Melania đăng thông điệp trái ngược Trump về biểu tình
Melania kêu gọi hàn gắn quốc gia sau cái chết của George Floyd, cùng ngày Trump yêu cầu các thống đốc bang mạnh tay với người biểu tình.
Hôm 1/6, Tổng thống Donald Trump họp trực tuyến với các thống đốc từ văn phòng ở Cánh Tây Nhà Trắng, chỉ trích họ như “những kẻ ngốc” vì “yếu đuối” và không “dập tắt” được các cuộc biểu tình đang lan rộng khắp nước Mỹ.
Cùng lúc đó, Đệ nhất phu nhân Melania nhấn mạnh hoà bình và hàn gắn trên Twitter.
“Hãy tập trung vào chăm sóc lẫn nhau và hàn gắn đất nước vĩ đại của chúng ta”, bà viết.
Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania thăm đền thờ quốc gia Saint John Paul II ở Washington hôm 2/6. Ảnh: AP
Tuần trước, sau một đêm bạo loạn, Trump đã lên án người biểu tình là “côn đồ” và đe doạ “khi cướp bóc bắt đầu, những tiếng súng sẽ vang lên”. Bài đăng này của ông sau đó bị Twitter ẩn đi với lý do kích động bạo lực.
Video đang HOT
Vài giờ sau, bà Melania đăng Twitter thông điệp: “Đất nước của chúng ta cho phép các cuộc biểu tình hoà bình, nhưng không có lý do gì cho bạo lực. Là một quốc gia, hãy tập trung vào hoà bình, cầu nguyện và hàn gắn”.
“Đệ nhất phu nhân Melania quan tâm sâu sắc đến người dân Mỹ và những thông điệp an ủi, động viên, hàn gắn và kêu gọi hoà bình của bà là một phần quan trọng trong cam kết của Tổng thống nhằm ngăn chặn bạo lực và tái lập an ninh cho cộng đồng dân cư của chúng ta”, Judd Deere, phó thư ký báo chí Nhà Trắng, nói.
Tuy nhiên, một quan chức khác hôm 5/6 cho hay thông điệp của bà Melania đã khiến Cánh Tây không hài lòng, nhấn mạnh rằng tweet của bà “không giúp ích gì”.
Việc Melania bày tỏ quan điểm sau khi Trump có phát ngôn gây tranh cãi đã khiến Cánh Tây loại bà khỏi những cuộc thảo luận quan trọng. Hồi đầu tuần, Ivanka Trump, Jared Kushner và trợ lý Hope Hicks lên kế hoạch cho Tổng thống đến thăm nhà thờ St John’s và cầm kinh thánh chụp ảnh, nhưng họ không đề cập tới bà Melania, một nguồn tin nội bộ tiết lộ. Hành động của Đệ nhất phu nhân Mỹ cũng khiến bà không được tham dự các cuộc họp về chủng tộc hay thảo luận với các lãnh đạo Mỹ gốc Phi như những người tiền nhiệm. Thay vào đó, bà chỉ bày tỏ quan điểm trên Twitter.
Văn phòng đệ nhất phu nhân chưa đưa ra bình luận.
Đây không phải là lần đầu tiên bà Melania đăng tweet mang thông điệp trái ngược với chồng mình. Bà từng phản đối Trump chia rẽ trẻ em với cha mẹ ở biên giới Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang sau khi ông từ chối che mặt nơi công cộng.
Sự tự chủ của bà Melania với Cánh Tây khác biệt với những chính quyền trước đây, khi công việc và thông điệp của các đệ nhất phu nhân thường được thiết kế để phù hợp với chỉ thị của Tổng thống. Điều này khiến các trợ lý của Trump luôn trong tình trạng cảnh giác cao để canh chừng những bài đăng của bà Melania, quan chức trên nói.
Tuy nhiên, bà chưa bao giờ mất đi sự tín nhiệm của Trump giống như một số cố vấn và trợ lý của ông. Nhiều người trong họ bị Tổng thống sa thải và chỉ trích gay gắt trên Twitter.
Tưởng niệm George Floyd khắp thế giới: Nguy cơ làn sóng Covid-19 mới
Các hoạt động biểu tình và tưởng niệm George Floyd, người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát ghì chết có thể là nguy cơ gây ra làn sóng Covid-19 mới trên thế giới.
Nhiều hoạt động tưởng niệm người Mỹ gốc Phi George Floyd bị cảnh sát ghì chết đã diễn ra không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cái chết của người đàn ông da màu này cũng đang làm thổi bùng lên làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại nhiều quốc gia trên thế giới, với khẳng định cái chết của George Floyd sẽ không vô nghĩa vì sẽ tạo ra sự thay đổi cho hòa bình.
Biểu tình George Floyd ở Manhattan, New York, Mỹ ngày 4/6/2020. Ảnh: Reuters
"Không thể để George Floyd chết một cách vô ích. Chúng ta sẽ tạo ra sự thay đổi". Đây là khẳng định của Thị trưởng New York Bill de Blasio tại buổi lễ tưởng niệm với sự tham gia của khoảng 5.000 người tại quảng trường Cadman ở Brooklyn.
Sau đó, những người tham gia đã tuần hành qua cầu Brooklyn đến quảng trường Foley ở Manhattan. Trước đó, hoạt động tưởng niệm George Floyd cũng diễn ra tại thành phố Minneapolis, nơi người đàn ông này đã tử vong sau khi bị cảnh sát ghì cổ.
Làn sóng biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc cũng tiếp tục diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Hàng trăm người hôm qua tập trung tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Mexico City cầm nến tưởng nhớ George Floyd.
Một người biểu tình tên là Kate Massenger cho biết: "Chúng ta không được để thêm nhiều người chết vì những lý do tương tự. Cần mọi người đứng lên, từ Mexico, Đức và trên toàn thế giới cất lên tiếng nói. Chúng ta không được sợ hãi".
Các hoạt động biểu tình chống phân biệt chủng tộc tiếp tục diễn ra tại Pháp, Tây Ban Nha... Một số người ở châu Á cũng đang giúp gây quỹ cho phong trào Black Lives Matters (tạm dịch: người da màu đáng được sống). Trên mạng xã hội, các hashtag #BlackLivesMatter đang trở nên phổ biến nhằm chia sẻ và đồng cảm với người da đen phải chịu đựng sự áp bức, bất công có hệ thống.
Cái chết của người da đen George Floyd khiến cả nước Mỹ rúng động, châm ngòi cho phong trào biểu tình phân biệt chủng tộc trên thế giới. Tuy nhiên đang có nhiều lo ngại về biểu tình biến thành bạo lực và bạo động, gây bất ổn nhiều nơi. Giới chuyên gia y tế cũng lo ngại làn sóng biểu tình cũng có thể làm các ca mắc Covid-19 gia tăng mạnh trong thời gian tới.
Trước mối lo ngại này, giới chức bang New South Wales của Australia đang tìm cách áp dụng các biện pháp pháp lý để ngăn cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra tại nước này vào cuối tuần do lo ngại dịch Covid-19.
Cảnh sát bang New South Wales Mick Fuller khẳng định: "Nếu 10 người tụ tập thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên hàng trăm,hàng nghìn người thì sẽ vi phạm sắc lệnh y tế. Và nếu họ không tuân thủ các quy định, chúng tôi buộc phải có biện pháp mạnh. Tuy nhiên chúng tôi vẫn mong muốn có một kết quả hòa bình hơn".
Thủ tướng Australia Scott Morrison trước đó cũng hối thúc người dân Australia không tham gia các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc quy mô lớn.
Ông Morrison cho rằng, biểu tình không phải là ý kiến hay. Hãy tìm cách khác tốt hơn để bộc lộ cảm xúc và thực hiện quyền tự do một cách có trách nhiệm. Các cuộc tụ tập đông người sẽ khiến Australia quay trở lại thời kỳ Covid-19 bùng phát.
8 phút 46 giây - người Mỹ tái hiện thời gian cuối đời của George Floyd Tất cả phong trào biểu tình đều có khẩu hiệu. Phong trào biểu tình cái chết của George Floyd cũng vậy. Những người biểu tình đã dùng con số 8:46 để thể hiện sự phẫn nộ của họ. Tám phút và 46 giây là khoảng thời gian mà George Floyd, một người đàn ông da đen 46 tuổi, bị ghì xuống đất dưới...