Mẹ vợ lên chơi, chồng yêu cầu “để bà sinh hoạt ở phòng khách”, nhưng câu chốt hạ của cô lại khiến anh “hú hồn”
“Sáng hôm sau dậy, tự nhiên em thấy chồng dọn hết đồ đạc cất gọn vào phòng chứa đồ, cứ cái gì có giá trị là anh cất thành ra nhìn phòng khách toang hoang cả…”, người vợ kể.
Nội ngoại đôi bên như 1 chính là nền tảng xây đắp một mái ấm hôn nhân hạnh phúc.
Tiếc là người chồng trong câu chuyện dưới đây lại không hiểu điều ấy nên vợ anh bức xúc vào mạng xã hội kể:
“Vợ chồng em cưới nhau 2 năm thì mua nhà. Bên nội cho 1 nửa tiền, bên ngoại em không có điều kiện nên hôm tân gia bố mẹ chỉ lên cho 2 đứa mấy triệu gọi là mừng các con về nhà mới. Chồng em từ đó cứ hằn học trong lòng nói rằng nhà ngoại không quan tâm con cái bằng nhà nội. Em giải thích nhiều lần nhưng anh chẳng chịu để vào tai.
Không những thế chồng em còn suốt ngày mang 2 bên nội ngoại ra so sánh. Cũng vì ông bà nội có điều kiện hơn, mỗi lần lên thăm là cho cháu tiền hoặc mua đồ chơi, sữa cho thằng bé còn ông bà ngoại chỉ thi thoảng gửi bao gạo, vài con gà, vài chục trứng nên anh rất xem thường. Có những khi đồ bố mẹ em gửi lên, anh nói thẳng thừng trước mặt vợ rằng: Mấy cái đồ nhà quê này mua đâu chẳng có. Em bảo bố mẹ đừng gửi lên làm gì, mang tiếng công nhận…”.
Bài chia sẻ của người vợ
Người vợ này tâm sự rằng, thái độ coi thường của chồng với nhà ngoại khiến cô rất buồn. Bản thân cô luôn cố gắng hết sức chăm sóc bố mẹ chồng, coi họ như ruột thịt đổi lại chồng cô lúc nào cũng lạnh nhạt với bên ngoại, trong lòng chỉ toàn trách móc với đề phòng. Cứ như thế vợ chồng ngày càng không thể tìm được tiếng nói chung, cuộc sống hôn nhân của cô cũng bởi thế mà thường xuyên lục đục.
Video đang HOT
Cô kể tiếp: “Hôm vừa rồi mẹ đẻ em lên thành phố dự đám cưới một người trong họ. Tiện bà gọi cho em, báo là sẽ vào chơi với con cháu mấy ngày vì cũng lâu rồi em bận không cho con về ngoại. Chồng em ngồi bên nghe mẹ vợ nói thế liền chẹp ngay rằng: Lúc con mua nhà chẳng thấy tăm hơi, giờ lên làm gì….
Giọng điệu ấy của chồng em nghe nhiều lần, nói lại cũng không ít nhưng chồng không thay đổi nên đành bơ đi. Thế mà sáng hôm sau dậy, tự nhiên em thấy chồng dọn hết đồ đạc cất gọn vào phòng chứa đồ, cứ cái gì có giá trị là anh cất thành ra nhìn phòng khách toang hoang cả.
Thấy vợ ngơ ngác anh bảo: Đề phòng mẹ cô lên… nhà có người lạ tới cứ cẩn tắc vô áy náy. Mà tôi dặn trước, ngoài phòng ngủ ra thì cô bảo mẹ chỉ được sinh hoạt ở phòng khách cho dễ kiểm soát.
Nói xong anh ấy khóa cửa phòng của vợ chồng em với phòng đựng đồ lại rồi xách túi đi làm. Em nhìn theo tuyệt đối không nói nửa lời. Đến chiều đi làm về thấy nhà cửa vắng tanh, cơm nước chưa nấu cũng không thấy bà ngoại lên, chồng em mới gọi điện hỏi vợ giọng cục cằn lắm. Lúc ấy em mới bảo: Thấy anh đề phòng mẹ tôi thế nên tôi không mời bà vào nhà nữa mà đón mẹ ra thẳng khách sạn ở vài ngày, đưa bà đi chơi thủ đô mấy hôm.
Ảnh minh họa
Anh cứ yên tâm mà xếp đồ đạc trong nhà để ra chỗ cũ, cửa cũng không phải khóa trong khóa ngoài như thế nữa vì mẹ tôi không vào đâu. Cả tôi cũng thế, đợi mẹ về rồi chúng ta làm thủ tục ra tòa. Tôi không muốn gắn bó với người chồng lúc nào cũng coi thường, đề phòng chính bố mẹ đẻ ra vợ.
Nói xong em tắt máy. Đêm ấy chắc ở nhà 1 mình nghĩ lại lời vợ nói, biết mình sai nên hôm sau lão ấy mò ra công ty rủ vợ đi uống nước nói chuyện, nhận sai. Chiều tối thì lão cũng chủ động ra khách sạn đón bà ngoại về nhà”.
Khi đàn ông đòi hỏi vợ phải giữ trọn đạo hiếu của người làm vợ, làm dâu thì bản thân các anh cũng phải sống đúng mực của 1 chàng rể hiền, 1 người chồng trách nhiệm. Mọi thứ luôn phải có qua có lại bởi phụ nữ dù có bao dung tới đâu cũng không thể chịu mãi cảnh chồng vô tâm, coi thường người thân của cô ấy. Nếu chồng mãi sống ích kỷ, chắc chắn sẽ có lúc phụ nữ vùng lên giống như người vợ trong câu chuyện trên vậy.
Mẹ vợ sắp lên chơi, nhìn chồng bê két sắt đi gửi, tôi hạ quyết tâm ly hôn
Tôi gọi điện về cho mẹ nói rằng thời gian tới tôi có việc đột xuất, hẹn dịp khác sẽ đón bà lên chơi thật lâu.
Mấy tháng gần đây công việc bận rộn nên tôi không về quê thăm bố mẹ đẻ được. Cách đây 1 tuần, trong lúc trò chuyện qua điện thoại tôi có nói nhớ mẹ quá, vậy là bà bảo sẽ khăn gói lên thăm con cháu. Cũng đã hai năm rồi mẹ không lên thành phố thăm chúng tôi.
Tôi nghe vậy thì vui lắm. Tôi nhất định sẽ giữ bà ở lại một thời gian để đưa bà đi thăm thú các nơi, cho bà nghỉ ngơi, thư giãn, cũng là cơ hội để tôi phụng dưỡng báo hiếu bà. Bố tôi mất rồi, hiện tại mẹ đang ở cùng với anh trai và chị dâu tôi dưới quê. Anh chị không khá giả gì, cuộc sống của bà ở quê cũng còn nhiều thiếu thốn.
Tôi kể với chồng, anh không tỏ thái độ gì cả. Vợ chồng tôi kết hôn đến nay là 4 năm, có với nhau 2 đứa con. 4 năm qua tôi đều ở nhà trông con vì sinh dày quá. Tiền gửi trẻ hoặc thuê người còn nhiều hơn tiền lương tôi đi làm, giao con cho người ngoài cũng không yên tâm. Chồng cũng muốn tôi ở nhà chăm sóc con cái, nhà cửa cho chu đáo.
Vợ chồng tôi kết hôn đến nay là 4 năm, có với nhau 2 đứa con. (Ảnh minh họa)
Cách đây 4 ngày, tức là chỉ còn vài hôm nữa mẹ tôi sẽ lên chơi. Chiều tan làm về nhà, chồng tôi dẫn một người đồng nghiệp nam về cùng. Anh sai vợ ra siêu thị mua chút đồ về nấu ăn. Tôi nghe lời nhưng ra đến ngõ mới phát hiện mình quên ví tiền. Vội quay lại thì tôi hốt hoảng khi thấy chồng và người đàn ông ấy đang hò nhau bê két sắt nhà tôi lên xe máy chở đi đâu đó.
Thấy tôi về, chồng giật mình ngạc nhiên. Tôi hỏi thì anh chỉ bảo chở đi có việc rồi giục tôi nhanh đi siêu thị. Có mặt người ngoài nên tôi không tiện hỏi gì nhiều. Khi đi chợ về thì người khách đó đã ra về rồi. Tôi khó hiểu vô cùng. Dường như chồng muốn tôi lánh mặt để lén mang két sắt đi thì phải. Két sắt không hề hỏng để mà phải mang sửa. Nếu muốn lấy tiền thì sao phải chở cả két đi?
Tôi hỏi chồng lần nữa thì anh cáu gắt bảo tôi đừng quan tâm chuyện không phải của mình. Trong lòng khó hiểu nhưng tôi cũng không hỏi gì thêm. Đến tối, tôi cho con ngủ xong, định sang phòng làm việc hỏi chồng có muốn ăn đêm hay uống gì không thì tình cờ nghe được cuộc điện thoại của anh với bạn.
- Không sao đâu, anh quát mấy câu là nó sợ không dám hỏi gì nữa... Mấy hôm nữa liên hoan công ty cuối năm phải dẫn vợ con theo, nếu nó có hỏi gì thì chú cứ bảo là két bị hỏng anh nhờ chú mang đi sửa. Nó mà biết thì lại ầm ĩ lên.
Nhà vợ nghèo khổ thế đấy. Suốt ngày phải đề phòng vợ mang tiền về cho nhà mẹ đẻ, mẹ vợ hay anh em đằng vợ lên chơi cũng phải cẩn thận dè chừng. Sau này chú đừng như anh, tìm cô nào có điều kiện khá giả mà lấy. Khi trước nhỡ có bầu chứ không thì anh cũng chia tay rồi.
Tôi hóa đá khi nghe được những lời chồng nói với người đồng nghiệp, chắc hẳn là người hôm nay đến cùng anh ta chở két sắt. Vậy ra anh ta mang két sắt đi gửi vì sợ mẹ vợ lên chơi sẽ trộm tiền của mình. Thật sự không thể tưởng tượng nổi!
Tôi hóa đá khi nghe được những lời chồng nói với người đồng nghiệp. (Ảnh minh họa)
4 năm hôn nhân, tôi luôn cố gắng tằn tiện chi tiêu, chồng đưa bao nhiêu thì biết bấy nhiêu, không dám đòi hỏi gì. Tiền còn dư chồng tôi tự giữ, thậm chí mật khẩu két sắt tôi cũng không hề biết. Chồng bảo ở nhà trông con, tôi cũng đồng ý. Cuối cùng thì đổi lại những lời chát chúa tới phút ngày. Chẳng những phủ nhận mọi công lao đóng góp của tôi mà còn khinh thường và coi rẻ mẹ vợ!
Gần 2 năm yêu nhau, kết hôn khi tôi đã mang thai. Ngẫm lại thì anh ta thật sự cưới tôi chỉ vì cái thai thật. Cuộc sống hôn nhân rất lạnh nhạt, chồng đối xử vô tâm với vợ. Bây giờ đã rõ suy nghĩ thật trong lòng chồng, thiết nghĩ cuộc hôn nhân này có tiếp tục cũng chẳng còn ý nghĩa.
Tôi gọi điện về cho mẹ nói rằng thời gian tới tôi có việc đột xuất, hẹn dịp khác sẽ đón bà lên chơi thật lâu. Bé thứ 2 của tôi cũng đã lên 2 tuổi, tôi quyết định sẽ gửi 2 con đi trẻ rồi đi làm. Đồng thời tôi quyết định đưa đơn ly hôn cho chồng. Nhìn thấy lá đơn tôi đã kí, anh ta hoảng hốt kinh hãi, song ý tôi đã quyết rồi. Mặc kệ lời giải thích của chồng, tôi dọn đồ đưa con ra ngoài ở. Có sức khỏe, trí tuệ và chăm chỉ, sợ gì không nuôi được con!
Bố mẹ vợ vay 50 triệu chồng yêu cầu ghi giấy nợ "tránh sau cãi xóa", nhưng nghe 4 từ của cô, anh lập tức phải "bẻ lái" gấp "Đặc biệt khi biết bố mẹ em khó khăn, anh cũng bắt đầu đề phòng tài chính kinh tế với vợ. Sợ em mang tiền về giúp bố mẹ, anh chuyển hết các tài khoản tiết kiệm sang tên anh...", người vợ kể. Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hạnh phúc hôn nhân là vợ chồng cùng đối xử...