Mẹ trẻ mắc ung thư truyền cảm hứng đến chị em đồng cảnh ngộ
Mắc ung thư vú, di căn trên cơ thể trong 8 năm qua nhưng chị Mai Ly vẫn cống hiến, là chỗ dựa tinh thần cho những người không may cùng cảnh ngộ.
Lạc quan trước nghịch cảnh
Tháng 10.2015, chị Phùng Thị Mai Ly (ngụ Hà Nội) phát hiện ung thư vú khi khối u đã to. Năm đó chị 30 tuổi, còn cậu con trai đầu lòng chuẩn bị đón thôi nôi. Không u sầu dù nhiều người nghĩ ung thư là “án tử”, chị Ly hướng mình theo những suy nghĩ tích cực. “Mình còn trẻ, còn sức khỏe của thanh niên, đề kháng của mình tốt. Tích cực và tiêu cực chỉ cách nhau ở một ranh giới. Suy nghĩ theo hướng nào sẽ cho ta kết quả theo hướng đó”, chị Ly nhớ lại.
Chị Ly tại diễn đàn ung thư tổ chức ở TP.Huế hồi tháng 8 NVCC
Chị nói chuyện nghiêm túc với gia đình về việc không nên xem chị là người bệnh, nên để mọi việc trong cuộc sống diễn ra bình thường. Thấy mẹ ruột khóc nhiều, chị mạnh mẽ nói: “Nếu mẹ còn khóc, con sẽ không để mẹ đi viện cùng con nữa”.
Thay vì sợ đủ thứ khi điều trị, chị nghĩ ngay đến việc “kiểu gì mình cũng hợp với hóa chất”. Tuy nhiên, khi từng mũi kim truyền thuốc vào người, chị mới biết thế nào là những đau đớn mà ung thư mang đến. Cũng có lúc chị thấy chán nản, nhưng không bỏ cuộc. Cứ 3 tuần/lần chị nhập viện truyền hóa chất. Lần nào vào viện cũng với tâm trạng phơi phới lạc quan, vui vẻ vì nghĩ mình sắp khỏi bệnh. Sau 40 tháng, tháng 8.2019, chị Ly phát hiện di căn đa ổ ở xương, phổi và hạch trung thất. Cầm kết quả, chị lẻn vào một góc hành lang bệnh viện, rơi nước mắt. 5 phút sau, chị bừng tỉnh, nghĩ: “Khóc có khỏi bệnh không? Khóc có hết di căn không?”, rồi gạt nước mắt và gọi chồng đến đón về. Người phụ nữ sẵn sàng tiếp tục chiến đấu với căn bệnh quái ác.
Cuối năm 2021, bệnh tiến triển nặng, vợ chồng chị quyết định đưa con từ quê xuống Hà Nội sống cùng. Biết sẽ khó khăn hơn, nhưng người mẹ muốn được gần con.
“Tôi không ngờ việc đón con sống cạnh mình lại khiến tôi thấy tinh thần tốt hơn. Tôi mạnh mẽ hơn, quyết tâm khỏe mạnh trở lại để có thêm những tháng ngày bên con”, chị nói.
Gia đình chị Mai Ly trong một buổi quay video lan tỏa tinh thần lạc quan NVCC
Video đang HOT
Động lực để tiếp tục chiến đấu
Năm ngoái, khi con trai vào lớp 3, chị Ly quyết định trở lại cơ quan làm việc. Lúc đó, chị gầy rộc, thường xuyên chuếnh choáng vì uống giảm đau nhiều. Đến tháng 8 vừa rồi, khối u cũng đã di căn sang bên vú còn lại. Dù bận rộn điều trị, việc nhà, chăm con, song chị thường chia sẻ những bài viết về quá trình điều trị bệnh của mình trong những hội nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư và luôn nhận được hàng nghìn lượt yêu thích, bình luận.
Tháng 4 năm ngoái, chị Ly giành giải nhất cuộc thi “Song hành” do Mạng lưới ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức, với bài thi tâm tình viết về cậu con trai cùng những chia sẻ truyền năng lượng tích cực đến cộng đồng.
Chị Ly luôn hướng mình theo những suy nghĩ tích cực NVCC
Chị cho biết, chia sẻ cũng là cách để báo cho mọi người biết mình vẫn ổn và hy vọng ai đọc được sẽ thấy mình trong đó, có niềm tin để lạc quan chiến đấu với bệnh tật.
Chị Bảo Châu (ngụ TP.Huế) là một trong những người tìm được điểm tựa tinh thần từ những bài viết của chị Mai Ly. Cũng là bệnh nhân ung thư, di căn liên tục nên nhiều lần chị Châu mất phương hướng. Nhờ kết nối với chị Ly, chị Châu được tiếp thêm năng lượng. “Nếu như không đọc được những bài chia sẻ của Ly trên mạng xã hội và nghe trực tiếp tại diễn đàn, chắc tôi không có đủ động lực để tiếp tục chiến đấu”, chị Châu tâm sự.
Tương tự, chị Thái Hà (ở Hà Nội) biết chị Mai Ly khi cùng sinh hoạt trong nhóm. Chị Hà còn nhớ thời điểm tháng 4.2021, mỗi lần đau hoặc có biểu hiện khác thường trong cơ thể lại tìm kiếm bài viết của chị Mai Ly để đọc. “Chia sẻ của Ly giúp tôi yên tâm rất nhiều trên hành trình chữa bệnh. Bản thân Ly là một phép màu. Tôi nghĩ rằng cứ tin tưởng vào y học, tin vào phúc phận của mình, lạc quan chiến đấu, biết đâu đó mình cũng như Ly”, chị Hà nói.
Cô giáo 9X bật mí bí kíp giúp bố mẹ luyện chữ cho con ở nhà hiệu quả
Là một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm trong việc luyện chữ đẹp cho học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, cô giáo Nguyễn Thanh Hà (SN 1995) đã có những chia sẻ hết sức thú vị, giúp bố mẹ "nhàn" hơn trong việc rèn con viết chữ đẹp tại nhà.
Cô giáo Nguyễn Thanh Hà
Với những ông bố, bà mẹ có con vào lớp 1 thì việc dạy con viết ở nhà quả là một "thử thách" không hề dễ dàng. Bởi lẽ trẻ ở lứa tuổi này con rất ham chơi, tập trung kém. Việc đòi hỏi các bạn nhỏ ngồi tập trung 30 phút - 1 tiếng để viết chữ đã khó chứ chưa nói đến việc phải viết nắn nót sao cho thật đẹp.
Tuy nhiên, ghé thăm lớp 1A3, trường TH Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì do cô giáo Nguyễn Thanh Hà làm chủ nhiệm, cẩn thận lật từng trang vở của các em học sinh, tôi ngạc nhiên với những nét chữ đều đặn, ngay ngắn tới từ những cô, cậu bé mới chỉ 5,6 tuổi.
Chia sẻ với chúng tôi, cô Hà cho biết, muốn trẻ viết đẹp, trước hết ta cần làm cho trẻ yêu chữ và thật vui thích với việc viết chữ. Có vậy, trẻ mới tập trung để thực hiện "công việc" mà mình yêu thích một cách thật hiệu quả được.
Cô giáo Thanh Hà cùng những học sinh đáng yêu lớp 1C
Khi được hỏi về cách làm cho trẻ hứng thú hơn với việc viết, cô Hà chia sẻ thêm: "Đầu tiên, tôi hiểu được rằng, muốn trẻ viết chữ đẹp và yêu chữ thì trước hết, cô giáo cần phải là một tấm gương yêu chữ và viết chữ đẹp. Vì vậy tôi thường xuyên ứng dụng việc viết chữ đẹp để trang trí bảng trong các hoạt động tập thể.
Ngắm nhìn những đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên của các em chăm chú quan sát từng hoạ tiết, từng nét chữ của cô giáo trên bảng với sự trầm trồ, thán phục và sự ngưỡng mộ. Khi đó, tôi hiểu rằng, tôi đã truyền cảm hứng yêu chữ tới học sinh thân yêu của mình".
Bên cạnh việc truyền cảm hứng và học tập trên lớp, cô Hà cho biết, việc phối hợp với PHHS trong việc luyện chữ ở nhà cũng là một việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy, cô Hà đã gợi ý cho bố mẹ một số "bí kíp" đồng hành cùng con trong quá trình rèn chữ:
Bố mẹ luôn là người bạn đồng hành
Trên hành trình "đi tìm nét chữ" của con, bố mẹ hãy luôn là người đồng hành, hỗ trợ và xem việc luyện viết như một trải nghiệm mới để cùng con khám phá. Cả bố mẹ và con sẽ cùng nhận ra thật nhiều điều trong hành trình này. Con sẽ có thêm kĩ năng, còn bố mẹ sẽ có thêm sự kiên nhẫn.
Đừng tiếc lời khen con
Đây là một "bí kíp" đóng vai trò quyết định cho sự tiến bộ của con trong quá trình luyện chữ cùng bố mẹ. Đừng tiếc lời khen con khi chữ viết của con có sự cải thiện (dù mới chỉ là một chút): Con cố lên; Hôm nay chữ viết của con đã tròn hơn rồi đó, Mẹ thấy chữ này của con rất đẹp, cố gắng lên nhé,... Chắn chắn khi nghe những lời khen như vậy, con sẽ có thêm động lực để tiến bộ vượt bậc hơn nữa.
Không căng thẳng, tạo áp lực mà hãy luôn động viên con tiến bộ
Đừng trách móc hay căng thẳng khi cho con học viết. Vì nếu hỏi việc viết có khó với các bạn HS lớp 1 không thì câu trả lời là cực khó. Các bạn nhỏ chưa kịp thuộc cách viết chữ này, đã phải học cách viết chữ kia. Vì vậy, bố mẹ đừng đòi hỏi quá nhiều mà vô tình tạo áp lực lên con.
Hãy xác định tư tưởng đúng rằng: viết chữ đẹp còn phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi người, con chỉ cần viết đúng ly, vở sạch đẹp là đạt yêu cầu cơ bản rồi.
Hãy động viên và đồng hành cùng con nhé. Đừng "stress" thay con nhé!
Nữ sinh miệt mài 'chinh chiến' các chương trình giao lưu quốc tế Hơn 15 hội nghị quốc tế và học bổng trao đổi; thành thạo 3 ngôn ngữ Anh, Trung, Hàn; hơn 20 giải thưởng lớn nhỏ là những con số chứng minh cho việc hết mình trong giao lưu hội nhập quốc tế của nữ sinh viên Trịnh Hải Đăng, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Những...