Mẹ ung thư mổ ngồi tiến triển tốt, điều kỳ diệu đến với cả 2 mẹ con
Bàn tay bé xíu nắm chặt tay bác sĩ như để níu giữ thật chặt cuộc sống này. Và điều kỳ diệu, sức khoẻ cả 2 mẹ con bé Bình An đang tốt dần lên
Sáng nay, TS Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV K cho biết, sức khoẻ bệnh nhân Nguyễn Thị Liên, 28 tuổi ở Hà Nam – bà mẹ kiên cường quyết giữ thai nhi khi mắc ung thư vú giai đoạn cuối đang tiến triển tốt lên từng ngày.
TS Liên cho biết, sau ca mổ bắt con chiều 22/5 đúng 1 ngày, sức khoẻ sản phụ Liên chuyển xấu, suy hô hấp nặng nên bác sĩ phải mở nội khí quản, chuyển vào chăm sóc tích cực.
Đặc biệt đến ngày 27 – 28/5, tình trạng bệnh nhân diễn biến hết sức nguy kịch, hôn mê, người phù nên BV K đã cùng chuyên gia của BV Bạch Mai hội chẩn, tìm các phương án điều trị tối ưu nhất. Mọi loại thuốc tốt nhất, máy móc tốt nhất được huy động.
Chị Liên đã có thể tự viết lên bảng để trò chuyện với mọi người
Sau bao nỗ lực, từ sáng 29/5, sức khoẻ chị Liên tốt dần lên, tỉnh táo, đã tự thở cùng máy thở, các chỉ số xét nghiệm tạm thời ổn định, phổi đã có dấu hiệu tích cực. Hiện tại chị Liên chưa nói được nhưng muốn nói gì, chị có thể tự viết lên bảng.
“Câu đầu tiên chị ấy viết lên bảng là hỏi: “Chồng em đang ở đâu?”. Khi gặp chồng, chị lại hỏi con thế nào?”, TS Đức chia sẻ.
Theo TS Đức, với tình trạng hiện nay của bệnh nhân, các bác sĩ đang tiếp tục nỗ lực hết sức, kỳ vọng tuần tới có thể rút được máy thở hoàn toàn, để bệnh nhân tự thở, khi đó 2 BV sẽ sắp xếp cho 2 mẹ con gặp nhau.
Ông Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng CTXH, BV K cho biết thêm, suốt gần 10 ngày qua, giữa 2 BV thường xuyên liên lạc với nhau hàng giờ. Cả 2 BV đã bàn rất nhiều phương án, trong đó tính đến trường hợp mẹ không sang được thì đưa con sang BV K, tuy nhiên sau khi cân nhắc kĩ, việc này là không thể, bé Bình An hiện mới được hơn 32 tuần, cần điều trị đặc biệt thêm ít nhất 3-4 tuần nữa mới có thể ra khỏi lồng kính.
Video đang HOT
Lần nào gặp vợ, anh Hùng cũng rơm rớm nước mắt
Để tiếp thêm nghị lực cho chị Liên, hàng ngày các bác sĩ BV Phụ sản TƯ đều quay lại hình ảnh bé Bình An gửi sang BV K để chị Liên có thể ngắm con từ xa.
Kể từ khi con chào đời, anh Đỗ Văn Hùng thường xuyên di chuyển như con thoi từ BV K lên Phụ sản TƯ để thăm con rồi lại chạy về chăm vợ. Lần nào gặp vợ, anh Hùng cũng rơm rớm nước mắt. Nhìn vợ gắng gượng chiến đấu với bệnh tật, anh thương đến nhói lòng.
Mỗi khi gặp vợ, anh luôn nói với vợ: “Con vẫn khoẻ và tốt dần lên. Em cố gắng lên nhé!”. Nghe thế, chị Liên chỉ gật đầu.
“Tôi chỉ mong có phép màu nào đó để vợ anh sớm bình phục, để Liên được con gặp và gia đình 1 lần đoàn tụ”, anh Hùng xúc động nói.
Đến sáng nay, bé Bình An đã ăn được 20ml sữa/bữa, ngày ăn 8 bữa. Bé cũng bắt đầu cai được oxy. Các chỉ số tiến triển tốt, tình trạng phù đã hết.
Hình ảnh bé Bình An vào sáng nay, được các BS BV Phụ sản TƯ chuyển sang
Tại thời điểm chào đời chiều 20/5, bé Bình An có tình trạng phù, suy hô hấp, không tự thở được, bác sĩ phải mở nội khí quản, dùng bơm hỗ tợ giãn nở phổi và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
Bé sinh mổ khi mới 31 tuần tuổi nhưng sức sống vô cùng mãnh liệt. Vừa chui ra khỏi bụng mẹ, đôi bàn tay bé nhỏ của bé nắm chặt lấy tay bác sĩ như để níu giữ thật chặt cuộc sống này. Hình ảnh ấy như chính sự kiên cường của mẹ bé đã chiến đấu với bệnh tật để giữ con và giờ đang giành giật với cuộc sống từng giờ để tiếp để được gặp con.
Hình ảnh bé Bình An nắm chặt tay bác sĩ khi vừa sinh ra
Chị Nguyễn Thị Liên phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn cuối khi đang mang thai con thứ 2 được gần 4 tháng. Dù được các bác sĩ khuyên nếu để cố giữ thai sẽ nguy hiểm cả mẹ lẫn con, song chị đã quyết định giữ lại thai, chờ ngày con ra đời.
2 tháng gần đây chỉ phải ngồi suốt 24/24, sức khoẻ suy kiệt, cân nặng từ hơn 60 cân xuống còn hơn 40 cân. Đặc biệt, 2 tuần trước khi mổ bắt con, chị nôn suốt, ăn gì nôn đó nên chồng chị phải đặt thêm chiếc chậu nhỏ trên mặt bàn.
Ngày 22/5, khi thấy sức khoẻ chị Liên ngày càng yếu đi, nguy hiểm tính mạng cả mẹ lẫn con, các bác sĩ BV K đã phối hợp với BV Phụ sản TƯ mổ bắt con trong tư thế ngồi, khi thai được 31 tuần. Bé trai chào đời với cân nặng 1,5kg, được mẹ đặt tên là Bình An, gửi gắm cả cuộc đời sẽ may mắn như tên con.
Theo Thúy Hạnh (Vietnamnet)
Hối tiếc vì chưa hiếu thảo, con xây mộ mẹ như nhà ở, có cả tivi
Ngôi mộ mới xây ở tỉnh Bạc Liêu gây chú ý vì nằm trong một ngôi nhà xây dựng kiên cố, có giường, quạt, tivi.
"Đây là ngôi mộ tôi đã tự mình xây cho mẹ. Ngày mẹ còn sống, tôi hay ương bướng không nghe lời, giờ mẹ ra đi đột ngột, tôi hối hận quá, chỉ biết làm như vậy coi như bù đắp cho mẹ", anh Trần Văn Lương, 28 tuổi, công nhân xây dựng ở Định Thành, Đông Hải, Bạc Liêu, cho biết.
"Nhà mộ" được xây xong vài ngày trước, diện tích khoảng 25 m2, lợp ngói, lát gạch, có giường chiếu, tivi, quạt cây, tranh ảnh,..., là những vật dụng quen thuộc của mẹ anh. Hàng tháng anh trả 3 triệu đồng cho "quản gia" giữ mộ và lau nhà sạch sẽ. Anh dự tính sau này nhiều người trong dòng tộc sẽ được chôn ở đây.
Ngôi nhà được xây dựng theo ý thích của mẹ anh Lương khi còn sống, phần mộ nằm bên trong, tránh mưa nắng. Ảnh: V. Lương.
Anh Lương kể tuổi trẻ bôn ba nhiều nơi để làm việc, quen với rượu chè, nên không tiết kiệm được nhiều, còn gánh thêm nợ. Cả đời mẹ anh chỉ mong một ngôi nhà khang trang nhưng chưa hoàn thành ước nguyện thì đã qua đời cách đây không lâu ở tuổi 52.
Trên trang cá nhân ngày 25/5, anh viết: "Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ nhiều, những gì cần làm con đã làm rồi, mong mẹ an nghỉ. Mẹ đừng lo, con hứa sẽ không bao giờ như xưa nữa, sẽ đi trên con đường mới. Con yêu mẹ".
Hàng nghìn bình luận cho rằng người con đã cư xử không tốt khi người thân còn sống, khi họ qua đời làm vậy cũng không có ý nghĩa gì. Anh Lương cho biết, ngay cả những người thân thiết cũng cho rằng việc làm này là quá muộn.
"Hơn ai hết tôi hiểu điều đó, nhưng sự cố gắng này làm tôi nguôi ngoai phần nào", anh nói. Anh cũng tâm sự mấy ngày qua mưa nhiều làm anh nhớ mẹ hơn. nhưng anh không còn tự đày đọa mình trong men rượu như trước.
Tuy vậy, nhiều bình luận bày tỏ thông cảm cho người con trai này.
Nhà giáo Nguyễn Văn Bổn, nguyên Hiệu trưởng trường Quốc học Huế chia sẻ, "Con người không ai hoàn hảo cả, người ta cần có nhu cầu giải tỏa những lỗi lầm của mình bằng cách nào đó. Những học sinh hư, suốt ngày bị khiển trách thì cũng không tốt lên. Đây là một biểu hiện hối lỗi của anh Lương, người thân và xã hội nên chấp nhận để anh có động lực sống".
Ông Bổn cho biết thêm, không chỉ ở miền Tây - quê hương anh Lương - mà ở Huế cũng không hiếm những công trình lăng mộ lớn. Điều này một phần là giữ gìn bản sắc dân tộc, một phần cũng là sự gắn kết giữa người trong nhà, giúp củng cố niềm tin trong cuộc sống.
Tiến sĩ Cao Nhật Duy, giảng viên một trường đại học ở Hà Nội, đánh giá việc làm của anh Lương không đáng trách. "Đôi khi, xây mộ cho người khuất khang trang cũng để giữ thể diện cho gia đình. Đây là chuyện bình thường trong văn hóa dân gian người phương Đông".
Bên trong mộ anh Lương giữ nguyên vẹn các đồ dùng của mẹ, với quan niệm sống sao chết vậy. Ảnh: V. Lương.
Từng có nhiều năm nghiên cứu về Phật pháp, ông Vương Vũ Thắng (TP HCM), chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty về công nghệ và nội dung số ở Việt Nam, cho rằng có hiếu là bản thân phải sống hạnh phúc. Nếu mình không hạnh phúc, cứ đắm chìm trong bia rượu và tự trách bản thân, cha mẹ sẽ buồn lòng.
"Không phải cứ xây lăng mộ to hay kiếm nhiều tiền về biếu cha mẹ là có hiếu. Quan trọng là khi cha mẹ còn sống hãy khuyên họ sống một cuộc sống lành mạnh, giữ gìn sức khỏe... và bản thân mình cũng làm được như vậy thì mới gọi là hiếu thảo".
Theo Trọng Nghĩa (Vnexpress)
Anh thợ hồ mặc vợ trẻ chờ cơm, quyết phá ụ bê tông giữa đường là ai? Trên đường đi làm về, phát hiện khối bê tông giữa đường, anh thợ đá granite lấy đồ nghề hì hục đục phá mảng bê tông mặc cho vợ con đang chờ cơm ở nhà. Lý do đơn giản là vì anh... sợ người đi đường sẽ vô tình gặp nạn. Khối bê tông có thể gây tai nạn Trên đường đi thi...