“Mệ” Trí Huệ – nghệ nhân làm gối cung đình Huế qua đời ở tuổi 101
Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ được biết đến là người cuối cùng còn giữ nghề may gối trái dựa của triều Nguyễn.
Bà đã sống trọn đời mình với đam mê và dù ở những ngày cuối đời, người phụ nữ đó vẫn gắn liền với đường kim mũi chỉ. Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, bà Công Tôn Nữ Trí Huệ đã ra đi vào lúc 21h35 ngày 24/3, thọ 101 tuổi.
Mệ Trí Huệ là vị Công tôn nữ cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn. (Ảnh: Vietnamnet)
Mọi người vẫn thường gọi bà với cái tên thân thương là mệ Trí Huệ, bà là cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm. Bà cũng chính là vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế. Từ nhỏ, bà sống trong cung và hầu hạ Hoàng thái hậu Từ Cung tại phủ Kiên Thái Vương, rồi học nghề may vá. Thời điểm đó, gối do bà Trí Huệ làm ra cực kỳ tinh xảo và được vui Bảo Đại cũng như Đức Từ Cung hài lòng. Vua Bảo Đại còn thường xuyên đặt gối trái dựa do chính tay bà làm để tặng quà.
Cả đời của mệ gắn liền với nghề làm gối trái dựa, từng đường kim mũi chỉ đều cực kỳ tinh xảo. (Ảnh: Vietnamnet)
Gối trái của mệ được nhiều người biết đến và đặt mua về làm kỷ niệm. (Ảnh: Thanh Niên)
Trong xã hội hiện đại, gối trái dựa của bà cũng được nhiều người tin dùng và tìm đến mua làm kỷ niệm. Thời điểm còn sống, tâm nguyện của mệ Trí Huệ là có thể tìm được truyền nhân để truyền lại nghề làm gối cho những ai đam mê. Học trò đầu tiên của bà cũng chính là con dâu Lê Thị Liền, rồi tới cháu gái.
Dù tuổi cao sức yếu, mệ vẫn luôn tận tụy với nghề. (Ảnh: Dân Trí)
Video đang HOT
Mệ tự tay làm mọi công đoạn khi may gối trái dựa. (Ảnh: Dân Trí)
Những năm cuối đời, mệ sống cùng con trai lớn tại xã Hương Toàn, Huế. Dù có trong tay nghề truyền thống, nổi tiếng nhưng gia đình của mệ cực kỳ khó khăn. Mọi gánh nặng đổ dồn lên vai của người con trai cả bán vé số nhưng khiếm khuyết. Hàng ngày, khi con trai đi làm, mệ ở nhà làm gối và thỉnh thoảng được con dâu ở nhà phụ giúp. Thông thường, mệ tự làm một mình thì mỗi tháng được từ 2 tới 3 gối. Tuy nhiên, nếu như đơn tăng, nhiều việc, con dâu sẽ phụ mệ nhồi bông. Cứ như vậy, mệ đã sống trọn vẹn cả đời mình cho nghề làm gối trái dựa. Đến khi tuổi cao, sức khỏe yếu, đôi tay run nhưng mệ vẫn tự tay may từng đường kim mũi chỉ thật cẩn thận.
Mệ tỉ mẩn hoàn thành từng công đoạn nên mỗi tháng chỉ có thể làm từ 1 tới 2 chiếc gối trái dựa. (Ảnh: Dân Trí)
Dù tuổi cao sức yếu, nhưng mệ vẫn luôn gắn bó với nghề và muốn truyền lại nó cho hậu duệ về sau. (Ảnh: Dân Trí)
Sự ra đi của mệ là điều cực kỳ tiếc nuối cho nhiều người. (Ảnh: Dân Trí)
Cụ ông bán hàng rong góp từng nghìn, sẵn lòng cho cô gái tiền đi xe
Nhiều người dù cuộc sống nghèo khó nhưng họ vẫn sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác.
Chính tấm lòng tốt, bao dung của họ khiến nhiều người cảm phục. Họ luôn quan niệm rằng, cho đi là nhận lại, nếu có cơ hội hãy luôn làm việc tốt giúp đời.
Cô gái chạy lại xin tiền và nói rằng mình bị mất ví. (Ảnh: L.H)
Một câu chuyện ngắn được đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người cảm phục tấm lòng của cụ ông bán hàng rong. Khi cô gái chạy tới, trình bày về việc bản thân mất ví và không có tiền đi xe buýt, cụ không không khó chịu mà cười hiền lành. Ngay lập tức, ông rút ví của mình rồi đếm một vài tờ tiền lẻ đưa cho cô gái để cô có chi phí đi xe buýt về nhà.
Ông liền rút ví đưa tiền cho cô gái. (Ảnh: L.H)
Cả ngày bán được chẳng bao nhiêu nhưng ông vẫn giúp cô. (Ảnh: L.H)
Cuộc sống chẳng thoải mái, giàu sang gì nhưng khi thấy người khác khó khăn, ông không ngần ngại mà giúp đỡ luôn. Cô gái hỏi nguyên nhân vì sao lại giúp mình một cách dễ dàng như vậy, cụ ông cười hiền từ đáp: "Chẳng sao cả, cho đi là nhận lại mà con". Câu nói tuy ngắn nhưng khiến nhiều người thấm thía, phải suy ngẫm.
Ông giúp đỡ bằng sự chân thành của mình. (Ảnh: L.H)
Ông lên Hà Nội để chăm cơm nước cho 2 con đang đi học. (Ảnh: L.H)
Ông cho biết, mỗi ngày đi bán chỉ lời được vài chục nghìn. Thế nhưng ông sẵn sàng cho tiền để cô gái đi xe về. Gia đình ông cũng chẳng phải khá giả, giàu có khi vợ đang ở quê làm ruộng. Ông có 2 người con trai học Đại học Bách khoa Hà Nội nên ông lên để chăm lo cơm nước cho các con. Hàng ngày khi con đi học, người đàn ông lại bán hàng rong kiếm thêm chút tiền để trang trải cuộc sống. Nhắc tới các con chăm ngoan, học giỏi gương mặt cụ ông ánh lên sự tự hào, sung sướng.
Khi được cô gái biếu lại tiền, ông cười tươi và nói lời cảm ơn. (Ảnh: L.H)
Một lúc sau, khi ông đã đi được một đoạn, cô gái mới chạy lên nói sự thật. Thì ra, cô chỉ là người đi đường và đang quay video về việc thử lòng, xin tiền người khác. Ông cho tiền khiến cô gái cực kỳ cảm động. Sau đó, cô quyết định biếu người đàn ông thêm ít tiền coi như là quà tặng. Nhận được quà, ông cười tươi rói, hạnh phúc. Đôi khi cuộc sống chỉ cần những hành động nhỏ như vậy cũng đủ khiến mọi điều xung quanh trở nên ấm áp hơn.
Hành động của ông được nhiều người dành lời khen vì nhỏ nhưng ý nghĩa. (Ảnh: L.H)
"Người ta tốt bụng, hiền hậu như vậy bảo sao 2 con không học Bách Khoa. Thật sự ngưỡng mộ ông và các con. Mong các con học thật giỏi để sau này báo hiếu bố mẹ nhé".
"Các con học Bách Khoa và ông lên chăm cơm nước còn vợ ở quê làm ruộng. Đây chính là sự hi sinh của bậc làm cha làm mẹ".
"Người nghèo nhưng tấm lòng rộng mở, chẳng phải người nào cũng làm được như cụ đâu sẵn sàng chia sẻ số tiền quý giá với người khác" - ý kiến từ bạn đọc.
Mong rằng cuộc sống sẽ có nhiều tấm gương đẹp như vậy nữa. (Ảnh: L.H)
Câu chuyện đã phần nào lan tỏa giá trị đẹp tới cộng đồng, hãy cố gắng sống thật tốt, yêu thương người khác khi có thể.
Thầy giáo 48 tuổi qua đời, đám tang có hơn 1000 người xa lạ đến dự: Gia đình dọn di vật mới phát hiện bí mật chấn động được chôn giấu 20 năm Có câu nói: "Một ngày làm thầy, cả đời làm cha". Có thể thấy, tầm ảnh hưởng của giáo viên đối với học sinh là vô cùng to lớn. Tại tỉnh An Huy (Trung Quốc), thầy Tống Văn Võ là giáo viên dạy Ngữ văn tại một trường THCS ở địa phương. Đầu năm 2023, thầy Tống bất ngờ ra đi ở tuổi...