Mênh mang đầm Chuồn xứ Huế
Đầm Chuồn nằm ở phía Đông Bắc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách trung tâm thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 12km.
Đây là đầm nước lợ lớn có diện tích lên tới hơn 100 ha, thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang – đầm nước lợ lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Đầm Chuồn có khung cảnh sông nước mênh mông, thơ mộng, hữu tình,nò sáo dọc ngang trông như bức tranh trừu tượng khổng lồ, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là giới đam mê nhiếp ảnh và yêu thiên nhiên hoang dã.
Mặt đầm Chuồn lung linh trong ánh bình minh. Ảnh: Hoàng Quang Hà/Báo ảnh Việt Nam
Bạt ngàn nò sáo giăng dọc ngang trên mặt phá. Ảnh: Hoàng Quang Hà/Báo ảnh Việt Nam
Từ trên cao nhìn xuống mặt đầm Chuồn trông như một bức tranh trừu tượng bởi những đường kẻ dọc ngang của các hàng nò sáo. Ảnh: Hoàng Quang Hà/Báo ảnh Việt Nam
Hình ảnh những chiếc ghe nhôm đặc trưng của vùng sông nước xứ Huế. Ảnh: Nguyễn Thắng/Báo ảnh Việt Nam
Một bến thuyền ở đầm Chuồn lúc sáng sớm. Ảnh: Nguyễn Thắng/Báo ảnh Việt Nam
Video đang HOT
Từ ngoài phá nhìn vào, làng xóm thấp thoáng ở phía xa xa. Ảnh: Nguyễn Thắng/Báo ảnh Việt Nam
Giữa những hàng nò sáo là các lối đi lại dành cho ghe thuyền ra vào bến. Ảnh: Nguyễn Thắng/Báo ảnh Việt Nam
Hình ảnh những chú chim đậu trên hàng cột nò gợi nên khung cảnh bình yên của đầm Chuồn. Ảnh: Nguyễn Thắng/Báo ảnh Việt Nam
Ghe chạy len lỏi giữa những hàng nò sáo ken dày trên phá. Ảnh: Nguyễn Thắng/Báo ảnh Việt Nam
Ghe trở về bờ sau một đêm đánh bắt ngoài phá. Ảnh: Nguyễn Thắng/Báo ảnh Việt Nam
Bình minh hiện lên tím ngát trên mặt phá. Ảnh: Hoàng Quang Hà/Báo ảnh Việt Nam
Khung cảnh bình yên và thơ mộng trên đầm Chuồn. Ảnh: Hoàng Quang Hà/Báo ảnh Việt Nam
Anh Lời, một ngư dân ở đầm Chuồn đang dỡ lưới bắt cá trên phá. Ảnh: Nguyễn Thắng/Báo ảnh Việt Nam
Đặc sản cá dìa của đầm Chuồn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Trải nghiệm Quế Lâm - 'phong cảnh đẹp nhất thiên hạ' ở Trung Quốc
Với phong cảnh hữu tình, nên thơ, thành phố Quế Lâm nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng 'phong cảnh Quế Lâm nhất thiên hạ'.
Là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng Trung Quốc, thành phố Quế Lâm có cảnh sông nước hữu tình, với những địa danh du lịch nổi tiếng như sông Li (Li Giang), hồ Quế, Tĩnh Giang Vương Thành, ngõ Đông Tây, Tiêu Dao Lầu...Quế Lâm có ý nghĩa là rừng quế, sở dĩ có cái tên này là do nơi đây trồng rất nhiêu cây quế hoa. Quế Lâm nổi tiếng với phong cảnh non nước hữu tình, đặc biệt "hai sông bốn hồ", gồm: dòng sông Li và sông Đào Hoa, hồ Dung, hồ Sam, hồ Mục Long và hồ Quế, đây được coi là những điểm nhấn tạo nên nét thi vị của thành phố miền sơn cước.
Thành phố Quế Lâm có cảnh sông nước hữu tình với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng
Ngồi thuyền, du ngoạn, ngắm cảnh hai bờ sông Li là chương trình du khách không thể bỏ lỡ khi đến Quế Lâm. Li Giang được xem là một trong những thắng cảnh đẹp nhất ở Trung Quốc, người dân Trung Quốc ví von, gọi nơi đây là "Hạ Long trên cạn" của Trung Quốc. Những núi đá dựng đứng muôn hình, muôn vẻ tư thế soi mình xuống dòng nước xanh biếc, tựa như dải lụa màu uốn lượn quanh thành phố Quế Lâm tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình mang lại cho du khách cảm giác thư thái, thanh tịnh, dễ chịu như bước vào tiên giới.
Trên hành trình, du khách sẽ ngang qua núi Vòi Voi, biểu tượng của Quế Lâm, ngọn núi giống như một con voi khổng lồ đứng bên bờ sông đang uống dòng nước ngọt ngào của sông Li, trông hùng vĩ mà sống động. Phong cảnh 9 ngọn núi tựa như 9 con ngựa đang tung mình trong mây trời Quế Lâm, người dân Trung Quốc gọi đây là "Cửu Mã Hoa Sơn".
Trên sông, du khách chắc chắn sẽ thích thú khi chứng kiến cảnh tượng những chú chim cốc được ngư phủ nơi đây huấn luyện lao mình xuống dòng nước bắt về cho họ những con cá lớn. Hình ảnh này chỉ ở Quế Lâm mới có.
Phó Tổng giám đốc Khu thắng cảnh Quế Lâm Tượng Sơn Mạc Hán Giai cho biết, thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng động Trăng Nước Tượng Sơn là vào ban đêm, khi cùng lúc có thể nhìn ngắm được mặt trăng trên bầu trời, mặt trăng trong hang động và trăng dưới mặt nước.
Du khách người Thái Lan JJ - Watcharin chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đến Quế Lâm và được ngồi thuyền du ngoạn trên sông Li, phong cảnh ở đây đẹp không có lời nào diễn tả. Mỗi địa danh đều có một vẻ đẹp riêng theo từng thời khắc, cảnh sắc ban ngày và cảnh sắc ban đêm đều có một sự cuốn hút riêng. Tôi thấy phong cảnh ở đây tuyệt vời đúng như những lời ngợi khen về nơi này".
Đến Quế Lâm, du khách sẽ càng bị mê hoặc hơn khi màn đêm buông xuống, với những ánh đèn màu sắc phản chiếu trên mặt nước khiến cảnh vật càng lung linh, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến dạo phố.
Ngõ Đông Tây Chính Dương - khu phố văn hoá lịch sử của Quế Lâm. Ảnh: Liu Wei
Cảnh lầu Tiêu Dao về đêm. Ảnh: Liu Wei
Khi thành phố lên đèn, Tiêu Dao Lầu được xây dựng từ thời nhà Đường lại tỏa sáng rực rỡ trong đêm bên bờ sông Li. Lầu Tiêu Dao có kết cấu đơn giản, trang nhã, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới leo lên tháp và ngắm nhìn toàn cảnh sông Li và những dãy núi trùng điệp. Tiêu Dao Lầu là công trình kiến trúc nổi tiếng sánh ngang hàng với những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của Trung Quốc như Hoàng Hạc Lâu, Đằng Vương Các, Nhạc Dương Lầu...
Đến Tiêu Dao Lầu, du khách có thể tham quan "hành lang trạng nguyên", nơi đặt tượng và bia đá, vinh danh 12 vị trạng nguyên của Quảng Tây trong suốt 1.300 năm kể từ đời nhà Tuỳ đến đời nhà Thanh.
Xuyên qua "hành lang trạng nguyên" là đến chân tường thành Tĩnh Giang Vương phủ ở Quế Lâm. Nơi đây chính là ngõ Đông Tây Chính Dương nổi tiếng một thời, nơi rất thịnh vượng vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Ngõ Đông Tây - một con hẻm rộng chưa đầy hai mét là điểm check-in của những người nổi tiếng trên mạng. Một bên là bức tường thành cổ của nhà Minh có lịch sử hơn 600 năm, một bên là công trình kiến trúc thời Trung Hoa Dân Quốc có lịch sử hơn 100 năm, con đường này còn được gọi là đường "Đường hầm thời gian".
Khi màn đêm buông xuống, dưới ánh đèn lung linh, du khách tấp nập mặc trang phục cổ xưa hoặc trang phục dân tộc chụp ảnh trên con hẻm này, tựa như con người được ngược thời gian hàng trăm năm trước để cảm nhận cuộc sống người xưa. Ngõ Đông Tây cũng là nơi sản sinh ra nhiều thương hiệu lâu đời ở Quế Lâm như bún Quế lâm, Tàu hũ, quán thịt ngựa Vương Thành hay là quán bánh khảo truyền thống Hoà Viên có từ năm 1852. Tất cả những điều này đã hình thành nên một khu phố nhỏ có sự kết hợp giữa sự tĩnh lặng của văn hoá truyền thống và sự nhộn nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại.
"Tượng sơn thuỷ nguyệt" - phong cảnh đêm núi Vòi Voi trông thật lung linh huyền ảo. Núi Vòi Voi được xem là biểu trưng của Quế Lâm. Ảnh: Tangyan Lan
Cảnh đêm hai sông bốn hồ thật lung linh huyền ảo. Trong ảnh là cầu thuỷ tinh ở hồ Dung
Cảnh đêm hai sông bốn hồ thật lung linh huyền ảo. Trong ảnh là Nhật Nguyệt song tháp rọi bóng lung linh trên mặt hồ Sam, cạnh đó là đoàn thuyền du lịch ngắm cảnh đi lại tấp nập
Ban đêm, du khách có thể đi dạo hoặc đi thuyền tham quan danh lam thắng cảnh "Hai sông bốn hồ", cảm nhận không khí Quế Lâm nơi "thành phố trong cảnh, phong cảnh trong thành, thành phố và phong cảnh đa quyện vào nhau". Để du khách có thêm trải nghiệm, ban quản lý danh lam thắng cảnh "Hai sông bốn hồ" còn đưa ra nhiều sự lựa chọn để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách như: thuyền di sản văn hóa phi vật thể, thuyền trà chiều "Ẩm trà thuyền cổ", tiệc thuyền sang trọng...
Đi thuyền và ngắm cảnh đẹp trên dòng sông Li
Đi thuyền và ngắm cảnh đẹp trên dòng sông Li
Nhật Nguyệt song tháp lung linh soi bóng mặt hồ về đêm
Hãy một lần đến với Quế lâm để tận mắt cảm nhận vẻ đẹp nơi đây và trải nghiệm những nét văn hoá độc đáo của vùng đất được mệnh danh là "phong cảnh đẹp nhất thiên hạ" này.
Bình minh trên làng chài Phú Hải Khi bình minh vừa nhô lên cuối chân trời là lúc các thuyền của ngư dân vùng biển thuộc xã Phú Hải (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) cập bờ sau một đêm trên biển. Khung cảnh làng chài dưới ánh nắng buổi sớm mai hiện lên vô cùng hiền hòa, bình dị. Dưới ánh bình minh, cuộc sống của người dân...