Mèn mén Hà Giang lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020-2021
Nếu có dịp đến Hà Giang, bạn đừng bỏ qua cơ hội khám phá những món ăn độc đáo nơi đây. Ẩm thực Hà Giang có nhiều món ăn giản dị nhưng dễ chinh phục thực khách như cải chua Đồng Văn, xôi ngũ sắc, bánh hay chè nấu từ hạt rau dền và đặc biệt độc đáo còn có món ăn với tên gọi nghe vô cùng thích tai – Mèn mén.
Mèn mén là món ăn thay cơm, được làm từ bột ngô tẻ, chế biến qua nhiều công đoạn rồi đem hấp chín. Muốn mèn mén ngon thì đồ là khâu quan trọng nhất. Người ta thường đồ lại hai lần để ngô chín kỹ và không bị dính vào nhau.
Trước khi làm mèn mén, phải chuẩn bị hạt ngô già, nước, chậu và chõ đựng bột, chảo, nia. Hạt ngô được cho vào cối đá xay tróc hết vỏ ngoài rồi xay đến khi bột trở nên mịn. Lúc này, bỏ bột vào nia để sàng bỏ những mày ngô (vỏ) rồi trộn bột ngô với một ít nước, dùng tay bóp nhẹ cho nước thấm bột và đổ vào chõ, đặt chõ vào chảo nước trên bếp lửa để “đồ” lần thứ nhất.
Video đang HOT
Khi ngửi thấy mùi thơm bốc lên, bắc chõ xuống, đổ bột ngô vào nia, lấy thìa đảo qua để bột tơi ra. Do “đồ” lần thứ nhất bột ngô chưa chín hẳn nên phải sàng lại một lần nữa, lọc ra những mảng bột ngô bị già lửa. Tiếp đó, lấy số bột ngô đã “đồ” lần thứ nhất hòa với nước cho vào chõ, đưa lên chảo “đồ” lần thứ hai đến khi bột ngô chín hẳn, lúc này có món mèn mén.
Thời gian chế biến mèn mén mất từ 2-3 giờ nên mỗi ngày phụ nữ Mông phải dậy từ lúc 4-5 giờ sáng. Đến khoảng 7-8 giờ sáng cùng ngày, cả nhà mới ăn sáng, sau đó lên nương đem mèn mén theo để trưa ăn tiếp. Mèn mén khi ăn có vị bùi và thơm ngon thường ăn với canh dưa rau cải, canh gà nấu gừng, thịt trao gác bếp…
Về miền đá nở hoa thưởng thức bánh tam giác mạch
Về Hà Giang bạn không chỉ mê mẩn cảnh sắc đẹp hữu tình như tranh vẽ mà còn được thưởng thức nền ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon khó cưỡng.
Trong số đó, bánh tam giác mạch được xem là đặc trưng cho "miền đá nở hoa" này, đảm bảo bạn sẽ mê mẩn mãi khôn nguôi.
Nhắc đến hoa tam giác mạch ở Hà Giang chúng ta thường nghĩ rằng đó chỉ đơn thuần là một loài hoa thu hút khách du lịch. Thế nhưng, ít ai biết rằng tam giác mạch cũng có thể trở thành một nguyên liệu để làm ra món bánh đặc sản vô cùng hấp dẫn, tạo nên nét đặc trưng của vùng đất này.
Hạt tam giác mạch rất nhỏ, chỉ bằng một nửa hạt đỗ đen nhưng lại chứa trong đó nhiều giá trị dinh dưỡng. Cứ sau mỗi mùa hoa, người dân sẽ thu hoạch hạt tam giác mạch, phơi khô sau đó xay nhỏ thành bột rồi làm bánh. Khi xay cũng đòi hỏi sự cẩn thận cho đến khi hạt tam giác mạch mịn thì bánh làm ra mới đúng chuẩn.
Để làm được món bánh tam giác mạch ngon đúng chuẩn ẩm thực Hà Giang sẽ phải trải qua các công đoạn vô cùng tỉ mỉ, cẩn trọng. Người chế biến sẽ đem bột trộn với lượng nước phù hợp sao cho dẻo quánh để tạo ra những chiếc bánh tròn và mang đi hấp. Đến khi chuẩn bị ăn thì nướng bánh trên bếp than hồng cho dậy mùi thơm, vàng ruộm vô cùng ấn tượng.
Khi nhận món bánh này bạn vẫn có thể cảm nhận nguyên vẹn hơi ấm, ăn ngon nhất có lẽ chính là khi tiết trời se lạnh. Tấm bánh tam giác mạch to chừng hai bàn tay người lớn, đủ cho bạn năng lượng để khám phá hết nét đẹp của miền đất Hà Giang. Người vùng sơn cước thường thưởng thức món bánh này cùng với thắng cố.
Cắn một miếng bánh bạn sẽ cảm nhận được vị hăng đặc trưng của tam giác mạch lẫn trong vị bùi béo, mềm xốp. Chính nhờ sự độc đáo của món bánh tam giác mạch nên du khách khi đến Hà Giang thường tìm mua mang về làm quà dành tặng người thân, bạn bè sau chuyến đi. Mỗi chiếc bánh có giá từ 10.000đ - 15.000đ.
Ngoài bánh tam giác mạch thì Hà Giang còn có nhiều loại bánh nổi tiếng như bánh ba kích, bánh khẩu mang, bánh cốm nếp hái dẻo... Nếu muốn tự mình cảm nhận hương vị đặc trưng của miền sơn cước thì hãy xách ba lô và vi vu đến Hà Giang ngay thôi!
Về miền cao nguyên đá Hà Giang nhớ nếm thử cháo ấu tẩu Mảnh đất Hà Giang có sức hấp dẫn lạ kỳ không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, mà còn sở hữu nền ẩm thực phong phú, đậm đà. Trong số đó, món cháo ấu tẩu lạ kỳ mang hương vị thơm ngon khó cưỡng níu kéo bước chân du khách. Nếu có cơ hội ghé chân qua miền cao nguyên đá...