Mẹ Việt xinh đẹp đẻ con ở vùng quê hẻo lánh, em bé vừa lọt lòng đã lên báo Úc
Bé Phillip sinh vào ngày 28/12/2015. Ngay sau đó con được lên báo khu vực Gladstone với tiêu đề: Em bé cuối cùng của năm.
Cuối năm 2015, bé Phillip – con trai đầu lòng của vợ chồng chị Quyên và anh Tyson chào đời. Tưởng rằng đó cũng chỉ là lần đi đẻ bình thường như bao ca sinh khác song điều khiến bà mẹ Việt thích thú và nhớ mãi không quên chính là việc em bé vừa mới lọt lòng lập tức được lên báo Úc. Câu chuyện thu hút sự quan tâm đông đảo của độc giả khu vực Gladstone, Úc.
Tổ ấm nhỏ của chị Quyên, anh Tyson có 4 thành viên.
Tám năm trước, chị Quyên và anh Tyson vô tình quen nhau trên một trang mạng hẹn hò. Gặp Tyson, ấn tượng đầu tiên của chị về người đàn ông nước ngoài là trầm tính, ít nói và đặc biệt rất có trách nhiệm. Từ những điểm tốt đó, chị quyết định tìm hiểu và tiến tới hôn nhân sau đó không lâu.
Thời điểm mang bầu đứa con đầu lòng cả chị Quyên và anh Tyson đều đang làm việc ở Gladstone (khu vực chính quyền địa phương trong Queensland, Châu Úc). Theo lời chị Quyên, Gladstone là một vùng xa xôi, hẻo lánh cách thành phố Brisbane hơn 6 tiếng chạy xe.
Nơi đây ít đồ ăn Việt vì chủ yếu người Tây và Philippines sinh sống. Ngày mang bầu, chị thèm đủ thứ đồ Việt như các loại chè và bánh ngọt nhưng đành phải kìm hãm sự thèm thuồng lại bởi đang ở quá xa quê. Do không quen đồ ăn bản địa lại nghén ngẩm suốt nhiều tháng, khi siêu âm chị được bác sĩ nói thai nhi nhỏ hơn so với tiêu chuẩn, mẹ cần phải bổ sung vitamin cho bầu và và các loại vitamin khác theo chỉ định.
Chị Quyên trải qua 2 lần sinh con ở nước ngoài với rất nhiều kỷ niệm.
Để sau này dễ sinh, mỗi ngày chị Quyên lại cùng chồng đi dạo bộ bên bờ biển khoảng 30 phút, xem như tập thể dục, hít thở không khí trong lành và cũng để tốt cho sức khỏe bà bầu. Dù không có nhiều thời gian ở bên vợ nhưng giai đoạn siêu âm nào Tyson cũng có mặt.
Anh hồi tưởng: “Mình không quan trọng con đầu lòng là trai hay gái, miễn sao mẹ và bé khỏe mạnh là được. Sau khi biết được là bé trai, chúng mình đã cùng nhau lên danh sách những thứ cần mua và đi ngắm đồ em bé”.
Video đang HOT
2 bé, Phillip 5 tuổi và Sophia 3 tuổi.
Sống ở khu vực ít người nên ngày hôm đó cả bệnh viện chỉ có duy nhất mình chị Quyên đến sinh. Chị đẻ bé Phillip vào ngày 28/12, vừa lọt lòng, Phillip được các bác sĩ và nữ hộ sinh ôm ấp chụp ảnh, con lập tức được lên báo khu vực Gladstone với tiêu đề: “Em bé cuối cùng của năm”. Đó cũng là bài báo đem về giải thưởng nữ hộ sinh và em bé cuối cùng của năm cho bệnh viện. Sau này khi chị ra viện, tòa soạn báo và bác sĩ tặng lại 2 tờ báo giấy, đến giờ chị vẫn giữ như một kỷ niệm đặc biệt.
May mắn được trải nghiệm sinh con ở nước ngoài lại đúng vùng thưa dân, suốt quá trình mang thai và sinh con chị Quyên được đội ngũ y tế chăm sóc hết sức chu đáo, tận tình. Mỗi ngày bệnh viện đều cho chị thực đơn các bữa ăn để chọn lựa, đến bữa họ lại mang đến tận giường. Không những thế, người thân của chị như chồng và mẹ đẻ tới thăm cũng được bệnh viện phục vụ đồ ăn tại phòng.
Trang báo đăng bài em bé Phillip khi mới chào đời.
Nếu lần sinh con đầu lòng có nhiều kỷ niệm đặc biệt thì lần mang thai và sinh thứ hai chị Quyên gặp không ít tình huống thử thách. Theo lời mẹ 8X, khi bầu bé gái Sophia đến tuần 36 bác sĩ bảo thai không chịu xoay đầu phải gặp bác sĩ chuyên khoa và nhiều kinh nghiệm để xoay em bé hoặc mình phải sinh mổ.
Chị nói: “Tuần 37, mình lên bệnh viện để xoay em bé, bác sĩ bảo sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Thứ nhất là xoay thành công. Thứ hai trong quá trình xoay có khả năng sẽ vỡ ối thì sẽ được mổ liền để lấy em bé ra. Và cuối cùng bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm đã xoay em bé nhà mình thành công”.
Chị Quyên sinh em bé vào tuần 38, mọi chuyện diễn ra khá thuận lợi sau khi cổ tử cung mở 9cm và không cần dùng bất kỳ sự hỗ trợ giảm đau. Sau khi xuất viện, chính phủ sẽ cho 2200$ và có y tá đến thăm khám cho mẹ và bé trong một tháng đầu tiên.
Bé Sophia 3 tuổi sở hữu nhiều nét giống ba.
Sống ở nước ngoài song chị Quyên may mắn có mẹ đẻ ở bên trong cả hai lần sinh con. Có bà chăm sóc nên chị được nhắc nhở kiêng cữ khá cẩn thận trong những tháng đầu sau sinh. Chị kể, mẹ nấu cơm cữ rất chu đáo và ngon, ông xã cũng ăn cơm cữ theo vợ luôn.
Lấy chồng Úc, mang thai và sinh con lai chị Quyên rút ra được khá nhiều bài học cho bản thân. Theo chị trong thời gian mang bầu nên để tinh thần luôn thoải mái, ăn uống đầy đủ chất, sử dụng vitamin theo sự hướng dẫn của bác sĩ và quan trọng phải luôn biết lắng nghe cơ thể để có những sinh hoạt phù hợp.
Vật vã đẻ con nặng 4,3kg, chồng nói một câu làm vợ đòi ly hôn ngay lập tức
Bà mẹ này cho biết mình đã trải qua một ca sinh đầy đau đớn nhưng phản ứng của chồng mới khiến cô bị sốc.
Người ta vẫn thường nói "cửa sinh là cửa tử" để mô tả những đau đớn, khó khăn cũng như nguy hiểm mà người mẹ phải trải qua khi sinh con. Chính vì vậy sau giây phút "vượt cạn", người phụ nữ sẽ rất cần có người thân, đặc biệt là chồng ở bên quan tâm, chăm sóc.
Mới đây, một bà mẹ một con người Mỹ tên Lizzie đã chia sẻ câu chuyện sau khi sinh con của mình với chồng cũ như một lời cảnh báo để những người đàn ông khác "lấy làm gương" và tránh tuyệt đối cách hành xử như anh ta sau khi vợ sinh con.
Lizzie cho biết cô sinh con trai đầu lòng khá khó khăn. Em bé nặng tới 4,3kg và do cô rặn sau cách nên bé bị kẹt, phải rất vất vả mới có thể ra ngoài. Ca sinh kéo dài cả đêm, rút cạn sức lực của Lizzie và cô còn có cảm giác phần háng mình đau nhức như bị trật khớp.
Bà mẹ một con Lizzie chia sẻ câu chuyện của mình trên Tiktok.
Vậy nhưng sáng ngày hôm sau, khi Lizzie và con mới sinh đang nằm trên giường nghỉ ngơi thì chồng cô lại liên tục phàn nàn chuyện mệt mỏi và thức trắng đêm canh cô sinh con. "Cuối cùng, anh ta nói "Hay em bế con xuống sofa ngồi một lát để anh lên giường chợp mắt". Tôi hoàn toàn sốc. Tôi tưởng anh đùa nhưng sau đó lại phàn nàn về việc bệnh viện không có thêm giường cho người nhà. Không thể tin được anh ta bắt tôi bê cơ thể đang đau nhừ sau ca sinh của mình xuống ghế ngồi để có thể nằm ngủ. Câu nói đó đã làm tôi tổn thương và cũng hoàn toàn không còn yêu người đàn ông này nữa ", Lizzie kể lại.
Chỉ sau lần đi sinh đó, Lizzie đã quyết tâm ly hôn với chồng dù con còn đỏ hỏn. Cô cho biết mình không thể ở bên cạnh người đàn ông không yêu thương, trân trọng mình trong khi mình vừa sinh con cho anh ta.
Câu chuyện của Lizzie thu hút đông đảo sự chú ý và hầu hết là những ý kiến ủng hộ quyết định của cô.
"Anh ta không xứng với bạn hay bất kỳ người phụ nữ nào khác", một người bình luận.
"Thật may mắn khi bạn nói đó là chồng cũ. Tôi không hiểu sao anh ta nói ra được câu đó", một người khác bày tỏ.
"Nếu là tôi chắc tôi phải cố lết dậy mà tát anh ta một cái cho bõ tức rồi mới ly hôn", một người phụ nữ tỏ ra gay gắt.
Cùng với đó, chị em cũng bày cách cho những "cánh mày râu" khác cách chăm sóc vợ sau sinh để tránh những pha xử lý "đi vào lòng đất" như người chồng cũ của Lizzie.
Những việc chồng nên làm cho vợ sau sinh
Dù là sinh thường hay sinh mổ, người mẹ đều phải trải qua rất nhiều thử thách và đau đớn về cơ thể. Không những vậy còn là sự thay đổi về tâm trạng, thói quen và thêm cả những tự ti về cơ thể. Trong giai đoạn khó khăn này, vai trò của người chồng rất quan trọng. Nếu được chồng chăm sóc và luôn đồng hành bên cạnh, người vợ sẽ có cảm giác an tâm, ấm áp và nhanh chóng hồi phục hơn. Vì vậy, chồng nên làm những việc sau cho vợ sau sinh:
Giúp vợ vệ sinh sản dịch
Trong quá trình vượt cạn, sản phụ tiêu hao rất nhiều thể lực. Sau sinh, cơ thể sản phụ tiếp tục tiết ra nhiều mồ hôi, thải ra nhiều sản dịch, do đó cần được vệ sinh sạch sẽ. Người chồng nên giúp vợ lau người mỗi ngày. Nhờ vậy, cơ thể vợ sẽ sạch sẽ hơn, không phải chịu tình trạng nhớp nháp và có thể sinh hoạt thoải mái hơn. Tâm lý người vợ cũng dễ chịu, nhanh chóng hồi phục.
Giúp vợ vệ sinh vùng kín, lau sản dịch là một trong những việc quan trọng nhất chồng có thể làm. (Ảnh minh họa)
Tích cực làm việc nhà
Một số người chồng gia trưởng cho rằng việc nhà là của phụ nữ và rất khó bao dung với nỗi niềm của vợ. Nhưng một người chồng yêu vợ thực lòng sẽ biết chia sẻ việc nhà với vợ, đặc biệt là sau khi vợ sinh con.
Chủ động chăm sóc con cái
Sinh được một đứa con, người phụ nữ đã trải qua rất nhiều vất vả. Vì vậy người chồng nên chủ động học cách chăm con như pha sữa, tắm, bế... con. Đứa trẻ là con chung, việc người bố phải gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dạy con cái cùng với vợ cũng là điều đương nhiên.
Chấp nhận và chịu đựng cảm xúc thất thường của vợ
Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, người mẹ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Thêm vào đó, vì phải trải qua rất nhiều đau đớn về thể xác, những thay đổi về vóc dáng sau sinh, người mẹ sẽ rất nhạy cảm.
Lúc này, nhiệm vụ của chồng là phải chấp nhận và chịu đựng những thay đổi cảm xúc của vợ. Trước trạng thái căng thẳng, cáu gắt của vợ, người chồng không được mất kiên nhẫn mà cần phải thông cảm, bao dung và an ủi vợ. Chỉ như thế vợ mới có thể dễ dàng vượt qua được những suy nghĩ tiêu cực.
Cặp đũa lệch mẹ 2m07, bố 1m67 sinh con trai đầu lòng, nhìn đôi chân bé đúng là di truyền Giải pháp cho những ông bố có chiều cao khiêm tốn là nên lấy vợ thật cao để con sinh ra cũng có đôi chân dài như mẹ. Như mọi người đã biết, chiều cao của một đứa trẻ được xác định do di truyền khá lớn từ bố mẹ, bên cạnh đó cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình nuôi dưỡng trong...