Mediplantex (MED) và những cú “sa chân” vào địa ốc
Hoạt động kinh doanh chính gặp khó, cộng với việc dàn vốn đầu tư sang một số dự án bất động sản chưa chứng tỏ hiệu quả, CTCP Dược Trung ương Mediplantex (mã chứng khoán: MED) khiến cổ đông và nhà đầu tư quan tâm lo lắng.
Bấp bênh nửa đầu năm
Báo cáo tài chính quý II/2020 vừa được công bố cho thấy, hoạt động kinh doanh của Mediplantex thể hiện xu hướng thụt lùi kể từ sau khi niêm yết trên HNX.
Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty nửa đầu năm nay chỉ đạt hơn 257,45 tỷ đồng, giảm hơn 84,33 tỷ đồng, tương đương mức giảm hơn 24,67% so với nửa đầu năm 2019.
Kéo theo đó là lợi nhuận gộp cũng giảm hơn 20%, chỉ còn hơn 60 tỷ đồng so với mức hơn 80,6 tỷ đồng cùng kỳ. Mặc dù tiết giảm được một số chi phí bán hàng, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp gia tăng khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt hơn 8,4 tỷ đồng, bằng 46% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ nhờ vào khoản thu nhập khác hơn 5 tỷ đồng (chủ yếu liên quan tới việc được miễn giảm một số khoản thuế và phí trong dịch Covid-19 vừa qua) mới giúp lợi nhuận sau thuế của Mediplantex trong 6 tháng đầu năm không bị giảm quá sâu. Theo đó, 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 10,43 tỷ đồng, giảm 4,27 tỷ đồng so với năm trước, tương đương giảm 29%.
Trong văn bản giải trình gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, doanh nghiệp cho biết, hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm giảm, đặc biệt là 3 tháng quý II bị âm do nền kinh tế khó khăn kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của toàn dân giảm, sản phẩm của Mediplantex gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, nhân công thiếu việc làm.
Thực tế, dịp dịch bệnh vừa qua, vật tư y tế là ngành được kỳ vọng hưởng lợi bởi nhu cầu sử dụng, tích trữ của người dân và các đơn vị tiêu thụ lớn như bệnh viện… tăng mạnh. Đó là lý do hầu hết cổ phiếu dược hấp dẫn nhà đầu tư và có mức tăng giá khá tốt. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Mediplantex lại ngược lại, khiến cổ phiếu MED giao dịch èo uột theo chiều đi xuống.
Bên cạnh đó, theo giải trình của doanh nghiệp, một lý do nữa là việc Công ty mời một số chuyên gia về làm việc để phục vụ cho việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ dược và nhà máy ứng dụng sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – EU tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong tương lai cũng khiến cho việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 tổ chức cuối tháng 6 vừa qua, Mediplantex cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh triển khai dự án này cho tương lai phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, qua 6 tháng đầu năm, tiến độ triển khai của dự án vẫn rất nhỏ giọt.
Ghi nhận từ báo cáo tài chính quý II/2020, trong nửa đầu năm, chi phí xây dựng dở dang của Công ty mới chỉ tăng nhẹ lên mức hơn 5,25 tỷ đồng, bên cạnh khoản phí thuê đất tiếp tục trả theo hợp đồng thuê đất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2062.
Video đang HOT
Mediplantex đã lên kế hoạch khởi công dự án này trong tháng 7/2020 nhằm đảm bảo tiến độ đưa nhà máy vào hoạt động từ năm 2022. Tuy vậy, tới thời điểm này, khi đã bước sang nửa cuối tháng 8/2020, thông tin khởi công dự án vẫn chưa được Công ty công bố. Ngoài nguyên nhân phần nào được cho là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, thì nguyên nhân sâu xa dường như tới từ việc Mediplantex đang mắc kẹt về vốn khi vẫn phải đồng thời triển khai một số dự án bất động sản khác.
Cụ thể, tại báo cáo tài chính quý II/2020, mặc dù một số khoản nợ phải trả đã được thanh toán, khoản phải trả khác liên quan đến việc hợp tác với Công ty cổ phần Công nghiệp thương mại Tân Phú Cường (Công ty Tân Phú Cường) lại tăng từ 110 tỷ đồng, lên hơn 140 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Điều này được lý giải bởi từ tháng 10/2018, Mediplantex đã lựa chọn và ký kết với Tân Phú Cường hợp đồng hợp tác đầu tư dự án bất động sản tại số 356 – 358 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Do đó, theo tiến độ triển khai dự án, Công ty phải đảm bảo nghĩa vụ góp vốn theo cam kết trong hợp đồng đã ký.
Chưa kể, cũng theo thuyết minh báo cáo tài chính, Mediplantex đang nợ khoản cổ tức phải trả lên tới hơn 11,7 tỷ đồng. Đây là khoản cổ tức bằng tiền mặt đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 vừa thông qua. Việc phát sinh các khoản phải trả mới trong bối cảnh hoạt động kinh doanh bị sụt giảm mạnh được nhìn nhận là nguyên nhân khiến kế hoạch đẩy mạnh triển khai nhà máy chuẩn GMP-EU tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc không như mong muốn.
Các dự án bất động sản chưa mang lại hiệu quả cao
Mediplantex là một trong những doanh nghiệp dược đạt chuẩn GMP đầu tiên của Việt Nam sản xuất và phân phối trên 200 mặt hàng từ dược phẩm; dược liệu, nguyên liệu chiết xuất bán tổng hợp đến thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, tinh dầu, hương liệu…
Dẫu vậy, sau nhiều năm phát triển, việc chưa nâng cấp sản xuất lên tiêu chuẩn GMP-EU khiến chất lượng hàng hóa Công ty bán ra chỉ được định vị ở mức trung bình, tỷ suất lợi nhuận thấp.
Chính vì thế, kế hoạch xây dựng nhà máy mới theo tiêu chuẩn GMP-EU là rất quan trọng cho tương lai phát triển của Mediplantex. Tuy nhiên, kế hoạch này đang đối mặt nhiều thế khó. Trong đó, từ năm 2015, thay vì tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực sản xuất thuốc, Mediplantex lại mở rộng thêm cả mảng bất động sản, vốn là mảng kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn.
Trong đó, ngoài dự án 356 – 358 Giải Phóng, trước đó Công ty cũng đã lên chương trình hợp tác với Công ty cổ phần Sông Châu (Sông Châu Corp) của ông Cao Minh Sơn nhằm đầu tư xây dựng tổ hợp công trình trụ sở cơ quan, viện nghiên cứu, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê và nhà ở để bán có tên thương mại Central Residence với giá trị hơn 2.000 tỷ đồng.
Cụ thể, vào năm 2015, ông Sơn cùng ông Lê Tiến Dũng được một nhóm cổ đông sở hữu 12,74% vốn điều lệ của Mediplantex đề cử vào HĐQT. Trong đó, ông Cao Minh Sơn nhận được nhiều số phiếu bầu nhất, với hơn 5,3 triệu phiếu bầu, để trúng cử vào HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020. Bản thân Sông Châu Corp của ông Cao Minh Sơn thời điểm đó cũng là cổ đông lớn tại Mediplantex (sau đó đã thoái vốn).
Tới tháng 4/2017, ông Sơn bất ngờ có đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT Mediplantex vì lý do cá nhân. Sau đó ít lâu, ngày 1/6/2017, Mediplantex vẫn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 68 với Sông Châu Corp nhằm hợp tác đầu tư dự án Central Residence.
Theo đó, hai công ty đã thành lập Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Smart City để tổ chức nghiên cứu, lập và thực hiện dự án. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, xây dựng trên khu đất rộng 35.000 m2.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, thông tin về việc hợp tác đầu tư xây dựng dự án Central Residence không còn xuất hiện trong tài liệu gửi cho các cổ đông. Trong khi đó, dự án này vẫn xuất hiện trong Bản cáo bạch công bố trước đó khoảng 3 tháng – thời điểm chính thức niêm yết cổ phiếu MED trên HNX vào tháng 3/2020.
Không chỉ các dự án trên, trước đó, Mediplantex góp 5% vốn vào dự án Tòa nhà Bình An – Cowaclmic tại khu đất 118 Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân, Hà Nội (hợp tác cùng Công ty cổ phần Lắp máy iện nước và Xây dựng).
Ở dự án này, có nhà đầu tư đặt câu hỏi, tại sao quyền sử dụng khu đất hơn 2.000 m2 không được tính vào quyền lợi của Mediplantex, mà chỉ hưởng lợi nhuận trên số vốn góp bằng tiền Công ty phải bỏ ra?
Trong khi đó, đối tác của Công ty là Công ty cổ phần Lắp máy iện nước và Xây dựng có mức vốn điều lệ chỉ là 30 tỷ đồng. Trong một báo cáo của HQT gửi cổ đông, lãnh đạo Mediplantex thừa nhận, tình trạng thiếu vốn khiến các dự án không đạt tiến độ đề ra.
Tại Dự án 356 – 358 đường Giải Phóng, đối tác Tân Phú Cường vốn là doanh nghiệp chuyên về dệt nhuộm trong lĩnh vực may mặc. Công ty này đầu tư sang bất động sản với 3 – 4 dự án như Khu dân cư và thương mại Xuyên Á, Khu nhà ở ông Thạnh… đều nằm tại huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Được biết, Mediplantex còn đang trong quá trình tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư, xây dựng, khai thác kinh doanh khu đất thuộc Nhà máy số 2 tại Mê Linh, Hà Nội có diện tích 19.500 m2 sau khi di dời nhà máy theo kế hoạch.
Theo Nghị quyết thông qua đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, Mediplantex dự kiến phát hành thêm hơn 62,8 triệu cổ phiếu với mức giá 35.000 đồng/CP để thu về khoảng 200 tỷ đồng nhằm mục đích bổ sung vốn cho việc triển khai dự án đạt chuẩn GMP-EU tại Láng Hòa Lạc.
Hiện nay, trong cơ cấu cổ đông của MED, gia đình ông Trần Hoàng Dũng, Chủ tịch HQT kiêm Tổng giám đốc Công ty, đang là nhóm cổ đông lớn nhất với tổng sở hữu 47,62% vốn, đứng thứ 2 là Tổng công ty Dược Việt Nam với 11,37%.
Doanh nghiệp bất động sản kinh doanh thế nào giữa bão COVID-19?
Kết quả kinh doanh quý II/2020 của nhiều doanh nghiệp bất động sản cho thấy tình hình không mấy khả quan khi nhiều đơn vị doanh thu sụt giảm nghiêm trọng.
Năm 2020, doanh nghiệp bất động sản gặp khó chồng khó khi thủ tục pháp lý khiến nhiều dự án bị chậm lại, doanh thu bán hàng sụt giảm vì COVID-19, hàng tồn kho tăng, trong khi vẫn phải chi trả các chi phí khác như lãi vay ngân hàng, chi phí nhân viên...
Do đó, báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 của nhiều doanh nghiệp bất động sản không mấy khả quan.
Một trong những cái tên có mức lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhất là Công ty Bất động sản và Đầu tư VRC (MCK: VRC) . Đơn vị này có lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhất nhóm bất động sản với 99,7%, từ mức 19,8 tỷ đồng của cùng kỳ xuống còn vỏn vẹn 67,5 triệu đồng ở quý II/2020. Lũy kế 6 tháng, công ty cũng chỉ lãi vỏn vẹn 1,1 tỷ đồng, giảm 95% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Doanh nghiệp bất động sản làm ăn ra sao giữa bão COVID-19?
Công ty CP Đầu tư LDG (LDG) mặc dù là một trong những trường hợp hiếm hoi ghi nhận doanh thu tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận giảm đến 99%.
Cụ thể, trong quý II vừa qua, doanh thu thuần của LDG đạt 393 tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng cao cùng với chi phí tài chính tăng gấp 12 lần, chi phí bán hàng tăng 5 lần đã bào mòn lợi nhuận của LDG, chỉ còn vỏn vẹn 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, quý II/2019, LDG ghi nhận lãi 77 tỷ đồng. Điểm tích cực trong báo cáo cáo tài chính của LDG là dòng tiền kinh doanh dương 58 tỷ đồng, tuy vậy, dòng tiền thuần vẫn âm 9,9 tỷ đồng.
Tương tự, tại Quốc Cường Gia Lai, doanh thu những tháng đầu năm giảm mạnh nhưng nhờ lãi chuyển nhượng vốn góp giúp công ty ghi nhận lãi tăng đột biến, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2019, lên đến 30 tỷ đồng. Trong quý đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai âm 156 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quý II còn có những cái tên quen thuộc như Địa ốc Đất Xanh (MCK: DXG), Thủ Đức House (MCK: TDH), Địa ốc Hoàng Quân (MCK: HQC).
Trước sức ép phải trả các chi phí như lãi vay ngân hàng, chi phí nhân viên...nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải thoái vốn, bán công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên được nhiều doanh nghiệp đưa ra.
Đơn cử như tại Quốc Cường Gia Lai, từ đầu năm đến nay, công ty liên tiếp thoái vốn tại các công ty con. Hồi tháng 4/2020, doanh nghiệp này đã hoàn tất chuyển nhượng 56% vốn tại Công ty CP Bất động sản Hiệp Phúc.
Cuối tháng 6 vừa qua, HĐQT Quốc Cường Gia Lai tiếp tục thông qua nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ 34% cổ phần còn lại tại doanh nghiệp này với giá chuyển nhượng tối thiểu bằng giá mua.
Gần đây nhất, công ty vừa thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng 35% cổ phần sở hữu tại Bất động sản Sông Mã, thu về 122 tỷ đồng, giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống 14,9% vốn.
Hay LDG, từ cuối năm 2019 đến nay, doanh nghiệp này cũng liên tục chuyển nhượng cổ phần tại các công ty. Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Gia Lộc, LDG thông qua chuyển nhượng 7,2 triệu cổ phần tương đương 90% vốn điều lệ, số tiền thu về ít nhất 350 tỷ đồng. LDG cũng bán toàn bộ 99,9% cổ phần tại Công ty CP Địa ốc Bình Nguyên, thu về ít nhất 482 tỷ đồng.
Thống kê 90 doanh nghiệp ngành bất động sản đang niêm yết trên 2 sàn HoSE, HNX và đăng ký giao dịch trên UPCoM cho thấy, tổng doanh thu thuần chỉ đạt 65.000 tỷ đồng, giảm đến 32% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần giảm 26,5% xuống 114.429 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế của 90 doanh nghiệp này trong quý II đạt 8.200 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng giảm 28% còn 17.386 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đúng như dự đoán, điểm sáng của thị trường của bất động sản thời gian qua là phân khúc bất động sản công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhóm này vẫn có mức tăng trưởng tốt.
Có thể kể đến như CTCP Sonazedi Châu ức (SZC), quý II, doanh thu đạt 153 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 71,5 tỷ đồng, gấp 2,34 lần. Lũy kế 6 tháng, SZC lãi 125 tỷ đồng, vượt 8,5% kế hoạch cả năm.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/8 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/8 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * GEX: Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam - Gelex (GEX - HOSE) đã mua vào 20 triệu cổ phiếu GEX từ ngày 15/7 đến 12/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh....