Mẹ vợ đêm nào cũng vác gối sang đòi ngủ chung, nghe lý do con rể sợ hãi đòi ly hôn vợ
Sau nhiều lần cảm thấy quá bất tiện, vợ chồng tôi đã gặng hỏi mẹ lý do.
Thuở xưa nhà cửa dưới quê chật hẹp không có phòng ngủ riêng cho bố mẹ và con cái thì đành phải ngủ chung trên một chiếc giường cả nhà, ấy thế nhưng không hiểu sao giờ đây nhà cửa đã lớn hơn, nhà chung cư có những 3-4 phòng nhưng ngày nào mẹ tôi cũng lấy lý do nọ lý do kia để sang ngủ cùng vợ chồng tôi.
Tôi là con gái một trong gia đình. Bố tôi mất sớm nên mẹ ở vậy đi làm quần quật suốt cả ngày để nuôi tôi. Mẹ cho rằng dù mẹ có vất vả đến đâu thì tôi cũng phải được ăn học đàng hoàng, tử tế và thoát khỏi quê nghèo, tránh xa đồng ruộng không như ông bà. Hiểu được nỗi lòng của mẹ nên tôi cũng chăm chỉ học hành, ra trường xin vào được một công ty tốt với mức lương hậu hĩnh.
Tôi lấy chồng cũng khiến nhiều người ghen tỵ bởi anh vừa điển trai, cao ráo, con nhà thành phố, mức lương lại cao, trái ngược nhiều so với tôi. Thế nhưng như kiểu duyên số dành cho nhau, chỉ 2 năm yêu chúng tôi đã về chung một nhà. Được bên nhà nội hỗ trợ nên vợ chồng tôi nhanh chóng mua một căn chung cư 4 phòng ngủ rộng rãi, thoáng mát để chuẩn bị cho một tổ ấm nhỏ đầy hạnh phúc.
Thương mẹ già lam lũ ở quê lại đơn độc chỉ có một mình, tôi xin phép gia đình nội, bàn bạc với chồng là đón mẹ ở dưới quê lên ở hẳn với hai chúng tôi, một phần tiện chăm sóc mẹ mà mẹ có thể giúp đỡ chúng tôi những việc đơn giản. Chồng tôi cũng nhanh chóng đồng ý và sắp xếp cho mẹ ở một căn phòng rộng nhất nhì trong nhà, sắm đầy đủ các tiện nghi trong phòng để đêm tối hay lúc nào cần thiết là bà sử dụng ngay, không phải ra ngoài.
Quả thực tới khi có con mới thấm câu của ông bà rằng phải sinh con sớm để còn được đỡ đần. Tôi sinh con suốt 6 tháng đầu tiên được mẹ đẻ hỗ trợ nhiều, mẹ chồng có nhà riêng nhưng cũng thỉnh thoảng qua lại. Chuyện cứ tưởng đầm ấm là thế, hạnh phúc viên mãn nhưng vừa qua bất ngờ xảy ra chút chuyện khiến chồng tôi giận dỗi tột độ, thậm chí anh còn nói sợ hãi và đòi ly hôn nếu vẫn cứ tiếp tục diễn ra điều đó.
Chẳng là 1 tháng trở lại đây, mẹ tôi tối nào cũng vác gối sang phòng vợ chồng tôi và đòi ngủ cùng các con. Mới đầu chúng tôi không nghĩ ngợi gì cả mà chỉ nghĩ mẹ muốn sang hỗ trợ chúng tôi chăm sóc bé sơ sinh vì con khá quấy, nhiều đêm khóc cũng khiến vợ chồng tôi mất ăn mất ngủ. Thế nhưng đến khi cháu ngoan bà cũng vẫn cứ thói quen 20h là đã mang gối, mang chăn sang đòi ngủ chung.
Hôm thì bà trải thảm dưới nền để ngủ, hôm thì còn đòi nằm lên tận giường. Ban đầu chồng tôi thoải mái nói mẹ vợ nằm luôn ở phòng với con gái và cháu ngoại còn anh sang phòng khác để ngủ. Thế nhưng dần dần anh thì không chịu được cảnh xa vợ xa con nên cảm giác tức tối trong lòng, bày tỏ vẻ mặt khó chịu.
Thậm chí có hôm anh đang đi làm mà cũng phải nhắn tin cho tôi:
- Em hỏi xem sao mẹ lại không thích ngủ ở phòng riêng như trước kia mà lại cứ sang phòng mình thế. Không được ngủ với vợ anh ngủ không ngon.
Hoặc là:
- Nhà thì nhiều phòng, mẹ không ngủ phòng này thì ngủ phòng khác, sao tối nào mẹ cũng phải sang ngủ phòng mình từ sớm mà mãi tận 5-6h sáng, khi mình dậy mà cũng mới về phòng.
Thậm chí còn gay gắt hơn:
Video đang HOT
- Em trao đổi lại với mẹ đi nhé, anh không chịu được thêm nữa đâu, những lý do mẹ đưa ra anh cảm thấy không thuyết phục, thế này có khác gì “tù chung thân”. Mẹ còn định ngủ chung 1-2 năm nữa thì anh sợ hãi quá, ly hôn đi.
Ban đầu tôi cũng làm dịu làm hòa để anh bớt nóng nảy nhưng càng về sau thấy anh căng thẳng, tôi nghĩ mình cần phải nói chuyện với mẹ của mình. Khi được tôi hỏi nhẹ về lý do mẹ hay sang phòng con để ngủ, bà ngoại lúc lấy lý do mẹ nhớ cháu, lúc lại nói rằng mẹ ngủ một mình sợ lắm, khi thì lại điều hòa phòng mẹ lạnh, nằm điều hòa phòng các con sướng hơn…
Trăm ngàn lý do đó tôi cho rằng không thuyết phục, chính vì thế tôi quyết định nõi rõ cho mẹ nội tình của vợ chồng mình hiện tại. Tôi cho mẹ xem những tin nhắn chồng cảm thấy “ngột thở” trong chính căn phòng của mình vì hành động của bà mẹ vợ. Lúc này mẹ mới buồn bã thổ lộ nguyên nhân:
- Mẹ muốn tốt cho con thôi. Mẹ chỉ có một mình con nên mẹ muốn làm sao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con là được còn những thứ khác mẹ không quan tâm quá nhiều nên thành ra trở thành khó xử cho các con.
Khi tôi tỏ vẻ mặt vẫn chưa hiểu gì thì mẹ nói tiếp:
- Mẹ biết vợ chồng thì muốn riêng tư để còn gần gũi nhau, tuy nhiên mẹ cho rằng thời điểm này là chưa thích hợp. Con mới mổ đẻ em bé được 6-7 tháng, sức khỏe còn non yếu lắm. Nếu bây giờ các con mà lỡ có em bé ra đó thì sao. Các con còn trẻ cũng chưa hiểu hết được chuyện sinh đứa con thứ 2 quan trọng lắm, trước khi có đứa thứ 2 các con phải xem xét kĩ nhiều vấn đề. Mẹ lo sợ một phút “ngẫu hứng” của hai đứa thôi thì lại có đứa thứ 2, thế thì con vất vả lắm, liệu có đủ sức chống trọi. Thế nên ngày nào mẹ cũng phải sang ngủ cùng để “canh” các con.
Mẹ nói xong mà cả tôi và mẹ nước mắt cùng lăn dài. Hóa ra mẹ nghĩ sâu xa đến vậy mà tôi lại không hề nghĩ tới cảm nhận của mẹ, lại trách cứ mẹ. Sau đó, tôi cũng nói với mẹ rõ ràng hơn về những kế hoạch có con thứ 2 của vợ chồng mình để mẹ yên tâm hơn.
Tâm sự từ độc giả nhattam… @gmail.com
“Con cái là trời cho” nhưng chuyện sinh thêm con khi con lớn còn quá nhỏ cũng là một vấn đề hết sức lưu tâm. Do đó những suy nghĩ cẩn thận của người mẹ vợ trên cũng là điều dễ hiểu. Do đó, các bà mẹ cũng cần phải tỉnh táo trước khi đi đến quyết định mang bầu thêm một lần nữa, nhất là khi vướng mắc 1 trong 5 hoàn cảnh dưới đây:
Hoàn cảnh 1: Sức khỏe của bạn chưa sẵn sàng để sinh con
Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thai nhi. Một người mẹ có sức khỏe khỏe mạnh sẽ sinh ra những đứa con cứng cáp và ngược lại, nếu mẹ gặp phải vấn đề sức khỏe thì rất dễ ảnh hưởng tới thể trạng của thai nhi, trong đó bao gồm cả nguy cơ dị tật thai nhi, thai nhi chậm tăng trưởng về thể chất cũng như não bộ.
Vì thế, trước khi có kế hoạch sinh con thứ 2, người mẹ phải chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt, thực hiện một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để thai nhi có thể phát triển tốt nhất.
Hoàn cảnh 2: Người mẹ sinh con chưa được 2 năm
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau mỗi lần sinh nở phụ nữ sẽ giảm 2 năm tuổi thọ. Cứ sau mỗi lần sinh con thì tốc độ lão hóa của phụ nữ lại diễn ra nhanh-mạnh hơn, đồng thời, cơ thể của người mẹ cũng xuống cấp rất nhiều từ trong ra ngoài. Vì thế, bạn cần phải để cơ thể được “nghỉ ngơi” lâu dài trước khi có quyết định sinh con thứ hai.
Dù mẹ sinh mổ hay sinh thường thì thời gian tốt nhất để sinh con thứ 2 là 2 năm sau để tránh làm gánh nặng cho tử cung. 2 năm cũng là thời gian cần để người mẹ tích cực hồi phục, chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý cũng như thể chất.
Hoàn cảnh thứ 3: Điều kiện kinh tế không cho phép
Nuôi con là một công cuộc đầu tư rất tốn kém của những bậc cha mẹ. Ai cũng muốn mang đến cho con điều kiện sống tốt nhất, những giá trị tốt đẹp nhất vì thế nếu không đủ tài chính để gồng gánh 2 đứa con thì đó là một áp lực rất lớn đối với 2 vợ chồng. Áp lực về tiền bạc sẽ nảy sinh mẫu thuẫn gia đình và những đứa con của bạn sẽ là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ một gia đình không êm ấm.
Nếu như kinh tế vẫn còn quá eo hẹp, chạy ăn từng bữa thì vợ chồng bạn nên cân nhắc đến việc sinh con thứ hai. Hãy chuẩn bị một nền tảng kinh tế ổn định trước khi sinh em bé để có thể lo toan cho con cái một cách tốt nhất.
Hoàn cảnh thứ 4: Con đầu lòng còn quá bé
Sinh con quá dày là sơ suất mà không ít bà mẹ mắc phải. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn tới tâm sinh lý và điều kiện chăm sóc cả 2 đứa con, đặc biệt là đứa con đầu lòng.
Trẻ nhỏ ở giai đoạn 2-3 tuổi có những biến đổi rất mạnh mẽ, phức tạp về tâm lý và cần sự sát sao của bố mẹ. Sự san sẻ tình cảm của bố mẹ với em rất dễ gây tổn thương tới con đầu lòng bởi trẻ vẫn chưa hiểu được sự tồn tại của em, không chấp nhận việc chia sẻ tình cảm với một đứa bé khác.
Về lâu dài, nếu bố mẹ không biết cách ứng phó thật khéo léo, giải quyết vấn đề tâm lý cho con thì hậu quả là đứa lớn sẽ khó hòa thuận với em, từ đó ảnh hưởng tới thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, các bé cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến mối quan hệ nặng nề trong gia đình.
Hoàn cảnh thứ 5: Người chồng vô tâm, phó mặc việc chăm con cho vợ
Nuôi con, chăm con là nghĩa vụ của cả 2 vợ chồng, nhất là trong xã hội hiện đại như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ông chồng vẫn giữ tư duy gia trưởng rằng việc chăm lo cho con cái là việc của người vợ và phó mặc hết việc thu xếp gia đình, nuôi nấng con cái cho vợ.
Nếu như bạn có một người chồng có tư duy này thì cần cân nhắc đến việc sinh con thứ hai. Ít nhất, cần phải chia sẻ thẳng thắn với chồng về việc phải san sẻ công việc chăm lo cho con cái. Hãy đả thông tư tưởng cho chồng và khi chồng đón nhận nghĩa vụ này một cách vui vẻ thì việc sinh con thứ 2 của bạn sẽ êm ấm hơn nhiều.
Vội từ quê lên khi con gái báo đau đẻ, vào viện nhìn bộ dạng con, tôi "đứng hình" không tin những gì trước mắt
Phát hiện tôi đã lên, con gái ngẩng mặt nhìn mẹ, lúc bấy giờ trông rõ bộ dạng của con mà tôi đứng hình.
Vừa nghe con gái gọi báo tin đau đẻ đã nhập viện chờ sinh, tôi vội vàng thu xếp hành lý lên thành phố với con. Con bé mới kết hôn hơn nửa năm, khi tổ chức đám cưới là đã mang bầu được hai tháng. Cưới xong con bé nghỉ việc ở nhà, mình con rể đi làm. Tôi sống ở dưới quê, nhà thông gia cũng ở quê mà khác tỉnh. Xuống khỏi xe khách, tôi vào thẳng bệnh viện vì vợ chồng con gái đã ở trong đó rồi.
Vào đến khoa sản bệnh viện, từ xa tôi đã nhìn thấy con rể đang đứng ở hành lang. Xung quanh lại có vài người đang xúm lại nói gì đó, còn con rể tôi mặt mũi hầm hầm tức giận. Vội lại gần tôi mới biết con gái ngồi giữa mấy người kia, họ đang cố khuyên nhủ động viên con bé. Đó là người nhà của các sản phụ cũng vào viện sinh, còn con gái tôi thì đang ôm mặt khóc thút thít.
Vừa nghe con gái gọi báo tin đau đẻ đã nhập viện chờ sinh, tôi vội vàng thu xếp hành lý lên thành phố với con. (Ảnh minh họa)
Phát hiện tôi đã lên, con gái ngẩng mặt nhìn mẹ, lúc bấy giờ trông rõ bộ dạng của con mà tôi đứng hình. Trên má con tôi hằn in dấu vết một bàn tay to, cả má đỏ ửng, chắc chắn là rất đau. Không thể tin nổi ai có thể ra tay với một bà bầu sắp sinh?
Tôi cuống quýt hỏi han nhưng con tôi chỉ khóc thôi. Mấy người gần đó mới kéo tôi ra kể lại đầu đuôi câu chuyện. Hóa ra con tôi trong lúc đau bụng quá không chịu được đã níu lấy tay chồng cắn mạnh như một cách để giải tỏa cơn đau. Ai mà ngờ con rể lập tức vung tay thẳng vào mặt vợ rồi đẩy con gái tôi ra.
Con rể tôi giải thích là lúc đó chỉ vung tay theo phản xạ vì bị đau bất ngờ thôi chứ không cố ý. Thấy vợ khóc mãi không nín còn quay ra mắng vợ té tát, bảo con gái tôi chuyện bé xé ra to, tính tình đỏng đảnh, yếu ớt. Hành vi, thái độ của con rể khiến những người xung quanh phải lắc đầu ngán ngẩm, còn con tôi lại càng tủi thân, đau lòng.
Bình thường không thấy con gái kể lể than trách, tôi cứ nghĩ vợ chồng nó vẫn hòa thuận, êm ấm. Vậy nhưng lúc vợ đang đau đẻ sắp sinh mà con rể hành xử như thế, chứng tỏ ngày thường đối đãi với vợ cũng chẳng ra gì.
Trước đó con tôi bảo muốn ở cữ trên thành phố để gia đình được gần nhau. Nhưng tình hình này tôi có nên đón con gái về quê ở cữ rồi khuyên con bé ly hôn không? Cứ thế này chắc chắn con gái tôi sẽ phải chịu rất nhiều tủi thân ấm ức trong quãng thời gian chăm con mọn, dẫn đến trầm cảm thì hối hận cũng muộn!
Tình hình này tôi có nên đón con gái về quê ở cữ rồi khuyên con bé ly hôn không? (Ảnh minh họa)
Những điều chồng cần biết khi đưa vợ đi đẻ:
- Chuẩn bị tâm lý: Khi các cơn co thắt ngày một dồn dập, mẹ bầu sẽ thấy đau dữ dội. Người vợ hiền lành của bạn hoàn toàn có thể trở nên hung dữ hơn bao giờ hết với khuôn mặt nhăn nhó, cau có, rên rỉ, thậm chí la lối om sòm. Bạn cần chuẩn bị tâm lý để lờ đi khoảnh khắc này, bỏ qua cả những lời nói khó nghe của vợ chỉ vì cô ấy đang quá đau mà thôi.
- Sẵn sàng cho những việc ngoài ý muốn: Ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất cũng khó lòng tiên đoán được quá trình sinh con sẽ diễn biến như thế nào. Thay vì quá lo lắng, bạn nên thoải mái, tỉnh táo và sẵn sàng đối diện với những điều bất ngờ không nằm trong kế hoạch.
- Nhớ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời khi đưa vợ đi đẻ: Việc ghi hình lại hành trình vượt cạn của vợ là một việc làm đầy thú vị và ý nghĩa. Sau này khi nhớ lại, chắn bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc nếu không kịp chụp lại khoảnh khắc tuyệt vời ấy.
- Đừng quên thể hiện sự yêu thương, động viên vợ: Người chồng cần luôn thể hiện những cử chỉ yêu thương khi đưa vợ đi đẻ. Không chỉ cảm nhận được tình yêu thương của chồng, những cử chỉ dù nhỏ cũng sẽ là động lực to lớn giúp sản phụ vượt qua những cơn đau, sinh con thuận lợi.
Con gái lấy chồng giàu tôi vui mất ngủ, thăm thông gia nửa đêm nhìn vào bếp mà khóc nấc Ông bà thông gia và con rể tiếp đãi tôi rất nhiệt tình, mâm cơm đủ những món ăn ngon lạ. Họ còn giữ tôi ngủ lại qua đêm vì đường xá xa xôi. Muốn ở gần con cháu thêm nên tôi đồng ý. Ai ngờ... Cả cuộc đời tôi đã vất vả, sống trong nghèo khó nên luôn có một ước ao...