Media multitasking là gì? Nó có tốt cho não bộ của bạn hay không?
Nếu bạn đang làm việc với máy tính hoặc xem TV, thì hãy tạm úp điện thoại của mình xuống.
Vừa xem TV hoặc vừa dùng máy tính nhưng vẫn lướt điện thoại? Nếu có từng làm điều này thì bạn cũng không đơn độc. Thống kê tại Mỹ cho thấy: cứ 10 người trưởng thành thì có tới 8 người thường xuyên sử dụng một thiết bị khác trong khi xem TV.
Các nhà khoa học thậm chí phải đặt ra một thuật ngữ cho thói quen này. Họ gọi nó là “ media multitasking“, tạm dịch là đa nhiệm phương tiện truyền thông.
Một số người có thể cho rằng việc luân phiên chuyển sự chú ý giữa các luồng thông tin khác nhau sẽ rèn luyện cho bạn một trí não tốt để cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Thế nhưng, các nghiên cứu đã tìm thấy điều ngược lại.
Media multitasking không hề tốt cho bạn.
Media multitasking là gì? Nó có tốt cho não bộ của bạn hay không?
Media multitasking được định nghĩa là khi mọi người sử dụng một lúc nhiều thiết bị hoặc xem một lúc nhiều nội dung truyền thông khác nhau. Có thể kể ra một số ví dụ như khi bạn vừa xem TV vừa lướt điện thoại, vừa nghe nhạc vừa đọc báo, vừa nhắn tin vừa chơi game…
Một nhóm các nhà khoa học gần đây đã tổng hợp và xem xét tất cả các nghiên cứu lớn nhỏ từ trước đến nay về media multitasking (bao gồm 22 tài liệu nghiên cứu được bình duyệt) để rút ra kết luận rằng những người hay làm việc media multitasking có trí nhớ kém và khó tập trung hơn. Một số thậm chí còn bị thay đổi cấu trúc não.
Video đang HOT
Trong các thử nghiệm kiểm tra sự chú ý được thiết kế trong 20 phút, các nhà khoa học đã yêu cầu những người media multitasking tìm ra một chữ cái ẩn nấp trong hàng chữ lộn xộn. Họ nhận thấy những người media multitasking ở mức độ nặng thực hiện kém hơn từ 8-10% những người media multitasking ở mức độ nhẹ.
Nhiều thử nghiệm khác cũng đã chỉ ra media multitasking ở mức độ nặng sẽ khiến bạn khó duy trì sự chú ý. Điều này cũng quay lại giải thích tại sao những người có khả năng tập trung thấp thường media multitasking rất nhiều. Khi họ đang làm việc với máy tính hoặc xem TV, họ vẫn bị thu hút bởi các thiết bị khác như điện thoại hoặc máy tính bảng, và nhanh chóng mất sự chú ý của mình.
Não bộ của bạn sẽ bị tắc nghẽn sự chú ý nếu bạn làm việc với nhiều thiết bị cùng lúc
Những người thường xuyên làm việc media multitasking cũng thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ kém hơn những người khác. Trong các bài kiểm tra này, các nhà khoa học đã cho họ ghi nhớ một số thông tin như số điện thoại, trong khi cùng lúc thực hiện một nhiệm vụ đơn giản khác như tìm một mảnh giấy hoặc bút để ghi chúng. Kết quả những người media multitaskingđã nhớ được ít thông tin hơn.
Thực tế, trí nhớ cũng là một yếu tố liên kết chặt chẽ với việc tập trung và khả năng bỏ qua những phiền nhiễu.
Các nhà khoa học thậm chí đã đưa những người media multitasking nặng vào máy chụp quét não, và nhận thấy vùng vỏ não trước của họ có kích thước nhỏ hơn. Khu vực này của não có liên quan đến việc kiểm soát sự chú ý. Kích thước nhỏ hơn đó ngụ ý vỏ não trước hoạt động kém hơn dẫn tới việc họ có sự chú ý kém hơn.
Mặc dù quan sát được các hiệu ứng tiêu cực ở những người media multitasking nặng, các nhà khoa học chưa thực sự biết lý do tại sao điều này lại khiến họ có vỏ não trước nhỏ đi, trí nhớ và khả năng tập trung giảm sút.
Liệu media multitasking khiến bạn giảm chú ý? Hay vì bản thân bạn là người có khả năng tập trung kém nên bạn sẽ hay media multitasking? Việc sử dụng một lúc nhiều màn hình và cửa sổ có liên quan đến trí thông minh hoặc tính cách hay không? Đó vẫn là những câu hỏi cần nhiều nghiên cứu trong tương lai mới có thể trả lời được.
Tốt nhất, nếu bạn đang làm việc với máy tính hoặc xem TV thì hãy tạm úp điện thoại của mình xuống.
Tuy nhiên, mặc dù được chỉ ra với nhiều tác động tiêu cực media multitasking không hẳn là xấu hoàn toàn. Thật kỳ lạ, các nhà khoa học thấy rằng làm việc đa nhiệm với nhiều màn hình làm suy yếu khả năng tập trung và trí nhớ của bạn, nhưng sự suy yếu này lại đem đến một số lợi ích.
Thử nghiệm cho thấy những người media multitasking nặng có khả năng bắt được thông tin nóng nhanh hơn những người media multitasking nhẹ hoặc không media multitasking. Chẳng hạn, họ có thể là người đầu tiên phát hiện ra những tin nóng hổi trên Facebook. Hoặc khi làm việc trong khi TV và radio đang bật, người media multitasking nhẹ thường bỏ lỡ những tin tức nóng còn người media multitasking thì không.
Vậy thì cuối cùng, bạn có nên media multitasking hay không? Dựa trên nghiên cứu hiện tại, câu trả lời có lẽ là không nên. Điều này là do bản chất tâm trí con người. Bạn sẽ bị “t ắc nghẽn chú ý” khi làm việc đa nhiệm, bởi não bộ chỉ cho phép các hoạt động tinh thần xảy ra lần lượt từng thứ một.
Làm việc đa nhiệm thường khiến cho hiệu suất làm việc của bạn giảm sút, trong khi đặt thêm nhiều gánh nặng và căng thẳng cho não bộ. Vì vậy tốt nhất, nếu bạn đang làm việc với máy tính hoặc xem TV thì hãy tạm úp điện thoại của mình xuống.
Theo Tri Thuc Tre
Trẻ không nên xem TV, điện thoại nhiều hơn hai giờ mỗi ngày
Theo nghiên cứu ở Mỹ, trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn hai giờ mỗi ngày có kết quả thấp hơn trong các bài kiểm tra tư duy.
Viện Y tế Quốc gia (NIH) ở Mỹ đang thực hiện nghiên cứu dài hạn đầu tiên về ảnh hưởng của thời gian xem màn hình thiết bị điện tử (điện thoại, TV, máy tính bảng, máy chơi game...) đến não bộ của trẻ, theo Insider ngày 11/12. Trong thập kỷ tới, các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi 11.000 trẻ, hiện ở độ tuổi 9-10, suốt quá trình trưởng thành cùng các thiết bị điện tử.
"Chúng ta sẽ biết trẻ dành bao nhiêu thời gian cho việc xem TV, điện thoại; chúng cảm nhận gì về tác động của những thiết bị này, kết quả như thế nào. Điều đó giúp trả lời câu hỏi chúng có nghiện hay không", Gaya Dowling, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Dù mới ở giai đoạn ban đầu, những phát hiện sớm nhất của nghiên cứu cho thấy chỉ hai tiếng mỗi ngày có thể gây ảnh hưởng tiêu cực. Các chuyên gia xác nhận rằng trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn khoảng thời gian này có điểm số thấp hơn trong các bài kiểm tra về tư duy và kỹ năng ngôn ngữ.
Ảnh: Digital Trends
Theo tiến sĩ Dimitri Christakis, tác giả chính của bản hướng dẫn mới nhất về sử dụng thiết bị điện tử của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), tác động xấu xảy ra do trẻ không biết cách biến những kỹ năng học được từ thiết bị điện tử thành kỹ năng thực tế trong thế giới đa chiều.
"Nếu bạn đưa cho trẻ một ứng dụng trò chơi gồm các khối lego ảo để lắp ráp, sau đó đặt các khối lego thật trước mặt, chúng sẽ phải mò mẫm làm lại từ đầu", ông nói.
Theo khuyến cáo của Christakis, việc giao tiếp mặt đối mặt rất quan trọng và trẻ mới biết đi trong độ tuổi 18-24 tháng không nên xem màn hình điện tử, trừ gọi video. Hướng dẫn của AAP cũng đề nghị phụ huynh theo sát trẻ nhỏ bất cứ khi nào chúng dùng những thiết bị này. Nhờ đó, bố mẹ có thể dạy con tập vận dụng kiến thức vừa xem được vào thế giới thực.
Thùy Linh
Theo VNE
Chẳng cần đòn roi, bố mẹ hãy áp dụng ngay 4 cách phạt con dưới đây để khiến trẻ răm rắp nghe lời Cách dạy con bằng đòn roi chưa bao giờ là tốt cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, hãy học ngay 4 cách phạt đầy khoa học được những ông bố bà mẹ thông thái áp dụng và hiệu quả tuyệt vời, các bé sẽ răm rắp nghe lời. Hẳn bố mẹ nào cũng biết rằng, phương pháp...