Meizu sẽ trở thành đối tác phần cứng của Nokia?
Nokia sẽ trở lại thị trường di động vào cuối năm 2016, tuy nhiên hãng sẽ chỉ chịu trách nhiệm về công nghệ và thiết kế của sản phẩm.
Đầu tuần, Nokia cho biết hãng sẽ trở lại thị trường điện thoại vào quý IV/2016, sau khi kết thúc những ràng buộc với Microsoft. Trong tuyên bố của mình, hãng điện thoại Phần Lan có đề cập đến việc tìm kiếm đối tác để sản xuất, truyền thông và phân phối sản phẩm mang thương hiệu Nokia. Bên cạnh đó, đối tác này còn có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng của Nokia.
Trong khuôn khổ hợp tác, Nokia sẽ có trách nhiệm về mảng thiết kế và công nghệ của sản phẩm. Câu hỏi đặt ra là công ty nào sẽ là ứng cử viên sáng giá cho vị trí này. Ngay sau đó, Meizu đăng trên Weibo (mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc) dòng trạng thái: “Chào đón Nokia trở lại thị trường smartphone”.
Trụ sở Nokia tại Phần Lan. Ảnh: Reuters.
Nhiều khả năng Meizu sẽ trở thành đối tác của Nokia. Hồi đầu năm, hãng này cũng từng úp mở về một thiết bị do họ sản xuất gắn thương hiệu Phần Lan.
Video đang HOT
Năm 2013, Microsoft đã mua lại mảng Dịch vụ và Thiết bị của Nokia, bao gồm sở hữu bản quyền sản phẩm, dịch vụ bản đồ của Nokia cùng 32.000 nhân viên.
Trần Tiến
Theo Zing
Điện thoại nội địa Trung Quốc tràn ngập thị trường
Từ chỗ chỉ có mặt tại một vài cửa hàng chuyên kinh doanh điện thoại nội địa Trung Quốc, đến nay mặt hàng này đã phủ sóng khắp thị trường.
Ngày một nhiều các mẫu điện thoại nội địa Trung Quốc được đưa về Việt Nam. Nếu như trước đây, những người muốn mua các mẫu điện thoại của Xiaomi, Meizu phải tìm đến một vài cửa hàng chuyên biệt, đôi khi phải đặt hàng trước mới có máy thì nay, mặt hàng này đang được bán rộng rãi tại nhiều cửa hàng xách tay - vốn mạnh về điện thoại Hàn Quốc hoặc Nhật Bản trước đây.
Xiaomi Mi Note Pro - một trong những smartphone hiếm hoi trên thị trường trang bị RAM 4 GB. Máy cũng dùng chip Snapdragon 810 mới nhất từ Qualcomm. Ảnh: Thành Duy.
Thời điểm tháng 4, một số cửa hàng tại Việt Nam được đối tác Trung Quốc chào bán những chiếc Xiaomi Mi4 qua sử dụng với giá hấp dẫn. Họ nhập máy về bán thử với giá khoảng 6 triệu đồng. Thật bất ngờ là dù không bán chạy như iPhone khoá mạng hay iPhone đã qua sử dụng, độ "hot" của Xiaomi Mi4 không hề thua kém smartphone khoá mạng Nhật.
Sau đó, thị trường ngay lập tức chứng kiến làn sóng smartphone nội địa Trung Quốc được đưa ồ ạt về Việt Nam. Không chỉ các sản phẩm của Xiaomi hay Meizu, các cửa hàng kinh doanh điện thoại xách tay còn nhập về khá nhiều sản phẩm từ Lenovo, ZTE hay Coolpad.
Smartphone nội địa Trung Quốc phủ sóng rộng rãi ở nhiều tầm giá. Chẳng hạn, với số tiền 3-4 triệu đồng, người dùng có thể chọn những sản phẩm như Nomi 3S (3 triệu), Lenovo K3 Note (4 triệu), Xiaomi Mi3 trả bảo hành (4 triệu). Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các sản phẩm tầm trung với mức giá 5-8 triệu đồng.
Giá rẻ, kiểu dáng đẹp, chất lượng phần nào được kiểm định là nguyên nhân chính khiến các sản phẩm này ngày một hút khách. Chẳng hạn, một chiếc Xiaomi Mi4 mới 100% hiện được bán với giá khoảng gần 6 triệu đồng, thấp hơn đến 2 triệu so với Xperia Z3 khoá mạng Nhật Bản.
Trong khi đó, nếu xét về cấu hình phần cứng đơn thuần, 2 sản phẩm này gần như tương đồng. Mi4 có khung thép không gỉ, cấu hình mạnh với chip Snapdragon 801, RAM 3 GB, camera 13 và 8 megapixel. Xiaomi Mi Note Pro mạnh ngang ngửa Galaxy S6 của Samsung nhưng giá bán ở mức khoảng 10 triệu đồng.
"Giao diện có nhiều điểm độc đáo cũng là điểm khiến nhiều người thích máy Trung Quốc khoá mạng", anh Quốc Bảo - quản lý một cửa hàng di động tại Thái Hà (Hà Nội) chia sẻ. Thông thường, các nhà sản xuất Trung Quốc tuỳ biến sâu giao diện của Android. Những chiếc máy của Xiaomi, Meizu, Lenovo thường có giao diện nhiều màu sắc (phần nào mô phỏng từ iOS), độ mượt cao, nhiều theme để thay đổi và hỗ trợ cập nhật thường xuyên (như trường hợp của Xiaomi). Theo anh Bảo, bản thân người dùng các dòng máy khác cũng thích cài đặt ROM MIUI của Xiaomi.
MX5 - smartphone mới nhất của Meizu vừa về Việt Nam với giá khoảng 7,5 triệu đồng. Ảnh: Talkingmobile
Nếu như trước đây, các smartphone nội địa Trung Quốc thường bị chê thiết kế xấu, rẻ tiền thì hiện nay, thiết kế đang dần trở thành lợi thế của những model này. Xiaomi Mi Note, Lenovo Vibe Shot, thậm chí chiếc máy có giá 3 triệu đồng như Nomi 3S, đều có những nét độc đáo riêng.
Tuy nhiên, các chủ hàng tin điện thoại nội địa Trung Quốc chỉ có thể trở thành lựa chọn bổ sung, giúp phong phú thêm thị trường, chứ không thể thay thế smartphone khoá mạng Nhật hoặc Hàn Quốc.
"Nhìn chung, người dùng vẫn chưa có tâm lý &'mở' với điện thoại nội địa Trung Quốc. Những người chọn mua các dòng máy này đa phần là dân am hiểu công nghệ hoặc xem giá cả là ưu tiên hàng đầu. iPhone hay điện thoại Hàn Quốc, Nhật Bản đều đến từ các thương hiệu lớn, đẳng cấp đã được khẳng định vẫn là ưu tiên hàng đầu trong nhóm điện thoại xách tay", anh Tuấn Anh - quản lý một cửa hàng di động xách tay tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết.
Thành Duy
Theo Zing
Meizu tung bom tấn giống iPhone 6 Plus từng chi tiết Meizu MX5 dùng vỏ kim loại nguyên khối, màn hình 5,5 inch 1.080p với các cạnh, góc bo tròn đặc trưng trên iPhone. Meizu MX5 sở hữu vỏ kim loại nguyên khối. Model này sở hữu dòng chip mạnh mẽ nhất của MediaTek: Helio X10 Turbo với 8 nhân Cortex-A53 tốc độ 2,2 GHz, đồ hoạ PowerVR G6200. Thiết bị mới ra mắt...