Mẹ trẻ hối hận vì đã không làm điều này trước khi mang thai
Phải đến khi người bôi đầy thuốc tím, vừa trùm áo mưa cho con bú vừa nơm nớp lo sợ đứa con chưa đầy tháng bị lây thủy đậu từ mẹ, M.H. mới cảm thấy ân hận vì đã quên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu khi chuẩn bị mang thai.
Lo đông lo tây quên ngay… sức khỏe
Trước khi mang thai, nhiều bà mẹ trẻ đã cẩn thận lên cho mình một danh sách những thứ cần chuẩn bị cho kế hoạch chào đón thêm một thành viên mới: tiết kiệm tiền, sắp xếp công việc, dọn dẹp lại không gian sống, mua sắm cho thiên thần nhỏ những món đồ bé xinh… Có mẹ còn khuân hẳn về nhà một tủ sách cẩm nang làm cha mẹ, nuôi con kiểu Nhật, dạy con như người Do Thái… Thế nhưng, thật đáng tiếc, nhiều người đã bỏ quên một điều vô cùng quan trọng – tiêm vắc xin ngừa những căn bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu, trong đó có thủy đậu.
Theo các chuyên gia y tế, có 2 lý do chính để các chị em nên xem việc tiêm vắc xin ngừa những căn bệnh dễ lây nhiễm như thủy đậu là một trong những ưu tiên hàng đầu khi chuẩn bị làm mẹ. Thứ nhất, khi mang thai, việc sử dụng thuốc chữa bệnh cần phải cực kỳ hạn chế, bởi nó có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi đang trong quá trình phát triển. Thứ hai, các loại vi rút tấn công cơ thể người mẹ trong giai đoạn này cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như sảy thai, gây ra dị tật ở thai nhi. Riêng với thủy đậu, phụ nữ mang thai bị thủy đậu từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi có khả năng gây ra thủy đậu bẩm sinh cho trẻ. Nếu mắc thủy đậu 4 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh, mẹ có khả năng truyền thủy đậu cho con và có thể gây tử vong ở trẻ.
Xua tan lo lắng chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất!
Không đủ sức khỏe để chăm sóc con, lây bệnh cho con… là những điều đáng sợ nhất đối với các bà mẹ trẻ chẳng may mắc bệnh thủy đậu. Để không rơi vào những tình huống đáng tiếc này, các bà mẹ nên chuẩn bị kỹ càng, tiêm vắc xin ngừa thủy đậu 3 tháng trước khi có ý định mang thai. Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng nếu đã từng mắc thuỷ đậu thì suốt đời sẽ không mắc lại. Vì thế, nhiều mẹ trẻ đã chủ quan bỏ qua việc tiêm phòng thuỷ đậu khi chuẩn bị bầu bí. Trên thực tế, những người có sức đề kháng yếu hoàn toàn có khả năng tái nhiễm thuỷ đậu.
Video đang HOT
Thông thường, thủy đậu lên cao điểm vào những tháng đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 5. Tuy nhiên, chính điều này khiến nhiều mẹ chủ quan khi cho rằng qua tháng 5 là sẽ không có nguy cơ mắc bệnh. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể mắc thủy đậu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Điều đáng lo ngại là thủy đậu có khả năng lây lan ngay trong thời gian ủ bệnh – nghĩa là khi chính người bệnh cũng chưa hề hay biết. Chính vì thế, những biện pháp như cách ly khỏi nguồn bệnh trong các trường hợp này hầu như không có tác dụng. Các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh an toàn, thuận tiện và hiệu quả nhất. Vắc xin ngừa thuỷ đậu có hiệu quả phòng bệnh lên đến 90%. Một số ít trường hợp có thể bị thuỷ đậu dù đã tiêm ngừa, nhưng khi đó thường không nghiêm trọng với rất ít các nốt đậu và hầu như không gây ra biến chứng gì. Vì thế, các mẹ chuẩn bị mang thai có thể đến các trung tâm y tế cả công lẫn tư trên khắp cả nước để được tư vấn và tiêm vắc xin ngừa thủy đậu kịp thời.
Theo Eva
Bà bầu nên tiêm phòng từ tháng thứ mấy?
Trong quá trình mang thai để có thể giữ cho mẹ bầu và thai nhi có một cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh gây hại. Bài viết cung cấp cho các mẹ những kiến thức hữu ích trong việc tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con
Trong quá trình mang thai nhất định bà bầu cần phải tiêm phòng
Việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa một số bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Trong đó, một số loại vắc xin có thể sử dụng an toàn trong khi mang thai vì được làm từ vi sinh vật đã chết. Thời gian tiêm phòng của các vắc xin này có thể tiêm được trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.
Vacxin uốn ván:- Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn uốn ván gây ra, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ, cứng hàm, mất nhận thức và gây thai chết lưu ở bà bầu. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương hở trên da.- Các thai phụ có thể tiêm phòng uốn ván trước hoặc trong khi mang thai đều không ảnh hưởng tới thai nhi.
Mẹ bầu lưu ý tổng số lần tiêm phòng uốn ván là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cụ thể như sau:
Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.
Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.
Trước khi mang thai cần chú ý
Có rất nhiều bệnh có thể gây nguy hiểm cho bé bạn cần đề phòng và tiêm phòng vacxin trước khi có ý định mang thai để tránh những hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, dị tật, dị dạng thai nhi...dưới đây là những loại vacxin bà bầu cần tiêm phòng trước khi mang thai:
Rubella- Nếu bà bầu mắc bệnh Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì thì dễ bị sảy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng...Vì vậy trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh. Rubella là 1 bệnh lành tính, chữa nhanh khỏi và có thể phòng tránh.
Viêm gan B- Trước khi có bầu bạn nên tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.
Thủy đậu- Trước khi mang thai ít nhất 2 tháng bạn nên tiêm phòng thủy đậu vì nếu trong khi mang thai bạn mắc bệnh thủy đậu dễ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng liệt chân tay...
Tiêm phòng cúm- Bình thường cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, là bệnh đơn giản nhưng khi mang thai mắc bệnh này có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).- Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong quá trình mang thai thì cần phải đến chuyên khoa sản khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.
Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu
Chị em mang bầu khi tiêm phòng nên chọn cơ sở uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn. Thêm nữa, trong trường hợp bà bầu mang đa thai hay có nguy cơ sinh non thì cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Bà bầu tuyệt đối không nên tiêm phòng nếu trong người đang bị sốt nhẹ hoặc đang mắc các bệnh như cúm, viêm gan. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp bị đặc biệt này.
Theo www.phunutoday.vn
Bé trai ở Tuyên Quang chào đời mới 10 ngày đã bị thủy đậu Mẹ bé mắc bệnh thủy đậu ba ngày trước khi sinh và lây cho con, khiến bé mới 10 ngày tuổi đã xuất hiện triệu chứng bệnh. Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng sốt, xuất hiện bóng nước toàn thân. Trước khi sinh ba ngày mẹ bé bị thủy đậu. Khi mang thai...