Mẹ vợ ốm, tôi sống trong ân hận khi không cho cô ấy về chăm sóc
Mẹ ốm, vợ tôi xin phép về nhà chăm sóc nhưng tôi khó chịu, muốn cô ấy dành hết tâm sức lo cho nhà chồng.
Tôi và Ly kết hôn đã được 7 năm. Ly là người vợ tốt. Dù lúc về làm dâu, Ly mới chỉ là cô gái 23 tuổi, chưa kịp tích lũy nhiều kinh nghiệm sống và sự trưởng thành như bao người, nhưng Ly đã ở cùng đại gia đình tôi rất êm ấm suốt 7 năm qua.
Gia đình tôi có bố mẹ già, một chị gái có sự nghiệp giỏi giang nhưng chưa chịu lấy chồng và cậu em út học đại học năm cuối.
Bố mẹ tôi đều hơn 80 tuổi, người già đau yếu triền miên, chiều theo không dễ. Nhưng nỗi lo lớn nhất của tôi chính là mối quan hệ chị dâu – em chồng giữa một bên là vợ, một bên là chị gái vô cùng khó tính. Tuy nhiên, cách đối xử mềm mại, biết nhịn trên, nhịn dưới của Ly khiến tôi nể em.
Tôi có quá nhiều dồn nén trong người, bao nhiêu bực dọc được dịp bung ra nên nói với Ly nhiều lời khó nghe. Ảnh minh họa: Freepik
Cho đến lúc này, tôi hoàn toàn hài lòng với cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, đúng vào năm cậu con trai thứ hai của tôi gần hai tuổi, gia đình bên vợ xảy ra sự cố. Mẹ vợ tôi bị tai biến phải nằm một chỗ, khiến gia cảnh nhà cô ấy đảo lộn.
Bố Ly cao tuổi, Ly chỉ có một chị gái đi lấy chồng xa, bình thường ít về. Nay mẹ bị liệt phải nằm một chỗ, nên hai chị em phải thay phiên nhau chăm mẹ. Quãng thời gian này không thể ngày một ngày hai mà chấm dứt. Sự hỗn độn kéo dài khiến tôi cảm thấy bất tiện vì xưa giờ, mọi việc trong gia đình toàn một tay Ly lo lắng.
Công việc của tôi rất bận, chị gái đi công tác nước ngoài triền miên. Tôi lại không quen quán xuyến gia đình, chăm sóc cả bố mẹ già lẫn con nhỏ. Tôi cảm giác không khí trong nhà lúc nào cũng như có áp suất nén, chỉ chờ trực bung ra.
Video đang HOT
Đến một ngày cu Bin lăn ra ốm, tôi nhịn không được. Tôi yêu cầu vợ ở nhà lo cho con, vì tôi có việc phải ra ngoài giải quyết. Ly phân trần gì đó, đại loại là cần tôi giúp chứ cô ấy không biết phải xoay xở làm sao rồi nước mắt, sụt sùi kể lể.
Tôi có quá nhiều dồn nén trong người, bao nhiêu bực dọc được dịp bung ra nên nói với Ly nhiều lời khó nghe, cũng chỉ để giải tỏa bức bối chứ thực tình không cố ý nặng lời với vợ. Tuy nhiên, có một câu tôi vẫn nhớ. Tôi bảo với Ly, đại ý hôm nay mà đi thì đi luôn, đừng có quay về.
Sau khi tôi nói câu này, Ly không phân bua gì thêm, cô ấy im lặng quay vào nhà để cho tôi đi làm. Từ bữa đó, Ly trở nên lặng lẽ, ít nói hơn hẳn, cũng không thấy nụ cười quen thuộc khi xưa. Ngoại trừ bữa nào về chăm mẹ cô ấy, các ngày khác, Ly nấu ăn, đợi dọn dẹp xong là lên phòng dạy con học bài, hầu như không trò chuyện hoặc ngồi xem tivi cùng cả nhà như trước.
Tôi gặng hỏi, Ly nói không có gì nên tôi không cố hỏi thêm, chỉ nghĩ chắc cô ấy mệt và mải lo cho mẹ. Tuy nhiên, vì tôi là đàn ông nên xuề xòa không để ý chứ chị gái tôi không như vậy.
Chị đi công tác về, nhận thấy thái độ của vợ tôi thay đổi nên tỏ vẻ không hài lòng. Chị mắng tôi, cố ý để Ly nghe tiếng: “Em chiều vợ quá, chẳng có ai làm gì mà mặt mũi nặng nề, riết rồi ai dám ăn cơm nó nấu. Thích thì cho về hẳn bên đấy mà chăm nhau, ở đây dằn dỗi với ai”.
Vợ tôi ngân ngấn nước mắt quay đi, lập tức thu dọn quần áo đòi dắt con về nhà bà ngoại. Tôi bị kích động bởi lần đầu tiên thấy người vợ hiền lành, nhịn nhục của mình dám tỏ thái độ phản kháng, cộng thêm những lời nói như “thêm dầu vào lửa” của chị nên càng thiếu kiềm chế. Tôi quát nạt Ly: “Giỏi thì đi luôn, nhà này không có loại con dâu ương ngạnh như cô”.
Ly quay lại nhìn tôi không chớp mắt. Dường như ngay lập tức, tôi hiểu mình đã buông một câu rất không nên nhưng chẳng thể thu hồi được nữa.
Vợ tôi thở dài, trầm giọng bảo: “Ly hôn đi, em cũng không muốn quay về. Đây là lần thứ hai anh nói với em câu này. Chị Nga nói em có thể không nhớ, nhưng anh nhắc câu này với em nhiều lần như vậy, tương lai ở đây hẳn là không còn chỗ cho em”.
Tôi đứng bất động tại chỗ. Thực tình, tôi đâu muốn mọi sự diễn ra đến mức này, chỉ do tôi nóng nảy nên thiếu kiềm chế. Vả lại, tôi quen thấy cô ấy nín nhịn nên muốn thể hiện vai trò trụ cột, muốn vợ nghe lời tôi như xưa nay vẫn thế. Vậy mà hai ngày sau, Ly chìa cho tôi tờ đơn ly hôn đã ký sẵn.
Tôi nhìn chằm chằm vào đó, trở nên bối rối, đau lòng: “Anh ký đi, em cũng mệt rồi. 7 năm nay, em hết lòng chăm lo cho bố mẹ anh, gia đình anh nhưng không ai coi trọng em. Cả anh và chị Nga đều nói em nên về nhà để chăm mẹ mình, em thấy đúng.
Thử hỏi từ ngày mẹ em ốm, anh qua được mấy lần? Khi em muốn về chăm mẹ, anh cũng không thoải mái. Cái gì em cũng phải tự mình làm, một câu động viên, quan tâm em anh không hỏi tới…”.
Tôi chỉ biết ngồi im nghe vợ nói và nhận ra mình đã quá sai. Tôi hối hận vì bỏ mặc cô ấy lo toan, gồng gánh, nghĩ mình là đàn ông biết kiếm tiền đưa vợ là đủ. Tôi quên mất cô ấy còn nhỏ bé, yếu ớt hơn tôi nhiều lần, nhưng những việc cô ấy làm tôi không sao làm nổi.
Vậy mà tôi giống như một người khách qua chơi, vui thì cười, không vui thì trách cứ. Mẹ vợ ốm, tôi lấy lý do công việc mà chẳng chăm bà ngày nào.
Tôi hiểu, một lời xin lỗi lúc này dường như không đủ. Nhưng tôi sẽ làm mọi cách để níu giữ cuộc hôn nhân này, tìm cơ hội để quan tâm và bù đắp yêu thương cho cô ấy.
Mẹ chồng bắt thông gia gọi điện xin phép mới cho con dâu về ngoại ăn Tết mùng 5
Tôi dứt khoát đứng dậy nói với mẹ chồng rằng chuyện về ngoại ăn Tết chỉ là thông báo, chứ bà không có quyền bắt ai phải xin phép cả.
Ngày bé, cứ đến Tết là tôi háo hức, làm cái gì cũng thấy vui. Nhưng càng lớn thì niềm vui ấy càng giảm bớt và từ lúc lấy chồng thì tôi lại càng sợ Tết hơn.
Lý do bởi tôi cưới đúng chồng nhưng gia đình chồng thì ngược lại. Bố chồng ốm đau quanh năm, lúc nào cũng than thở sầu não. Em trai chồng đi xuất khẩu lao động nghe nói lương cao nhưng chưa bao giờ gửi tiền về nhà. Mẹ chồng thì tính nết thất thường, lúc vui lúc buồn, lúc dễ tính lúc gắt gỏng.
Ngay bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng, tôi đã biết mình sai. Khuyên chị em trước lúc cưới phải dứt khoát chuyện ở riêng, chứ ở chung thì kiểu gì cũng xích mích. Mẹ chồng tôi là kiểu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" nên ngày nào tôi cũng đau đầu đủ thứ chuyện. Sau một thời gian bị bà soi mói từng xu đi chợ, tôi quyết định sẽ đưa bà 5 triệu sinh hoạt phí để "chuyển nhượng" việc chi tiêu. Song, như vậy cũng chẳng yên vì mẹ chồng lại quay sang bóng gió nói con dâu lười biếng, đi kể với hàng xóm là việc gì cũng đùn đẩy hết cho bà.
Dù tôi cố gắng thế nào thì mẹ chồng cũng không vừa ý. Cách biệt thế hệ cộng thêm tính "sáng nắng chiều mưa" khiến bà thành người khó chiều vô cùng. Tuy nhiên tôi vẫn thương mẹ chồng vì cuộc sống của bà cũng nhiều vất vả. Chăm chồng chăm con xong, đến tuổi xế chiều vẫn chẳng được thoải mái lắm. Có mỗi chồng tôi quan tâm đến mẹ, đi làm bao năm luôn san sẻ với mẹ chứ cậu em trai thì chẳng trông cậy được gì.
3 năm làm dâu, tôi nhịn bà khá nhiều. Biết lắm lúc mẹ chồng vô lý nhưng tôi cũng chẳng phải đứa đành hanh. Mẹ ruột khuyên tôi cố gắng cân bằng mối quan hệ, rồi vài năm nữa lựa lúc thích hợp thì 2 vợ chồng dọn ra ở riêng. Tôi cũng nghĩ như vậy nên tâm sự với chồng từ trước. Anh thông cảm cho tôi rất nhiều nên không phản đối gì.
Năm nay cậu em chồng về nước ăn Tết, đúng 23 tháng Chạp cậu ấy đoàn tụ với gia đình. Cậu em mang theo cả cô bạn gái, chẳng biết gia cảnh kiểu gì mà cô ấy lại ở nhà chồng tôi xuyên Tết luôn. Mẹ chồng tôi vui lắm, từ bấy đến nay bà cứ cười suốt thôi. Tôi tự nhủ như vậy cũng may. Có thêm đứa em dâu tương lai thì tôi cũng đỡ bị mẹ cằn nhằn. Năm nào Tết, bà cũng bày vẽ, nhà neo người nhưng cỗ bàn cứ ê hề ra. Nấu nướng mất công mà dọn cũng khổ.
Tưởng năm nay đón Tết nhẹ hơn rồi nhưng hóa ra tôi đã lầm. Đang bầu 4 tháng nên tôi thèm cháo bố nấu lắm. Nửa năm chưa về ngoại nên tôi bàn với chồng mùng 2 về xong ở đến mùng 4 ăn hóa vàng luôn. Thương vợ 3 năm không được đón Tết bên ngoại nên chồng đồng ý ngay tức khắc. Nhưng đến lúc anh xin phép mẹ hộ tôi thì sóng gió tràn lên.
TÀI TRỢ
Mẹ chồng vừa ngồi cắn hạt dưa vừa xem tivi, nghe con trai trình bày ước nguyện về ngoại ăn Tết của con dâu xong thì bà thủng thẳng đáp: "Về cũng được thôi, nhưng bố mẹ nó phải gọi điện xin phép chứ ai lại để chồng xin hộ? Mà nhà đầy việc ra, còn có em dâu ở đây nữa, định bắt em nó nấu nướng rửa bát hết hay sao mà mùng 2 đã trốn rồi? Mùng 5 mới được về, không thì nghỉ".
Được cả bạn gái của cậu em chồng cũng chẳng vừa. Nó ngồi cạnh lanh chanh xòe tay ra bảo chị phải rửa bát hộ em chứ móng tay em làm đắt đỏ, sợ hỏng nên không rửa được (?!?)
Tôi nghe họ nói xong mà xây xẩm mặt mày. Tại sao không ai tôn trọng tôi, không ai nghĩ đến cảm xúc của tôi vậy? Cả năm cơm nước dọn dẹp nhà chồng rồi, tôi chỉ muốn về ngoại đúng 2 ngày Tết. Thế mà mẹ chồng còn ra điều kiện quá quắt không hiểu nổi. Bắt bố mẹ tôi gọi điện xin phép ư. Không đời nào.
Lần này thì tôi không nhịn nữa. Tôi đứng dậy nói với mẹ chồng rằng xin bà về ngoại chỉ là phép lịch sự, chứ bà không có quyền làm khó con dâu như thế. Tôi vẫn lo đủ trách nhiệm dâu lớn hết ngày mùng 1 Tết. Mùng 2 thì cơm cúng 2 bữa đơn giản, nhà ít người có gì đâu mà phải bắt tôi ở lại? Năm nào cũng mùng 5 hóa vàng thì hết mùng 4 tôi từ bên ngoại trở về rồi. Mắc gì mùng 5 mới cho tôi đi?
Chưa sang năm mới đã thấy nhọc. Đến lúc tôi đẻ thì mẹ chồng còn khó tính đến mức nào nữa đây?...
Bất ngờ khi thấy giúp việc tiếp khách "cao tay" hơn chủ nhà Khoảng 15 phút sau, cô Thắm xin phép đứng lên đi nấu cơm, lúc này bố tôi mới cười khà khà bảo cô ấy là người giúp việc nhà mình. Cô giúp việc nhà tôi tên Thắm, 45 tuổi, sạch sẽ, ưa nhìn, người ở quê nhưng sành điệu hơn cả thành phố. Cô ăn mặc rất gọn gàng, quần áo hàng chợ...