên, nếu chức năng bị suy yếu sẽ dẫn đến một số độc tố có thể lưu lại trong cơ thể do không đào thải được hết. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập qua da, gây kích ứng và làm xuất hiện những nốt mụn nhọt, mẫn ngứa đáng ghét.
Nếu bị nhẹ, chúng chỉ thường xuất hiện rải rác trên mặt hoặc một số vùng khác trên cơ thể như lưng, tay, chân... Nhưng nếu bị nặng, các nốt có thể nổi thành những đám mụn nước, gây ngứa và phù nề.
Nhiều người thường chủ quan khi phát hiện dấu hiệu này, số khác lại nghĩ là do dị ứng đơn thuần. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này cứ kéo dài, kèm theo hiện tượng vàng da thì chắc chắn gan của bạn đang gặp vấn đề. Lúc này, bạn nên bổ sung các thực phẩm giải nhiệt, thanh lọc gan và tránh ăn đồ dầu mỡ.
Màu da thay đổi
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vàng da là do sắc tố chất mật (bilirubin) trong máu không được chuyển hóa bài tiết ra ngoài. Da càng vàng thì sắc tố này trong máu càng nhiều. Những vùng có thể thấy rõ nhất là kết mạc của mắt, lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc lưỡi.
Nóng bất thường
Bên cạnh sự thay đổi màu da, việc nhiệt độ cơ thể thay đổi cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nóng trong người. Lúc này, bạn thường xuyên cảm thấy bụng dạ nóng nực, khó chịu một cách bất thường, kể cả khi thời tiết đang mát mẻ.
Hơi thở có mùi hôi
Nếu hơi thở của bạn có mùi hôi thì có thể bạn đang gặp phải tình trạng nóng trong người. Vì chất ammonia sẽ được sản sinh ra nhiều nếu gan bị tổn thương và gây ra hơi thở có mùi hôi. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, vị giác cũng trở nên kém hơn.
Màu phân và nước tiểu thay đổi
Phân của bạn màu bạc hơn và nước tiểu có màu vàng hơn chính là những triệu chứng nóng trong người. Hệ tiêu hóa, đặc biệt là gan và đường ruột, làm việc không được hiệu quả sẽ dẫn tới hiện tượng trên. Song, một số trường hợp có thể do đồ ăn, thức uống nên bạn cần chú ý để phân biệt rõ ràng.
Môi đỏ, căng mọng và nứt nẻ
Cùng với nước tiểu vàng, môi trở nên đỏ, căng mọng và nứt nẻ bất thường chính là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang thiếu nước trầm trọng. Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nước nhiều hơn để tránh gây nóng trong người.
Chảy máu chân răng
Viêm lợi, thiếu canxi hay sâu răng cũng có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu chân răng. Tuy nhiên, nóng trong người cũng là một trong số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Cụ thể, bạn sẽ phát hiện chân răng bị chảy máu khi đánh răng, thậm chí chảy máu tự nhiên dù không có tác động nào.
Mất ngủ
Mất ngủ có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây nên như áp lực trong cuộc sống, tâm trạng buồn phiên, môi trường xung quanh ồn à,... trong đó có cả nóng trong người. Khi cơ thể nóng nực, khó chịu thì bạn khó mà có một giấc ngủ ngon được.
Cơ thể gầy gò, khó lên cân
Bên nóng trong người ảnh hưởng trực tiếp đến những bộ phẩn chủ chốt trong hệ tiêu hóa như gan, thận, dạ dày, đường ruột... Do đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể suy giảm, người sẽ kém sắc, khó lên cân.
Song song đó, khi độc tố không được đào thải hiệu quả vì hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng, bạn sẽ phải đối mặt với một số bệnh liên quan như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,...
Nóng trong người có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này, bạn cần phải kết hợp nhiều phương pháp để điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng nhé!
Quả vải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn khỏi 'rước họa vào thân' Quả vải giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magiê. Vải có tác dụng an thần, tốt cho tim, cải thiện lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất, kiểm soát huyết áp, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên có những 'đại kỵ' khi ăn vải cần nhớ để khỏi gây độc cho cơ...